A.Mục tiêu:
- Kiến thức: Củng cố các quy tắc phép trừ, quy tắc phép cộng các số nguyên.
- Kĩ năng: + Rèn luyện kĩ năng trừ số nguyên : Biến trừ thành cộng, thực hiện phép cộng, kĩ năng tìm số hạng chưa biết của một tổng, thu gọn biểu thức.
+ Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép trừ.
- Thái độ: Rèn luyện tính sáng tạo của HS.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Bảng phụ , máy tính bỏ túi.
- Học sinh: Máy tính bỏ túi.
C.Tiến trình lên lớp:
Ngày soạn :8/12/2008. Ngày giảng: Lớp 6a1:12/12/2008. Lớp 6a2:16/12/2008. Tiết50: Luyện tập A.Mục tiêu: - Kiến thức: Củng cố các quy tắc phép trừ, quy tắc phép cộng các số nguyên. - Kĩ năng: + Rèn luyện kĩ năng trừ số nguyên : Biến trừ thành cộng, thực hiện phép cộng, kĩ năng tìm số hạng chưa biết của một tổng, thu gọn biểu thức. + Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép trừ. - Thái độ: Rèn luyện tính sáng tạo của HS. B. Chuẩn bị : - Giáo viên: Bảng phụ , máy tính bỏ túi. - Học sinh: Máy tính bỏ túi. C.Tiến trình lên lớp: I.ổn định. II.Kiểm tra( 7 ph): * HS1: Phát biểu quy tắc phép trừ số nguyên. Viết công thức. Thế nào là hai số đối nhau ? - Chữa bài tập 49. a -15 2 0 -3 -a 15 -2 0 -(-3) * HS2: Chữa bài tập 52. Nhà bác học Acsimét: Sinh năm : - 287. Mất năm : - 212. Tuổi thọ là : - 212 - (- 287) = - 212 + 287 = 75 (tuổi). III .Bài mới(30 ph): Hoạt động của thầy và trò Nội dung Dạng 1. Thực hiện phép tính: - Yêu cầu HS làm bài tập 81; 82 (64 SBT). - Hai HS lên bảng trình bày. - Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện phép tính, áp dụng các quy tắc. - Yêu cầu HS làm bài tập 86 (64 SBT). Cho x = - 98 ; a = 61 ; m = - 25. Tính giá trị các biểu thức sau: a) x + 8 - x - 22 b) - x - a + 12 + a. - GV hướng dẫn HS thực hiện. - GV yêu cầu HS viết quá trình giải Dạng 2. Tìm x: Bài 54 (82 SGK). - GV: Trong phép cộng, muốn tìm một số hạng chưa biết ta làm như thế nào ? -HS: Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. - Yêu cầu HS làm bài tập 87 . - GV: Tổng 2 số bằng 0 khi nào ? - Hiệu hai số bằng 0 khi nào ? Dạng 3: Bài tập đúng, sai, đố vui. - Yêu cầu HS làm bài 55 theo nhóm. - Yêu cầu làm bài tập: Điền đúng, sai ? Cho VD. Hồng : "Có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ " VD. Hoa : "Không thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ". VD. Lan : "Có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số bị trừ và số trừ " . VD. Dạng 4: Sử dụng máy tính bỏ túi. - Yêu cầu HS làm bài tập 56 SGK Bài 81( tr.64 SBT): a) 8 - (3 - 7) = 8 - [3 + (-7)] = 8 - (- 4) = 8 + 4 = 12. b) (-5) - (9 - 12) = (- 5) - [9 + (- 12)] = (- 5) - (- 3) = (- 5) + 3 = - 2. Bài 82( tr.64 SBT): a) 7 - (- 9) - 3 = [7 - (- 9)] - 3 = (7 + 9) - 3 = 16 - 3 = 13. b) (- 3) + 8 - 1 = [(- 3) + 8] - 1 = 5 - 1 = 5 + (- 1) = 4. Bài 86 ( tr.64 SBT): a) x + 8 - x - 22 = - 98 + 8 - (- 98) - 22 = - 98 + 8 + 98 - 22 = - 14. b) - x - a + 12 + a = - (- 98) - 61 + 12 + 61 = 110. Bài 53 ( tr.82 SGK) x -2 -9 3 0 y 7 -1 8 15 x-y -9 -8 -5 -15 Bài 54 (82 SGK): a) 2 + x = 3 x = 3 - 2 x = 1. b) x + 6 = 0 x = 0 - 6 x = 0 + (- 6) ị x = - 6. c) x + 7 = 1 ị x = - 6. Bài 87 (65 SBT). x + = 0 ị = - x ị x < 0. (vì x ạ 0). x - = 0 ị = x ị x > 0. Bài 55(tr.83 SGK): Hồng đúng. VD: 2 - (- 1) = 2 + 1 = 3. Hoa sai. Lan : Đúng. IV. Củng cố( 6ph) - GV: Muốn trừ đi một số nguyên ta làm thế nào ? - Trong Z , khi nào phép trừ không thực hiện được ? (Trong Z phép trừ bao giờ cũng thực hiện đựơc). - Khi nào hiệu nhỏ hơn số bị trừ, bằng số bị trừ, lớn hơn số bị trừ ? (+ Hiệu nhỏ hơn nếu số trừ dương. + Hiệu bằng nếu số trừ bằng 0. ) V. Hướng dẫn học ở nhà( 2 ph) - Ôn tập các quy tắc cộng , trừ số nguyên. - BT: 84; 85; 86; 88 (64; 65 SBT). *Rút kinh nghiệm .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn :13/12/2008. Ngày giảng: Lớp 6a1:16/12/2008. Lớp 6a2:17/12/2008. Tiết51: quy tắc dấu ngoặc A.Mục tiêu: - Kiến thức: + HS hiểu và vận dụng được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc). + HS biết khái niệm tổng đại số, viết gọn các phép biến đổi trong tổng đại số. - Kĩ năng: Bỏ dấu ngoặc chính xác theo quy tắc - Thái độ: Rèn luyện tính sáng tạo của HS. B. Chuẩn bị : - Giáo viên: Bảng phụ ghi “quy tắc dấu ngoặc” . - Học sinh: Học bài và làm bài đầy đủ. C.Tiến trình lên lớp: I.ổn định. II.Kiểm tra( 7 ph): - GV: HS1: Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu. Cộng hai số nguyên khác dấu. Chữa bài tập 86 (c, d)(tr.64 SBT). c) a - m + 7 - 8 + m = 61 - (- 25) + 7 - 8 + (- 25) = 61 + 25 + 7 + (- 8) + (- 25) = 61 + 7 + (- 8) = 60. d) ( - 25) HS2: Phát biểu quy tắc trừ hai số nguyên. Chữa bài tập 84 . a) 3 + x = 7 x = 7 - 3 x = 7 + (- 3) x = 4. b) x = - 5. c) x = - 7. III .Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung 5 + (42 - 15 + 17) - (42 + 17) Nêu cách làm ? GV:Ngoặc thứ 1và thứ 2 đều có 42 + 17 vậy có cách nào bỏ được dấu ngoặc thì việc tính toán sẽ thuận lợi hơn. - Yêu cầu HS làm ?1. - Tương tự : So sánh số đối của tổng (- 3 + 4 + 5) với tổng các số đối của các số hạng. HS: - (- 3 + 4 + 5) = - 6. 3 + (- 5) + (- 4) = - 6. Vậy : - (- 3 + 4 + 5) = 3 + (- 5) + (- 4). -H:Qua ví dụ rút ra nhận xét dấu của các số hạng trong ngoặc và dấu của các số hạng khi bỏ ngoặc đằng trước có dấu “-“? (Nhận xét: ... phải đổi dấu tất cả các số hạng.) Hoặc : Khi bỏ ngoặc đằng trước có dấu “-“ dấu của các số hạng trong ngoặc có thay đổi không? - Yêu cầu HS làm ?2. H:Qua ví dụ rút ra nhận xét dấu của các số hạng trong ngoặc và dấu của các số hạng khi bỏ ngoặc đằng trước có dấu “+“? (Nhận xét: Dấu các số hạng giữ nguyên.) - GV yêu cầu HS nghiên cứu VD ( SGK) ?3. HS hoạt động theo nhóm. - Yêu cầu HS phát biểu lại quy tắc dấu ngoặc. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK sau đó trả lời câu hỏi: + Thế nào là một tổng đại số? + Trong một tổng đại số có thể vị trí các số hạng được không? nhóm các số hạng một cách tuỳ ý được không? Nếu được cần chú ý điều gì? * GV chốt lại: Tổng đại số là một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên. - Khi viết tổng đại số : Bỏ dấu của phép cộng và dấu ngoặc. - Các phép biến đổi trong tổng đại số: + Thay đổi vị trí các số hạng. + Cho các số hạng vào trong ngoặc có dấu "+" ; "-" đằng trước. - GV nêu chú ý SGK. 1. Quy tắc dấu ngoặc (20 ph) ?1. a) Số đối của 2 là (- 2). Số đối của (- 5) là 5 . Số đối của tổng [2 + (- 5)] là - [2 + (- 5)] = - (- 3) = 3. b) Tổng các số đối của 2 và - 5 là: (- 2) + 5 = 3. Số đối của tổng [2 + (- 5)] cũng là 3. Vậy số đối của một tổng bằng tổng các số đối của các số hạng. Hay - [2 + (- 5)] = (- 2) + 5 ?2. a) 7 + (5 - 13) = 7 + (- 8) = - 1. 7 + 5 + (- 13) = - 1. ị 7 + (5 - 13) = 7 + 5 + (- 13). b) 12 - (4 - 6) = 12 - [4 + (- 6)] = 12 - (- 2) = 14. ị 12 - (4 - 6) = 12 - 4 + 6. * Quy tắc ( SGK) VD: ( SGK) ?3: a) (768 - 39) – 768 = 768 - 39 – 768 = - 39. b) ....= - 1579 - 12 + 1579 = - 12. 2. Tổng đại số (10 ph) Lưu ý: a - b - c =-b + a – c = - b - c + a a- b – c = ( a-b) – c = a – ( b + c) VD: ( SGK) IV. Củng cố- Luyện tập( 6ph) Yêu cầu HS phát biểu các quy tắc dấu ngoặc. - Làm bài tập 57 ; 59 (85 SGK). - Làm bài tập “ Đúng hay sai” a) 15 – ( 25 +12)= 15 -25 +12 (S) b) 43 – 8 – 25 = 43 – ( 8 – 25 ) (S) V. Hướng dẫn học ở nhà( 2 ph) - Học thuộc quy tắc. - BT: 58, 60 (85 SGK). - BT: 89 đến 92 (65 SBT). *Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: