§ 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG.
A. Mục tiêu:
- Biết và phân biệt được bóng tối, bóng nửa tối.
- Giải thích được được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực
- Giúp các em nhận thức việc thiết kế các nguồn sáng ở gia đình hợp lý.
B.Chuẩn bị:
- Mô hình nhật thực , nguyệt thực.
- Tranh vẽ nhật thực, nguyệt thực,hình 3.1,3.2
Tuần 3 Ngày soạn / / 2010 Tiết 3 Ngày dạy / / 2010 § 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG. A. Mục tiêu: Biết và phân biệt được bóng tối, bóng nửa tối. Giải thích được được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực Giúp các em nhận thức việc thiết kế các nguồn sáng ở gia đình hợp lý. B.Chuẩn bị: Mô hình nhật thực , nguyệt thực. Tranh vẽ nhật thực, nguyệt thực,hình 3.1,3.2 C.Tiến trình lên lớp. 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ. Nêu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Thế nào là tia sáng? (7đ) Làm bài tập 2.1? (3đ) - SGK/8 2.1 Không nhìn thấy ánh sáng từ đèn phát ra truyền đi theo đường thẳng CA. mắt ở bên dưới đường CA nên ánh sáng từ đèn không truyền vào mắt được. Phải để mắt trên đường CA kéo dài. 3.Bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Giới thiệu bài -Ban ngày trời nắng, không có mây, ta nhìn thấy bóng của một cột đèn in rỏ nét trên mặt đất. Khi có một đám mây mỏng che khuất mặt trời thì bóng đó bị nhòe đi. Vì sao có sự biến đổi đó? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó. - Do mây che khuất mặt trời Hoạt động 2: Tìm hiểu về bóng tối, bóng nửa tối. Giới thiệu TN trên hình vẽ. Tiến hành TN: như hình 3.1,3.2 Điền vào nhận xét. Vì sao có bóng tối và bóng nửa tối? -Thống nhất cho hs điền vào phần nhận xét. - Y/c hs nêu khai niệm bóng tối, bóng nửa tối? I/ bóng tối, bóng nửa tối. Quan sát TN. Nhận xét hiện tượng : trên tấm bìa xuất hiện bóng tối, bóng tối+bóng nửa tối. Thảo luận nhóm đưa ra trả lời: miếng bìa chắn ánh sáng từ đèn đến màn, mà trong không khí ánh sáng truyền thẳng nên sau miếng bìa không nhận được ánh sáng từ đèn nên tạo thành bóng tối( tương tự cho bóng nửa tối nhưng bóng nửa tối nhận được một phần ánh sáng từ đèn). 1/ bóng tối Trên màn chắn sau miếng bìa có vùng không nhận được ánh sáng từ đèn nên tạo thành bóng tối 2/ bóng nửa tối Trên màn chắn sau miếng bìa có1 vùng nhận được 1 phần ánh sáng từ đèn truyền tới nên tạo thành bóng nữa tối Hoạt động 3: Hình thành khái niệm nhật thực. Yêu cầu HS tưởng tượng: vào ban ngày trời không mây mà ta không nhìn thấy mặt trời. Lúc đó mặt trời đang ở đâu? Giới thiệu trên mô hình. Nhật thực là gì? Yêu cầu em hãy giải thích vì sao có hiện tượng nhật thực . Giáo viên nhận xét, giải thích lại đầy đủ hiện tượng. Khi nào ta quan sát được nhật thực toàn phần ( một phần). II/ nhật thực. nguyệt thực Hs tưởng tượng đểû hình thành biểu tượng nhật thực. Quan sát mô hình. Hs phát biển hiện tượng nhật thực: 1/ Nhật thực: Khi mặt trăng name giữa trái đất và mặt trời, trên TĐ xuất hiện bong tối và bóng nửa tối. Đứng ở vùng bóng tối( bóng nửa tối) ta không nhìn thấy mặt trời( thấy 1 phần mặt trời), ta gọi là có nhật thực toàn phần ( nhật thực 1phần) Thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời. Cá nhân trả lời. Hs trả lời cá nhân. Hoạt động 4: Vận dụng. Yêu cầu hs thực hiện C5,C6. Qua bài học này ta thu đươc những kiến thức gì? Dựa vào cái gì ta giải thích được các nội dung nói trên ? GDBVMT: Ở gia đình khi mắc bóng đèn chiếu sáng cho sinh hoạt ta cần chọn lựa và bố trí mắc đèn như thế nào là cho hợp lý và tiết kiệm điện năng? Hãy lấy ví dụ cụ thể? C5: Bóng tối và bóng nữa tối thu hẹp lại. Khi miếng bìa gần sát màn chắn thì hầu như không còn bóng nữa tối, chỉ còn bóng tối rõ nét. C6: Cần chọn lựa đèn có công suất chiếu sáng vừa đủ (có thể dùng số lượng đèn nhiều) cho nhu cầu đồng thời mắc đèn ở vị trí sao cho vùng bóng tối ít nhất để tận dụng hết ánh sáng của đèn phát ra sẽ tiết kiệm được điện năng. Ví dụ khi học bài một mình dùng đen dành cho HS Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà. Trả lời lại các phần trong sgk từ C1 đến C6. Học bài và làm bài tập 3.1 " 3.3 Lưu ý BT 3.4 vẽ hình theo đúng tỉ xích quy định 1cm ứng với 1m. D. Rút kinh nghiệm. Tuần 4 Ngày soạn / / 2010 Tiết 4 Ngày dạy / / 2010 § 4. ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG. A. Mục tiêu: Biết được đường đi của tia phản xạ ánh sáng trên gương phẳng. Biết xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ. Phát biểu được, đúng định luật phản xạ ánh sáng. Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để thay đổi hướng đi của tia sáng theo ý muốn. B.Chuẩn bị: Gương phẳng, đèn pin. Thước đo góc. C.Tiến trình lên lớp. 1.Ổn định lớp. 2.Bài cũ. Nêu ghi nhớ bài 3. (7đ) Vì sao có ngày đêm? (3đ) SGK Chùm sáng từ mặt trời chiếu đến trái đất theo đường thẳng, phần được chiếu sáng là ban ngày phần không được chiếu sáng là ban đêm. 3.Bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Giới thiệu bài Vì sao ta nhìn xuống mặt nước khi trời nắng (gắt) ta thấy trên mặt nước sáng lấp lánh? Phương án 2:sgk Một số hs trả lời. Hoạt động 2: Hình thành khái niệm gương phẳng. Cho hs quan sát gương soi nhận xét hình ảnh quan sát trong gương gọi là hình ảnh tạo bởi gương. Gương soi: gương phẳng. Gương phẳng có đặc điểm gì? Yêu cầu thực hiện câu C1. I/ Gương phẳng. Quan sát gương soi Mặt gương nhẵn, phẳng, bóng. Quan sát được hình ảnh của mình trong gương. Hs nêu đặc điểm của gương phẳng: vật có bề mặt nhẵn, phẳng, bóng có thể soi hình ảnh của mình trên nó. Cá nhân thực hiện C1. Hoạt động 3:Hìønh thành biểu tượng về hiện tượng phản xạ ánh sáng. Phương án 1: làm TN biểu diễn (hình 4.2). Phương án 2: cho nhóm thực hiện TN 2. Làm thí nghiệm biểu diễn. Hướng dẫn hs cách tạo ra tia sáng. Nhận xét hiện tượng xảy ra? Đường truyền của tia sáng tới gương thay đổi như thế nào? Thông báo : tia sáng quay lại môi trường cũ ( tia sáng hắt ra từ gương phẳng ) gọi là tia phản xạ. Thông báo: hiện tượng vừa quan sát là hiện tượng phản xạ ánh sáng vậy hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì? II/ Định luật phản xạ ánh sáng. 1/ tượng phản xạ ánh sáng. Quan sát gv thực hiện TN. Tiếnhành TN theo sự hướng dẫn của gv. Nhận xét : 4 tia sáng(2 tia trong gương, 2 tia ngoài gương). Aùnh sáng truyền thẳng đến mặt gương bị gãy khúc và bị hắt lại vào mội trường không khí. Nêu đn hiện tượng phản xạ ánh sáng. Hoạt động 4: Tìm hiểu qui luật về sự thay đổi hướng của tia sáng khi gặp gương phẳng. Yêu cầu hs thực hiện tiếp TN2. Y/c hs lấy 1 tờ giấy để dưới gương phẳng. Xác định vị trí gương bằng cách kẻ một đường thẳng dưới mép gương . Đặt thước chia độ lên tờ giấy, vạch số 0 trùng với vị trí tia sáng tới gương. Đánh dấu tia tới, tia phản xạ. Đo góc tới, góc phản xạ theo y/c trong bảng (phần 2 trong sgk). Y/c rút ra các kết luận 1,2(sgk). Và thông báo đó là nội dung của đ/l phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong cùng mp với tia tới và đường pháp tuyến. Góc phản xạ bằng góc tới. Thông báo : SI:tia tới, SIN= i góc tới, IN: pháp tuyến, RNI= i’góc phản xạ. Từ đl phản xạ ánh sáng, y/c xác định góc phản xạ, tia phản xạ, vẽ tia phản xạ. Y/c ghi kết luận và vẽ hình vào vở bài học. 2/ Định luật phản xạ ánh sáng Hs đánh dấu vị trí gương phẳng. Hs đánh dấu góc tới, góc phản xạ, tia phản xạ. Dùng thước chia độ đo góc tới, góc phản xạ. Vẽ tia tới, tia phản xạ trên giấy . Rút ra kết luận : Tia phản xạ nằm trong cùng mp với tia tới và đường pháp tuyến. Góc phản xạ bằng góc tới. Xác định tia phản xạ trên hình vẽ theo y/c của gv Hs thực hiện C4. Hoạt động 5: Vận dụng. Y c hs làm C4 tại lớp. 3/ Biểu diễn tia tới, tia phản xạ qua gương phẳng: SI: Tia tới IR: Tia phản xạ IN : pháp tuyến Góc SIN = i : góc tới Góc NIR = i’ : góc phản xạ Hoạt động 6: Cũng cố - Hướng dẫn về nhà. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Hướng dẫn về nhà: thuộc đl phản xạ ánh sáng; làm bài tập 1,2,3 SBT; Bài làm thêm: vẽ tia tới sao cho góc tới bằng 0o tìm tia phản xạ? D. Rút kinh nghiệm.
Tài liệu đính kèm: