I. MỤC TIÊU:
- Nhập và sử dụng công thức để tính toán.
- Thực hiện các phép toán trên chương trình bảng tính.
- Nắm rỏ hơn tính chất của chương trình bảng tính.
II. CHUẨN BỊ:
- Gv: SGK, máy tính, Máy chiếu.
- Hs: SGK
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
- Nêu các đặc tính chung của chương trình bảng tính?
Tuần: 7 Tiết: 14 I. MỤC TIÊU: - Nhập và sử dụng công thức để tính toán. - Thực hiện các phép toán trên chương trình bảng tính. - Nắm rỏ hơn tính chất của chương trình bảng tính. II. CHUẨN BỊ: - Gv: SGK, máy tính, Máy chiếu. - Hs: SGK III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ - Nêu các đặc tính chung của chương trình bảng tính? 3/ Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1:Sử dụng địa chỉ trong công thức GV: Thế nào là địa chỉ của một ô? lấy ví dụ minh hoạ? HS: Trả l ời. GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ ở SGK. HS: Đọc sách. GV: Giải thích ví dụ ở SGK để HS hiểu rỏ hơn cách sử dụng địa chỉ trong công thức. Tính trung bình cộng của 2 ô A1 và B1 ta phải nhập: = (12 + 18)/2, ở ô C1. Nếu dữ liệu trong ô A1 được sửa lại thì em phải tính lại. Để kết quả trong ô C1 được tự động cập nhật em phải sử dụng địa chỉ ô: A1 = 12, B1 = 8; = (A1 + B1)/2. GV: Vì sao phải sử dụng địa chỉ các ô để tính toán? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, kết luận. 3. Sử dụng địa chỉ trong công thức. - Địa chỉ của một ô là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên. - Trong công thức tính toán dữ liệu thường được cho thông qua địa chỉ của các ô (hoặc hàng, cột hay khối). - Việc nhập công thức có chứa địa chỉ hoàn toàn tương tự như cách nhập các công thức thông thường. 4/ Củng cố - Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước nhập công thức 5/ Hướng dẫn về nhà - Học bài, làm bài tập ở SGK (trang 24). Chuẩn bị cho tiết thực hành. IV. RÚT KINH NGHIỆM Kí duyệt tuần: Ngày tháng năm 2010
Tài liệu đính kèm: