Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 38, 39

Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 38, 39

A.Mục tiêu:

* Kiến thức :

- Ôn cho HS các kiến thức đã học về tính chất chia hết của một tổng , các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 , cho 3 , cho 9 , số nguyên tố và hợp số , ước chung và bội chung , ƯCLN , BCNN.

- HS vận dụng các kiến thức trên vào các bài toán thực tế

* Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng tính toán cho HS

* Thái độ : Rèn tính cẩn thận ,chính xác, trình bày khoa học.

B. Chuẩn bị :

- Giáo viên: Bảng phụ , phấn màu

- Học sinh: Làm tiếp các câu hỏi ở phần ôn tập, làm bài tập đã giao.

C.Tiến trình lên lớp:

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 38, 39", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :.../.../2010.
Ngày giảng: Lớp 6A:..../..../2010.
 Lớp 6B:..../..../2010. 
Tiết 38. Ôn tập chương i 
A.Mục tiêu: 
* Kiến thức : 
- Ôn cho HS các kiến thức đã học về tính chất chia hết của một tổng , các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 , cho 3 , cho 9 , số nguyên tố và hợp số , ước chung và bội chung , ƯCLN , BCNN.
- HS vận dụng các kiến thức trên vào các bài toán thực tế
* Kĩ năng : 
- Rèn kĩ năng tính toán cho HS 
* Thái độ : Rèn tính cẩn thận ,chính xác, trình bày khoa học.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Bảng phụ , phấn màu
- Học sinh: Làm tiếp các câu hỏi ở phần ôn tập, làm bài tập đã giao.
C.Tiến trình lên lớp:
I.ổn định. 
Kiểm tra sĩ số học sinh lớp 6A:................................; lớp 6B:............................. 
II.Kiểm tra(6ph)
Hs1: Phát biểu và nêu dạng tổng quát tính chất chia hết của một tổng?
Hs2: Nêu cách tìm ƯCLN và BCNN?
- Gv nhận xét và cho điểm.
III .Bài mới (30ph)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Câu 5 : HS phát biểu và nêu dạng tổng quát hai tính chất chia hết của một tổng?
-H: Có thể mở rộng hai tính chất không ? Cần chú ý điều gì?
( +Nếu một tổng nhiều số hạng cùng chia hết cho một số thì cả tổng chia hết cho số đó.
+ Nếu chỉ có một số hạng không chia hết cho một số mà cả tất cả các số hạng chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó)
- H: Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5 ,cho 9?
HS trả lời từ câu 7 đến câu 10?
- GV yêu cầu HS trả lời thêm
+ Số nguyên tố và hợp số có điểm gì giống và khác nhau?
+ So sánh cách tìm ƯCLN và BCNN?
- HS lên bảng làm , GV yêu cầu giải thích? 
c) b = 5.7.11 + 13.17 ẽ P vì b là số chẵn(tổng 2 số lẻ) và b >2 
d) c = 2.5.6 – 2 .29 ẻ P 
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 
Các nhóm nhận xét. 
GV yêu cầu HS đọc đề bài và làm vào vở.
- HS hoạt động nhóm làm bài 169?
Gý : +Số vịt chia cho 5 thiếu một nên tận cùng là chữ số nào ?
( chữ số 4 hoặc 9) 
 + Số vịt không chia hết cho 2, cho 4 nên tận cùng là chữ số nào ? 
 + Số vịt chia hết cho 7 và nhỏ hơn 200 , làm thế nào để tìm ra số vịt? 
Bài 168( tr. 64 SGK) 
( Máy bay trực thăng ra đời năm 1936)
I. Ôn tập lý thuyết ( 10 ph)
- Tính chất chia hết của một tổng
- Dấu hiệu chia hết cho 2,cho3 ,cho5, cho9
- Số nguyên tố, hợp số 
- ƯCLN , BCNN
II. Luyện tập( 20 ph)
Bài 165( tr.63 SGK)
a)147 ẽ P vì 747 M 9
235 ẽ P vì 235M 5 ; 97 ẻ P 
b) a = 835 .123 + 318 ẽ P vì aM 3 (a >3)
Bài 166 (tr. 63 SGK)
a) Theo bài ra 
 x ẻ ƯC ( 84 ; 180 ) và x > 6
mà ƯCLN ( 84 ; 180 ) = 12
Vậy ƯC ( 84 ; 180 )= ớ1;2;4;3;6;12ý
Do x >6 Nên A =ớ12ý
b) ) Theo bài ra 
 x ẻ BC ( 12;15;18 ) và 0<x<300
mà BCNN ( 12;15;18 ) = 180
Vậy BC ( 84 ; 180 )= ớ0;180;360..ý
Do 0<x<300
 Nên B =ớ180ý
Bài 167 ( tr.63 SGK)
Gọi số sách là a ( 100 Ê a Ê 150) thì 
ị a ẻ BC ( 10;12;15)
mà BCNN (10;12;15) = 60 
a ẻ B( 60) = ớ0;60;120;180;.....ý
Do 100 Ê a Ê 150 nên a = 120 
 Vậy số sách đó là 120 quyển 
Bài 169( tr.64 SGK)
Số vịt chia cho5 thiếu 1 nên có tận cùng là 4 hoặc 9 
Số vịt không chia hết cho 2 nên không chia hết cho 4 , do đó có tận cùng bằng 9
Số vịt chia hết cho 7 và nhỏ hơn 200 . Xét các bội của 7 có tận cùng là 9 và nhỏ hơn 200, ta có:
7.7 = 49
7 .17= 119
7.27 = 189
Do số vịt chia cho 3 dư 1 nên ta loại các số 119 và 189. Vậy số vịt là 49 con.
IV. Củng cố (6ph)
- GV yêu cầu HS đọc “ Có thể em chưa biết “ 
Lưu ý hai tính chất hay sở dụng khi làm bài tập
1. Nếu 	 ị a ẻ BC NN của m và n
2. ị a M c
V. Hướng dẫn học ở nhà (1ph)
- Ôn tập kĩ lý thuyết .
- Xem lại các bài tập đã chữa
- Làm bài 208,209,213(SBT)
- Tiết sau kiểm tra 1 tiết
VI. Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :..../..../2010.
Ngày giảng: Lớp 6A:..../..../2010.
 Lớp 6B:..../..../2010. 
Tiết 39. kiểm tra 1 tiết 
A.Mục tiêu: 
- Kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức đã học từ bài “ Dấu hiệu chia hết cho 2 và 5” đến hết chương I
- Kiểm tra: 
 +Dấu hiệu chia hết cho 2 ;3;5;9
 +Số nguyên tố, hợp số.
 +Kĩ năng áp dụng kiến thức về ƯC, ƯCLN, BC, BCNN vào giải các bài toán thực tế.
B. Chuẩn bị :
- Gv: Đề kiểm tra, đáp án.
- Hs: Giấy kiểm tra.
C. Các hoạt động trên lớp:
	I. ổn định tổ chức.
	Kiểm tra sĩ số h/s lớp 6A:...............................; lớp 6B:...................................
	II. Kiểm tra bài cũ
	Gv nêu nội quy giờ kiểm tra
	III. Bài mới.
*Ma trận thiết kế đề kiểm tra.
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
 Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ 
TL
Dấu hiệu chia hết
4 
 2
1
 1
1
 1
4
 3 
SNT- Hợp số
2
 1
4 
 2
Ước– Bội
1
 2
1
 3
2
 5
Tổng
4
 2 
4
 4
2
 4
10
 10
* Đề bài
Phần I . Trắc nghiệm khách quan (4 điểm):
Bài 1 (2 điểm):
 Điền dấu "´" vào ô thích hợp:
Câu
Đúng
Sai
a) Một số chia hết cho 2 thì chữ số tận cùng là chữ số 4
b) Một số có chữ số tận cùng là 5 thì chia hết cho 5
c) Mội số chia hết cho 3 thì chia hết cho 9
d) Một số chia hết cho 9 thì chia hết cho3
Bài 2 (2 điểm):
a) Hiệu 7.9.11 – 2.3.7 là:
A. số nguyên tố. ; B .hợp số. ; C. không là số nguyên tố, không là hợp số.
b) Số nguyên tố là số:
A. 1234 ; B .456 ; C .139 ; D . 108
Phần II . Tự luận (6 điểm):
Bài 3 (2 điểm)
a) Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 9.
b) Điền chữ số vào dấu * để số 	 chia hết cho 9.
Bài 4 (2 điểm)
Tìm tất cả các số tự nhiên a và b , sao cho tích a.b = 70 và a<b.
Bài 5 (2 điểm)
