Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 48, 49

Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 48, 49

A.Mục tiêu:

- Kiến thức: HS biết vận dụng các tính chất của phép cộng các số nguyên để tính đúng, tính nhanh các tổng, rút gọn biểu thức.

- Kĩ năng: + Tiếp tục củng cố kĩ năng tìm số đối, tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên.

 + Áp dụng phép cộng số nguyên vào bài tập thực tế.

- Thái độ: Rèn luyện tính sáng tạo của HS

B. Chuẩn bị :

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Làm bài tập

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 48, 49", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :7/12/2008.
Ngày giảng: Lớp 6a1:10/12/2008.
 Lớp 6a2:11/12/2008. 
Tiết48: Luyện tập
A.Mục tiêu: 
- Kiến thức: HS biết vận dụng các tính chất của phép cộng các số nguyên để tính đúng, tính nhanh các tổng, rút gọn biểu thức.
- Kĩ năng: + Tiếp tục củng cố kĩ năng tìm số đối, tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
 + áp dụng phép cộng số nguyên vào bài tập thực tế.
- Thái độ: Rèn luyện tính sáng tạo của HS 
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Làm bài tập đã giao tiết trước. 
C.Tiến trình lên lớp:
I.ổn định. 
II.Kiểm tra( 7 ph):
- GV nêu câu hỏi:
 + HS1: Phát biểu các tính chất của phép cộng các số nguyên, viết công thức.
 Chữa bài tập 37 (a) (tr.78 SGK).
HS: x ẻ {-3; -2; -1; 0; 1; 2}.
 (-3) + (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 =
= (- 3) + [(-2) + 2] + [(-1) + 1] + 0
= - 3.
 + HS2: Chữa bài tập 40 (tr.79 SGK) và cho biết thế nào là hai số đối nhau ? Cách tính GTTĐ của một số nguyên ?
HS: 
a
3
-15
-2
0
-a
-3
15
2
0
3
15
2
0
III .Bài mới(30 ph):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Dạng 1: Tính tổng, tính nhanh:
- Yêu cầu HS làm bài tập 60 (a) (61 SBT)
- GV: Có thể có nhiều cách, nên dùng cách nhóm hợp lí các số hạng.
- Yêu cầu HS làm bài tập 62a (tr.61 SBT).
- Yêu cầu HS làm bài 66a (tr.61 SBT).
- HS lên bảng trình bày bài 41 ( SGK)
Dạng 2: Rút gọn biểu thức:
- Yêu cầu HS làm bài tập 63 (SBT).
Dạng 3: Bài toán thực tế:
- Bài 43 (80 SGK).
- GV đưa đề bài lên bảng phụ, giải thích cách vẽ.
Dạng 3. Đố vui:
Bài 45 (80 SGK) và 64 (61 SBT).
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
Gý: x là một trong 7 số đã cho ị tìm x điền vào các số còn lại cho phù hợp.
Dạng 4: Sử dụng máy tính bỏ túi.
GV hướng dẫn HS sử dụng máy tính Casio để tính .
Bài 60(tr.61 SBT):
a) 5 + (- 7) + 9 + (- 11) + 13 + (- 15)
= [5 + (- 7)] + [9 + (-11)] +[13 + (-15)]
= (- 2) + (- 2) + (- 2)
= - 6.
Bài 62 (tr.61 SBT):
a) (- 17) + 5 + 8 + 17
= [(-17) + 17] + (5 + 8)
= 0 + 13 = 13.
Bài 66 (a) (tr.61 SBT):
 465 + [58 + (-465)] + (- 38)
= [465 + (-465) + [58 + (- 38)]
= 0 + 20 = 20.
Bài 41 ( 79 SGK)
a) ( -38) + 28 = -10
b) 273 + (- 123) = 250
c) 99 + ( - 100) +101
 =(99+ 101) + ( -100)
 = 200 + ( -100) 
 = 100
Bài 63 ( tr.61 SBT) :
a) (- 11 + y + 7) = - 4 + y 
b) x + 22 + (- 14) = x + 8.
c) a + (- 15) + 62 = a + 47.
 Bài 43 ( 80 SGK):
a) Sau 1 giờ, canô 1 ở B, canô 2 ở D (cùng chiều với B), vậy hai canô cách nhau: 10 - 7 = 3 (km).
b) Sau 1 giờ canô 1 ở B, canô 2 ở A (ngược chiều với B), vậy hai canô cách nhau : 10 + 7 = 17 (km).
Bài 45 ( tr 80 SGK):
 Bạn Hùng đúng vì tổng hai số nguyên âm nhỏ hơn mỗi số hạng của tổng.
 (- 5) + (- 4) = - 9.
 (- 9) < (- 5) và (- 9) < (- 4).
Bài 64 ( SBT):
Tổng của mỗi bộ 3 số "thẳng hàng" bằng 0 nên tổng của 3 bộ số đó cũng bằng 0.
Vậy (-1)+(-2)+(-3)+(-4)+5+6+7+2x= 0
 Hay 8 + 2x = 0
 2x = - 8
 x = - 4.
Bài 46 ( 80 SGK).
a) 187 + (- 54) = 133
b) (- 203) + 349 = 146.
c) (- 175) + (- 213) = - 388.
IV. Củng cố( 6ph)
- Yêu cầu HS nhắc lại các tính chất của phép cộng các số nguyên.
- Làm bài tập 70 (62 SBT).
x
-5
7
-2
y
3
-14
-2
x+y
-2
-7
-4
2
7
4
 +x
-3
14
2
V. Hướng dẫn học ở nhà( 2 ph)
- Ôn quy tắc và tính chất của phép cộng số nguyên.
- Làm bài tập: 65; 67; 68; 69 (61, 62 SBT).
*Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :7/12/2008.
Ngày giảng: Lớp 6a1:11/12/2008.
 Lớp 6a2:13/12/2008. 
Tiết49: phép trừ hai số nguyên
A.Mục tiêu: 
- Kiến thức: HS hiểu được quy tắc phép trừ trong Z.
- Kĩ năng: + Biết tính đúng hiệu của hai số nguyên.
 + Bước đầu hình thành, dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loạt hiện tượng (toán học) liên tiếp và phép tương tự.
- Thái độ: Rèn luyện tính sáng tạo của HS.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập và ? , quy tắc.
- Học sinh: Học và làm bài đầy đủ ở nhà.
C.Tiến trình lên lớp:
I.ổn định. 
II.Kiểm tra( 7 ph):
GV đưa câu hỏi lên bảng phụ:
+ HS1: Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. Chữa bài tập 65 (61 SBT ).
HS: 
(- 57) + 47 = - 10.
469 + (- 219) = 250.
195 + (- 200) + 205 = 400 + (- 200) = 200.
+ HS2: Chữa bài tập 71 (62 SBT).
HS: 
a) 6 ; 1 ; - 4 ; - 9 ; - 14.
 6 + 1 + (- 4) + (- 9) + (- 14) = - 20.
b) - 13 ; - 6 ; 1 ; 8 ; 15.
(- 13) + (- 6) + 1 + 8 + 15 = 5.
Phát biểu các tính chất của phép cộng các số nguyên.
- Yêu cầu HS nêu rõ quy luật của từng dãy số.
III .Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- H: Cho biết phép trừ số tự nhiên thực hiện được khi nào ?
HS: Số bị trừ số trừ.
- GV ĐVĐ vào bài.
- Yêu cầu HS làm ?1.
- Vậy muốn trừ đi một số nguyên ta có thể làm thế nào ?
HS: Cộng với số đối của nó.
- Yêu cầu HS làm bài tập 47.
- GV nhấn mạnh: Khi trừ đi một số nguyên phải giữ nguyên số bị trừ, chuyển phép trừ thành phép cộng với số đối của số trừ.
GV nêu VD.
- Yêu cầu HS đọc.
- Để tìm nhiệt độ của Sa Pa hôm nay ta phải làm như thế nào ?
HS: Lấy 30C - 40C
 = 30C + (- 40C) = (- 10C).
- Yêu cầu HS làm bài tập 48 (82.
- Phép trừ trong Z và phép trừ trong N khác nhau như thế nào ?
GV giải thích: Vì vậy mở rộng N Z
1. Hiệu của hai số nguyên (15 ph)
?1.
 3 - 1 = 3 + (- 1) = 2.
 3 - 2 = 3 + (- 2) = 1.
 3 - 3 = 3 + (- 3) = 0.
Tương tự:
 3 - 4 = 3 + (- 4) = - 1.
 3 - 5 = 3 + (- 5) = - 2.
b) 2 - 2 = 2 + (- 2) = 0.
 2 - 1 = 2 + (- 1) = 1.
 2 - 0 = 2 + 0 = 2.
 2 - (- 1) = 2 + 1 = 3.
 2 - (- 2) = 2 + 2 = 4.
* Quy tắc (SGK.)
 a - b = a + (- b)
Bài 47 ( tr. 82 SGK):
2 - 7 = 2 + (- 7) = - 5.
1 - (- 2) = 1 + 2 = 3.
(- 3) - 4 = (- 3) + (- 4) = - 7.
(- 3) - (- 4) = - 3 + 4 = 1.
2. Ví dụ (10 ph)
Bài 48( tr. 82 SGK):
0 - 7 = 0 + (- 7) = - 7.
7 - 0 = 7 + 0 = 7.
a - 0 = a + 0 = a
0 - a = 0 + (- a) = - a.
IV. Củng cố-Luyện tập ( 10ph)
- Phát biểu quy tắc trừ số nguyên.
Nêu công thức.
- Làm bài tập 77 (63 SBT).
HS:
Quy tắc:
- Công thức: a - b = a + (- b).
 Bài 77:
a) (- 28) - (- 32) = (- 28) + 32 = 4.
b) 50 - (- 21) = 50 + 21 = 71.
c) (- 45) - 30 = (- 45) + (- 30) = - 75.
d) x - 80 = x + (- 80).
e) 7 - a = 7 + (- a).
g) (- 25) - (- a) = (- 25) + a.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm bài tập 50 (82 SGK).
- GV kiểm tra bài làm các nhóm
V. Hướng dẫn học ở nhà( 2 ph)
- Học thuộc quy tắc cộng, trừ các số nguyên.
- Làm bài tập: 49 ; 51 ; 52 ; 53 SGK.
 74; 74; 76 (63 SBT).
*Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSo6 t48,49.doc