Giáo án môn Sinh vật 7 bài 46: Thỏ

Giáo án môn Sinh vật 7 bài 46: Thỏ

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

LỚP THÚ

Bài 46. THỎ

I. Mục tiêu

Sau bài học này, học sinh cần đạt

1. Kiến thức

- HS nắm được đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ

- HS giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.

- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm

 

docx 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 4699Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh vật 7 bài 46: Thỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD – ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu
Trường THPT Dân Tộc Nội Trú
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
LỚP THÚ
Bài 46. THỎ
I. Mục tiêu
Sau bài học này, học sinh cần đạt
1. Kiến thức
- HS nắm được đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ
- HS giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống 
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Yêu thích bộ môn
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Chuẩn bị tranh vẽ, mô hình, bảng phụ
- HS: Kẻ phiếu học tập vào vở
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày các đặc điểm của bộ xương thích nghi với đời sống bay lựon của chim bồ câu?
- Trình bày đặc điểm cấu tạo của các hệ cơ quan thích nghi với đời sống bay? 
3. Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
Tìm hiểu đời sống của thỏ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Yêu cầu Hs quan sát hình 46.1, nghiên cứu sgk và hiểu biết của mình, thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Theo các em thỏ sống ở đâu?
+ Khi gặp nguy hiểm thì thỏ làm gì?
+ Nguồn thức ăn của thỏ là gì
- Gv giải thích thêm về tại sao lại gọi thỏ là loài gặm nhấm.
+ Trình bày đặc điểm sinh sản của thỏ?
- Nghiên cứu sgk, quan sát hình 46.1và hiểu biết của mình, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận
- Yêu cầu nêu được:
+ Nơi sống của thỏ
+ Nêu được cách tự vệ của thỏ
+ Thực vật
+ Nêu được đặc điểm sinh sản cảu thỏ
1. Đời sống
- Sống ven rừng, trong các bụi rậm
- Có tập tính đào hang, ẩn náu kẻ thù hoặc chạy trốn bằng cách nhảy hai chân sau
- Kiếm ăn buổi chiều hay ban đêm, thức là cỏ lá cây bằng cách gặmh nhấm
- Là động vật hằng nhiệt
2. Sinh sản
- Thụ tinh trong
- Thai phát triển trong tử cung của mẹ gọi là thai sinh
- Con non yếu được nuôi bằng sữa mẹ
Hoạt động 2
Tìm hiểu về cấu tạo ngoài và di chuyển của thỏ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Yêu cầu Hs quan sát hình 46.2, 46.3, 46.4, nghiên cứu sgk và hiểu biết của mình, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Tìm hiểu cấu tạo ngoài: Yêu cầu HS luận hoàn thành bảng trong SGK 
- Sau đó hoàn thiện kiến thức cho HS
- Tìm hiểu di chuyển: Yêu cầu trả lời các câu hỏi
+ Với cấu tạo như vậy thì thỏ di chuyển bằng cách nào?
+ Yêu cầu Hs hoàn thành lênh trong sgk
- Nghiên cứu sgk, quan sát hình 46.2, 46.3, 46.4 và hiểu biết của mình, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận
- Yêu cầu nêu được:
1. Cấu tạo ngoài
- Bộ lông dày, xốp để che chở và giữ nhiệt cho cơ thể 
- Chi có vuốt sắc, chi trước ngắn dùng để đào hang, chi sau dài, khỏe giúp thỏ chạy trốn kẻ thù
- Mũi thính, có các lông xúc giác để thăm dò thức ăn và môi trường
- Mắt có mi cử động được, có lông mi giữ nước mắt và bảo vệ mắt
- Tai thính, vành tai dài cử động được. 
2. Di chuyển
- Di chuyển bằng cách nhảy đồng thời hai chân sau
4. Kiểm tra đánh giá
- Trình bày đặc điểm đời sống của thỏ?
- Trình bày cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống?
* Câu hỏi “ Hoa điểm 10”: Trình bày đặc điểm của hiện tượng thai sinh?
5. Dặn dò 
- Học bài
- Đọc mục: “Em có biết”
- Soạn bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docxbài 46.docx