Một trường tổ chức cho khoảng từ 700 đến 800 học sinh đi thăm quan bằng ô tô . Tính số học sinh đi thăm quan, biết rằng nếu xếp 40 người hay 45 người vào một xe thì đều không dư một ai.
* Đáp án - biểu điểm:
Bài 1 (2 điểm): Mỗi câu 0,5 điểm
S
Đ
S
Đ
Bài 2 (1 điểm):
 a) C
 b) C
Bài 3 (2 điểm)
 a) Phát biểu đúng ( 1 điểm)
 b) Giải thích * = 1 ( 1 điểm)
Bài 4 (2 điểm)
Vì a.b = 70 nên a,b là ước của 70 
mà 70 = 2.5.7 có (1+1)(1+1)(1+1) = 8 (ước)
Ư(70) = ớ1; 2;5;7;10;14;35;70ý
do a < b, nên ta có:
a
1
2
5
7
b
70
35
14
10
Bài 5 (3 điểm)
Gọi số HS là x
Theo bài ra
x 40 ; x 45 và 700 x 800 (1 điểm).
Suy ra x ẻ BC (40;45)
BCNN (40;45) = 360 (1 điểm).
ị BC (40;45) = {0; 360;720;1080; ...}
vì 700 x 800 ị x = 720 (1 điểm).
IV. Củng cố
- Gv thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
V. Hướng dẫn học ở nhà.
- Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức chương I.
- Xem kỹ lại các bài tập đã chữa và làm tiếp các bài tập còn lại trong SGK,SBT.
- Đọc trước chương II: Số nguyên
VI. Rút kinh nghiệm.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :30/11/2008.
Ngày giảng: Lớp 6a1:4/12/2008.
 Lớp 6a2:4/12/2008. 
Tiết18: kiểm tra 1 tiết 
( Soạn bổ xung tiết kiểm tra)
A.Mục tiêu: 
- Kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức đã học từ tiết 1 đến tiết 17
- Kiểm tra: 
 +Tập hợp
 +Kĩ năng thực hiện 5 phép tính
 +Kĩ năng giải bài tập về tính chất chia hết.
B. đề bài :
Ma trận thiết kế đề kiểm tra
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
 Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ 
TL
Tập hợp
3 
 1,5
3
 1,5 
Năm phép tính
2
 2
1
 2
3 
 4
Tính chất chia hết
3 
 1,5
1
 3
4
 4,5
Tổng
2
 2 
6
 3
2
 5
10
 10
Phần I . Trắc nghiệm khách quan (3 điểm):
Bài 1 (1,5 điểm):
 Điền dấu "´" vào ô thích hợp:
Câu
Đúng
Sai
a) Nếu tổng của hai số chia hết cho 4 và một trong hai số đó chia hết cho 4 thì số còn lại chia hết cho 4.
b) Nếu mỗi số hạng của tổng không chia hết cho 3 thì tổng không chia hết cho 3.
c) Nếu một thừa số của tích chia hết cho 6 thì tích chia hết 
cho 6.
Bài 2 (1,5 điểm):
Cho tập hợp A = {8;10}. Điền kí hiệu ẻ,è hoặc = vào chỗ (......)
8........ .........A 
{10} ....... ...A
{8;10}.........A 
Phần II . Tự luận (7 điểm):
Bài 3 (2 điểm)
 Tìm số tự nhiên x biết:
 a) x = 28 : 24 + 32. 33.
 b) 6x - 39 = 5628 : 28.
Bài 4 (2 điểm):
 Bạn An đánh số trang sách bằng cách viết các số tự nhiên từ 1 đến 106. Tính xem bạn An phải viết tất cả bao nhiêu chữ số.
Bài 5 (3 điểm):
Tìm n ẻ N để:
 n + 4 n
3n + 7 n
27 – 5n n
c. đáp án - biểu điểm:
Bài 1 (1,5 điểm) :( Mỗi câu 0,5 điểm)
 a) Đ
 b)S
 c) Đ
Bài 2 (1,5 điểm) :( Mỗi câu 0,5 điểm)
 a) ẻ
 b) è
 c) = 
Bài 3 (2 điểm):
a) x = 28 : 24 + 32. 33 = 24 + 35 = 16 + 243 = 259. 
b) 6x - 39 = 201
 6x = 39 + 201
 6x = 240
 x = 246 : 6 = 40. 
Bài 4 (2 điểm)
Từ 1 đến 9 có 9 (chữ số) 
 10 đến 99 có 99- 10 + 1 = 90 số có hai chữ số , nên có 90 . 2 = 180 ( chữ số)
 100 đến 106 có 106- 100 + 1 = 7 số có ba chữ số , nên có 7. 3 = 21 ( chữ số )
 An phải viết : 9 + 180 + 21 = 210(chữ số). 
Bài 5 (3 điểm):
 a) n ẻ {1;2;4} 
 b) n ẻ {1;7} 
 c) n ẻ {1;3} 

Tài liệu đính kèm:

  • docSo6 t38,39.doc