Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 52, 53

Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 52, 53

A.Mục tiêu:

- Kiến thức: Củng cố quy tắc dấu ngoặc, (bỏ dấu ngoặc và cho vào trong dấu ngoặc).

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cộng , trừ các số nguyên, bỏ dấu ngoặc, kĩ năng thu gọn biểu thức.

- Thái độ: Rèn luyện tính sáng tạo của HS.

B. Chuẩn bị :

- Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập.

- Học sinh: Học bài và làm bài đầy đủ.

C.Tiến trình lên lớp:

I.ổn định.

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1038Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 52, 53", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :14/12/2008.
Ngày giảng: Lớp 6a1:17/12/2008.
 Lớp 6a2:18/12/2008. 
Tiết52: Luyện tập
A.Mục tiêu: 
- Kiến thức: Củng cố quy tắc dấu ngoặc, (bỏ dấu ngoặc và cho vào trong dấu ngoặc).
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cộng , trừ các số nguyên, bỏ dấu ngoặc, kĩ năng thu gọn biểu thức.
- Thái độ: Rèn luyện tính sáng tạo của HS.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập.
- Học sinh: Học bài và làm bài đầy đủ. 
C.Tiến trình lên lớp:
I.ổn định. 
II.Kiểm tra( 7 ph):
- GV: Phát biểu quy tắc dấu ngoặc.
 Chữa bài tập 58 (85 SGK).
a) x + 22 + (- 14) + 52
= x + (52 + 22) + (- 14)
x + [74 + (- 14)]
= x + 60.
b) (- 90) - (p + 10) + 100
= (- 90) - p - 10 + 100
= - p + [(- 90) + (- 10)] + 100
= - p + [(- 100) + 100]
= - p.
- GV nhận xét chốt lại.
III .Bài mới(35 ph):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV yêu cầu HS làm bài tập sau:
Bài 1: Tính nhanh các tổng sau:
a) (2736 - 75) - 2736.
b) (- 2002) - (57 - 2002)
Hai HS lên bảng chữa bài 2.
- Bài 2. Bỏ dấu ngoặc rồi tính:
a) (27 + 65) + (346 - 27 - 65)
b) (42 - 69 + 17) - (42 + 17)
- GV nhận xét, chốt lại.
- Yêu cầu HS thực hiện nhóm bài tập sau:
 Bài 3:
Thực hiện phép tính:
a) (52 + 12) - 9.3.
b) 80 - (4. 52 - 3. 23 )
c) [(- 18) + (- 7) - 15
d) (- 219) - (- 229) + 12. 5.
- Yêu cầu đại diện nhóm lên bảng trình bày.
Ba HS lên bảng làm bài 4.
Bài 4: Tìm x:
a) 3 (x + 8) = 18.
b) (x + 13) : 5 = 2.
c) 2 + (- 5) = 7.
Bài 1 ( Bài 59 tr. 85 SGK):
a) (2736 - 75) - 2736
= 2736 - 75 - 2736
= (2736 - 2736) - 75
= 0 - 75 = - 75.
b) (- 2002) - (57 - 2002)
= (- 2002) - 57 + 2002
= [(- 2002) + 2002] - 57
= 0 - 57
= - 57.
 Bài 2 ( Bài 60 tr. 85 SGK):
a) (27 + 65) + (346 - 27 - 65)
= 27 + 65 + 346 - 27 - 65
= (27 - 27) + (65 - 65) + 346
= 346.
b) (42 - 69 + 17) - (42 + 17)
= 42 - 69 + 17 - 42 - 17
= (42 - 42) + (17 - 17) - 69
= - 69.
Bài 3:
a) (52 + 12) - 9.3
= (25 + 12) - 27
= 37 - 27
= 10.
b) 80 - (4. 52 - 3. 23 )
= 80 - (4. 25 - 3. 8)
= 80 - (100 - 24)
= 80 - 76
= 4.
c) [(- 18) + (- 7) - 15
= (- 25) - 15
= - 40.
d) (- 219) - (- 229) + 12. 5
= [(- 219) + 229] + 60
= 10 + 60 = 70.
Bài 4: 
a) 3 (x + 8) = 18
 x + 8 = 18 : 3
 x + 8 = 6
 x = 6 - 8
 x = - 2.
b) (x + 13) : 5 = 2
 x + 13 = 2 . 5
 x = 10 - 13
 x = = 3.
c) 2+ (- 5) = 7
 2= 7 - (- 5)
 2 = 12
 = 12 : 2 = 6
 x = ± 6.
V. Hướng dẫn học ở nhà( 2 ph)
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Ôn tập các kiến thức cơ bản về tập hợp, mỗi quan hệ giữa các tập N, N*, Z số và chữ số. Thứ tự trong N, trong Z.
*Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày soạn :14/12/2008.
Ngày giảng: Lớp 6a1:18/12/2008.
 Lớp 6a2:19/12/2008. 
Tiết53: ôn tập học kỳ i
A.Mục tiêu: 
- Kiến thức: Ôn tập các kiến thức cơ bản về tập hợp, mỗi quan hệ giữa các tập N; N*; Z số và chữ số. Thứ tự trong N, trong Z, số liền trước, số liền sau. Biểu diễn một số trên trục số.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng so sánh các số nguyên, biểu diễn các số trên trục số. Rèn luyện khả năng hệ thống hoá cho HS.
- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận , hệ thống hoá cho HS.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập, phấn màu, thước có chia độ.
- Học sinh: Vẽ một trục số, thước kẻ có chia khoảng. Chuẩn bị câu hỏi ôn tập.
C.Tiến trình lên lớp:
I.ổn định. 
II.Kiểm tra
III .Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
a) Cách viết tập hợp - kí hiệu:
- GV: Để viết một tập hợp người ta dùng những cách nào ?
- Ví dụ:?
b) Số phần tử của một tập hợp:
- Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử ? Cho VD ?
c) Tập hợp con:
- GV: Khi nào tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B. Cho VD ?
A è B.
- Thế nào là hai tập hợp bằng nhau ?
( A è B ; B è A ị A = B.)
d) Giao của hai tập hợp:
- Giao của hai tập hợp là gì ? Cho VD?
 a)Khái niệm về tập N, tập Z:
- GV: Thế nào là tập N; N*; Z.
Biểu diễn các tập hợp đó.
- GV đưa các kết luận lên bảng phụ.
- Mối quan hệ giữa các tập hợp đó như thế nào ?
- GV đưa sơ đồ lên bảng.
N* è N è Z.
- Tạo sao lại cần mở rộng tập N thành
 tập Z.
(- Để phép trừ luôn thực hiện được.)
b) Thứ tự trong N, trong Z.
- Mỗi số tự nhiên đều là số nguyên.
- Yêu cầu HS lên biểu diễn trên trục số: 3; 0 ; - 3 ; - 2 ; 1.
- Tìm số liền trước và số liền sau của số 0 ; (- 2).
- Nêu các quy tắc so sánh hai số nguyên ?
- GV đưa quy tắc so sánh lên bảng phụ.
- GV: a) Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần: 5 ; - 15 ; 8 ; 3 ; - 1 ; 0.
 b) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần:
 - 97; 10 ; 0 ; 4 ; - 9 ; 100.
1. Ôn tập về tập hợp (15 ph )
Để viết một tập hợp, dùng hai cách:
 + Liệt kê các phần tử của tập hợp.
 + Chỉ ra tính chất đặc trưng.
VD:A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4: A = {0 ; 1 ; 2 ; 3 }.
Hoặc A = {x ẻ N/ x < 4}.
- Một tập hợp có thể có 1 phần tử, nhiều phần tử, vô số phần tử hoặc không có phần tử nào .
 VD: A = {3}.
 B = {- 2; -1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3}.
 N = {0 ; 1; 2 ; 3 ; .....}.
 C = ặ.(VD: Tập hợp các số tự nhiên x sao cho: x + 5 = 3)
 VD: K = {0 ; ± 1 ; ± 2}.
 H = {0 ; 1}
 H è K.
- Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó.
2. Tập N , tập Z (27 ph)
+ Tập hợp N là tập hợp các số tự nhiên.
 N = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ; ...}.
+ Tập N* = {1 ; 2 ; 3 ...}.
+ Z = { ... - 2 ; - 1 ; 0 ; 1 ; 2 ; ....}.
Biểu diễn trên trục số: 3; 0 ; - 3 ; - 2 ; 1.
- Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số 0.
- Mọi số nguyên dương đều lớn hơn 
số 0.
 - Mọi số nguyên dương đều nhỏ hơn bất kì số nguyên dương.
- HS làm bài tập:
a) - 15 ; - 1 ; 0 ; 3 ; 5 ; 8.
b) 100 ; 10 ; 4 ; 0 ; - 9 ; - 97.
V. Hướng dẫn học ở nhà( 2 ph)
Ôn lại kiến thức đã học.
- BTVN : 11 ; 13 ; 15 ( tr.5 SBT).
 23 ; 27 ; 32 (57, 58 SBT).
- Ôn tập quy tắc tìm GTTĐ của một số nguyên, quy tắc cộng hai số nguyên, trừ hai số nguyên, quy tắc bỏ dấu ngoặc.
- Dạng tổng quát tính chất của phép cộng trong Z
*Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSo6 t52,53.doc