Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 1: Tập hợp, phần tử của tập hợp

Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 1: Tập hợp, phần tử của tập hợp

A.Mục tiêu:

- Học sinh làm quen với khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp trong toán học và trong đời sống

- Học sinh nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước

- Học sinh biết viết một tâp hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán , biết sử dụng kí hiệu ,

- Rèn cho học sinh tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết một tập hợp.

B. Chuẩn bị :

- Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ.

- Học sinh: Sách,vở, đồ dùng học tập.

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 1: Tập hợp, phần tử của tập hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12/ 8 / 2010
Ngày giảng 6A: ..../..../2010 
 6B: ..../..../2010
Chương I : ôn tập và bổ túc về số tự nhiên
Tiết1: Tập hợp . Phần tử của tập hợp.
A.Mục tiêu:
- Học sinh làm quen với khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp trong toán học và trong đời sống
- Học sinh nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước 
- Học sinh biết viết một tâp hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán , biết sử dụng kí hiệu ẽ,ẻ 
- Rèn cho học sinh tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết một tập hợp.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ.
- Học sinh: Sách,vở, đồ dùng học tập.
C.Tiến trình lên lớp:
I.ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số h/s lớp 6A:..........................; lớp 6B:............................. 
II.Kiểm tra bài cũ.
Gv giới thiệu chương trình SGK và SBT môn số học lớp 6.
III.Bài mới.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
- Giáo viên giới thiệu nội dung chương I như SGK , ngoài ra kiến thức ở chương I còn cho ta nhiều hiểu biết mới mẻ và thú vị như: Ô tô ra đời năm nào? Máy bay có động cơ ra đời năm nào? Lịch can chi...
- GV: Cho HS quan sát hình 1 SGK giới thiệu :
+ Tập hợp các đồ vật ( Sách , bút ) đặt trên bàn.
+ Tập hợp những chiếc ghế trong lớp học
+ Tập hợp các cây trong sân trường
+ Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 6
+ Tập hợp các chữ cái x,y,z
- HS tìm các ví dụ về tập hợp
-GV: Cho HS nghiên cứu SGK phần2 ,sau đó trả lời câu hỏi:
+ Cách đặt tên cho tập hợp?
+ A là tập hợp các số tự nhiên các số tự nhiên nhỏ hơn 4 viết ntn?
+ Các số 0;1;2;3;4 gọi là gì của tập hợp A?
- Câu hỏi tương tự cho tập hợp B.
- Giáo viên đặt câu hỏi và giới thiệu các kí hiệu 
+Số 3 có phải là phần tử của tập hợp A không?
+Số 5 có phải là phần tử của tập hợp A không?
- GV đưa bài tập củng cố( Bảng phụ)
BT : Trong cách viết sau cách viết nào đúng ,cách viết nào sai?
Cho A=ớ0;1;2;3ý 
 B=ớa;b;cý
aẻ A ; 2ẻA ; 5ẽA ; 1ẽA
3ẻ B ; bẻB ; cẽB
-GV chốt lại các kí hiệu
+GV :Qua các ví dụ em hãy cho biết quy định viết một tập hợp?
- GV gợi ý 
 . Các phần tử của một tập hợp viết ở đâu?
 . Các phần tử của một tập hợp ngăn cách ntn?
 . Mỗi phần tử được liệt kê mấy lần? Thứ tự liệt kê?
-GV cho học sinh đọc chú ý trong SGK 
-GV giới thiệu cách viết tập hợp A bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp ấy.
* Tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp là tính chất nhờ đó ta nhận biết được phần tử nào thuộc tập hợp, phần tử nào không thuộc tập hợp
 Tính chất đặc trưng cho các phần x của A: x là số tự nhiên ( xẻN ) và x nhỏ hơn 5 ( xỏ 5)
+ Để viết một tâp hợp có mấy cách?
- GV cho học sinh đọc phần đóng khung 
-GV giới thiệu cách minh hoạ tập hợp bằng một vòng kín như SGK
GV cho HS làm nhóm ?1 ,?2
1. Các ví dụ( 8 ph)
+ Tập hợp các bông hoa trong vườn
+ Tập hợp các bạn học sinh nữ trong lớp 
+ Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 6
2. Cách viết . Các kí hiệu( 22 ph)
a) Cách viết
* Đặt tên tập hợp bằng chữ cái in hoa 
* A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4.
( Các số 0,1,2,3... là các số tự nhiên . Tập hợp các số tự nhiên kí hiệu là N)
 Ta viết:
 A=ớ0;1;2;3;4ý hay A=ớ0;3;4;1;2ý..
Các số 0;1;2;3;4 là các phần tử của tập hợp A 
+ B là tập hợp các chữ cái x;y;z
 Ta viết:
 B=ớx;y;zý hay B=ớy;z;xý..
Các chữ số x;y;z là các phần tử của tập hợp B 
b) Kí hiệu
3ẻA,đọc là 3 thuộc A hoặc 3 là phần tử của A 
5ẽA,đọc là 5 không thuộc A hoặc 5 không là phần tử của A 
*Chú ý (SGK)
- Để viết tập hợp A ngoài cách liệt kê các phần tử của tập hợp còn có thể viết
 A=ớxẻN/ xỏ 5ý ( N là tập hợp các số tự nhiên)
?1 .
Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 7
C1: D=ớ0;1;2;3;4;5;6ý
C2: D=ớxẻN/ xỏ 7ý
2ẻD ; 10ẽD
?2.
O=ớN,H,A,T,R,Gý
IV.Củng cố:(13 ph) 
 -Học sinh làm bài 5(T6)
 A=ớtháng 4,tháng 5, tháng 6ý ; A=ớtháng 4,tháng 95, tháng 6, tháng 11ý
-Phát phiếu học tập các bài 1,2,4(T6) HS làm bài tập vào phiếu GV thu đại diện chấm nhanh
- Yêu cầu học sinh lên bảng viết một tập hợp tuỳ ý, chỉ rõ các phần tử của tập hợp
- Lưu ý các phần tử không nhất thiêt cùng loại
 - Mỗi phần tử chỉ được liệt kê nột lần
V.Hướng dẫn học ở nhà.(2)
- Học kĩ phần chú ý 
- Làm bài tập 1ị 8( SGK- 6) Và BàI 7,8,9- SBT 
 Hướng dẫn bài 8 (4-SBT) : Để viết tập hợp các con đường từ A đến C qua B ,cần hiểu ,có bao nhiêu con đường từ A đến B(2), có bao nhiêu con đường từ B đến C(3).Mỗi con đường đi từ A đến B Có bao nhiêu cách đi đến C(3).
VI. Rút kinh nghiệm giờ dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Ngày soạn :..../..../2010
Ngày giảng: 6a: ..../..../2010
 6b: ..../..../2010
Tiết2: Tập hợp các số tự nhiên
A.Mục tiêu:
- Học sinh biết được tập hợp các số tự nhiên , nắm được các quy ước về thứ tự về trong tập hợp số tự nhiên, biết biểu diễn số tự nhiên trên tia số , nắm được điểm biểu diễn số nhỏ hơn ở bên số lớn hơn trên tia số. 
- Học sinh phân biệt các tập N,N* ,biết sử dụng các kí hiệu ỏ,ủ biết viết số tự nhiên liền sau ,số tự nhiên liền trước.
- Rèn cho học sinh tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Phấn màu,bảng phụ,mô hình tia số
- Học sinh: Ôn tập kiến thức lớp 5
C.Tiến trình lên lớp:
I.ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số h/s lớp 6A:..........................; lớp 6B:............................. 
II.Kiểm tra bài cũ.
HS1: + Cho ví dụ về tập hợp, nêu chú ý trong SGK về cách viết tập hợp 
 + Làm bài 7 ( 3- SBT):
a) CamẻA , CamẻB 
b) TáoẻA nhưng Táo ẽB
HS2: +Nêu cách viết một tập hợp
 +Viết tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 3 nhỏ hơn 10 bằng hai cách. Minh hoạ tập hợp bằng hình vẽ :
C1: A=ớ4;5;6;7;8;9ý
 C2: A=ớxẻN/3 ỏxỏ 10ý
 Minh hoạ tập hợp bằng hình vẽ: 
III.Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV: Cho một học sinh lên bảng viết tập hợp các số tự nhiên
- ?: Hãy cho biết các phần tử của tập hợp N? 
 HS: Các số 0;1;2.. là các phần tử của tập hợp N
- GV yêu cầu học sinh mô tả lại tia số
 HS: Trên tia gốc 0 ta đặt liên tiếp các đoạn thẳng bắt đầu từ 0 các đoạn thẳng có độ dài bằng nhau , kéo dài mãi về một phía
-GV Nhấn mạnh độ dài các đoạn thẳng tuỳ ý (1cm,2cm,3cm..)
- GV yêu cầu HS vẽ tia số , biểu diễn một vài số tự nhiên trên tia số
- H: Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi mấy điểm trên tia số?
- GV: Điểm biểu diễn số số tự nhiên 2 trên tia số là điểm 2... Hỏi điểm biểu diễn số tự nhiên a gọi là gì?
- GV: Yêu cầu HS viết tập hợp N* bằng hai cách?
-GV : Đưa ra bài tập củng cố ( ghi trong bảng phụ) 
Điền vào chỗ ... các kí hiệu ẻ hoặc ẽ 
12...N ; ...N ; 5... N* ;5...N ;0...N* 
-GV yêu cầu HS quan sát tia số và trả lời câu hỏi:
 -so sánh 2 và 4.
 - Nhận xét vị trí điểm 2 và 4 trên tia số 
- H: Nếu aỏb vị trí điểm biểu diễn điểm a và điểm b trên tia số? 
- GV giới thiệu kí hiệu ≤; ≥
Bài tập củng cố :
Viết tập hợp A=ớxẻN/6 ≤ x ≤ 8ý bằng cách liệt kê các phần tử của nó
-GV giới thiệu tính chất bắc cầu 
HS lấy ví dụ minh hoạ tính chất 
- GV dặt câu hỏi : 
 + Tìm số liền sau của số 4?
 Số 4 có mấy số liền sau?
 + Lấy ví dụ vế số tự nhiên rồi chỉ ra số liền sau của mỗi số ?
 + Mỗi số tự nhiên có mấy số liền sau?
- GV : Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị?
Củng cố : Bài tập ? SGK 
HS 28;29;30
 99;100;101
-GV :Trong các số tự nhiên số nào nhỏ nhất ? Có số tự nhiên lớn nhất hay không ? Vì sao? 
-GV: Tập hợp số tự nhiên có bao nhiêu phần tử?
1.Tập hợp N và tập hợp N*
-Các số 0,1,2,3... là các số tự nhiên . Tập hợp các số tự nhiên kí hiệu là N
 N=ớ0;1;2;3;4;5....ý
Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm trên tia số . Điểm biểu diễn số tự nhiên a trên tia số gọi là điểm a
- Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là N* 
N*=ớ1;2;3;4;5....ý; N*=ớxẻN/ xủ 0ý
2. Thứ tự trong tập hợp N
 Cho a,b, ẻ N 
Nếu a≤b,thì a bên tráI điểm b.
Mỗi số tự nhiên có một số liền sau duy nhất
 VD: Số liền sau của số 4 là số 5. Số 4 là số liền trước số 5 , số 4 và số 5 là hai số tự nhiên liên tiếp
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau một đơn vị
+ Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất . Không có số tự nhiên lớn nhất ( bất cứ số tự nhiên nào cũng có số liền sau lớn hơn nó)
+ Tập hợp số tự nhiên có vô số phần tử 
IV. Củng cố
- GV cho học sinh làm bài 6,7 trong SGK :
+ Bài 6(7-SGK)
a) Số liền sau của số 17 là số 18 
Số liền sau của số 99 là số 100 
Số liền sau của số a là số a + 1
b)Số liền trước của số 35 là số34
Số liền trước của số 1000 là số999
Số liền trước của số b là số b + 1 
+ Bài 7 ( 8-SGK) 
a) A=ớ13;14;15ý
b) B=ớ1;2;3;4ý
c) C=ớ13;14;15ý
- GV cho học sinh hoạt động nhóm bài 8,9 (SGK)
V. Hướng dẫn học ở nhà
- Học kĩ bài trong SGK 
- Làm bài 10( 8-SGK)
- Làm bài 10 ị 15( 4,5-SBT)
VI. Rút kinh nghiệm giờ dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSo6 t1,2.doc