A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS biết được khái niệm hàm số và biết cách cho hàm số bàng bảng và công thức.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho cụ thể và đơn giản (bằng bảng, bằng công thức)
- Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số.
3. Thái độ: Rèn tư duy lôgíc, sáng tạo cho HS
B. PHƯƠNG PHÁP:
C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: Bảng phụ bài 24 (tr63 - SGK) , thước thẳng.
2. Học sinh: n/c trước bài
Ngày dạy: 29/11 (7AB) Tiết 29: HÀM SỐ A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS biết được khái niệm hàm số và biết cách cho hàm số bàng bảng và công thức. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho cụ thể và đơn giản (bằng bảng, bằng công thức) - Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số. 3. Thái độ: Rèn tư duy lôgíc, sáng tạo cho HS B. PHƯƠNG PHÁP: C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Giáo viên: Bảng phụ bài 24 (tr63 - SGK) , thước thẳng. 2. Học sinh: n/c trước bài D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài củ: Thế nào là hai đại lượng tỉ lệ nghịch? Cho ví dụ? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Hàm số là gì? Nó có những t/c như thế nào? 2. Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức *HĐ1: - GV nêu như SGK - HS đọc ví dụ 1 ? Nhiệt độ cao nhất khi nào, thấp nhất khi nào. - HS: + Cao nhất: 12 giờ + Thấp nhất: 4 giờ - Y/c học sinh làm ?1 - HS đọc SGK ? t và v là 2 đại lượng có quan hệ với nhau như thế nào. - HS: 2 đại lượng tỉ lệ nghịch ? Nhìn vào bảng ở ví dụ 1 em có nhận xét gì. - HS: Nhiệt đọ T phụ thuộc vào sự thay đổi của thời điểm t. ? Với mỗi thời điểm t ta xác định được mấy giá trị nhiệt độ T tương ứng. - HS: 1 giá trị tương ứng. *HĐ2: ? Quan sát các ví dụ trên, hãy cho biết đại lượng y gọi là hàm số của x khi nào. - HS: Mỗi giá trị của x chỉ xác định được 1 đại lượng của y. - GV đưa bảng phụ nội dung khái niệm lên bảng. - 2 học sinh đọc lại - HS đọc phần chú ý ? Đại lượng y là hàm số của đại lượng x thì y phải thoả mãn mấy điều kiện là những điều kiện nào. - HS: + x và y đều nhận các giá trị số + Đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x + Với mỗi giá trị của x chỉ có 1 giá trị của y. - GV treo bảng phụ bài tập 24 - Cả lớp làm bài ? Phải kiểm tra những điều kiện nào. - Kiểm tra 3 điều kiện 1. Một số ví dụ về hàm số * Ví dụ1: * Ví dụ 2: m = 7,8V ?1 V = 1 m = 7,8 V = 2 m = 15,6 V = 3 m = 23,4 V = 4 m = 31,2 * Ví dụ 3: ?2 2. Khái niệm hàm số * Khái niệm: SGK * Chú ý: SGK BT 24 (tr63 - SGK) y là hàm số của đại lượng x 4. Củng cố: Y/c học sinh làm bài tập 24 (tr64 - SGK) y = f(x) = 3x2 + 1 5. Dặn dò: - Nẵm vững khái niệm hàm số, vận dụng các điều kiện để y là một hàm số của x. - Làm các bài tập 26 29 (tr64 - SGK) E. RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: