Giáo án môn Vật lý 7 tiết 5: Thực hành: quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Giáo án môn Vật lý 7 tiết 5: Thực hành: quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

BÀI 6 : THỰC HÀNH:

QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

I.MỤC TIÊU:

1.Luyện tập vẽ ảnh của các vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương.

 2.Tập xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.

II.CHUẨN BỊ:

Đối với mỗi nhóm học sinh: Một gương phẳng, 1 cái bút chì, 1 thước chia độ, mỗi học sinh chép sẵn một mẫu báo cáo ra giấy.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Ổn định lớp( 1): Lớp trưởng báo cáo sĩ số.

2.Kiểm tra bài cũ:

- Nu tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng?

- Giải thích sự tạo ảnh của gương phẳng?

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1344Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 7 tiết 5: Thực hành: quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 6 : THỰC HÀNH: 
QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
I.MỤC TIÊU:
1.Luyện tập vẽ ảnh của các vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương.
 2.Tập xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.
II.CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi nhóm học sinh: Một gương phẳng, 1 cái bút chì, 1 thước chia độ, mỗi học sinh chép sẵn một mẫu báo cáo ra giấy.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp( 1’): Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng? 
- Giải thích sự tạo ảnh của gương phẳng?
3.Giảng bài mới:
Giáo viên tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Giáo viên phân phối dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm học sinh ( như nội dung chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh).
 Giáo viên tổ chức các hoạt động thực hành:
HĐ2: Giáo viên nêu hai nội dung của bài thực hành và nói rõ nội dung thứ hai (xác định vùng nhìn thấy của gương ) học sinh chưa được học trong các bài trước. Lưu ý học sinh tự xác định lấy.
HĐ3: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh về cách đánh dấu vùng nhìn thấy của gương. 
A
A’
B
B’
A
B
B’
A’
Khi làm thực hành học sinh căn cứ vào tài liệu hướng dẫn, đây cũng là một cách để rèn luyện cho học sinh kỹ năng thu thập thông tin qua tài liệu.
HĐ4: Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài theo tài liệu, lần lượt trả lời các câu hỏi vào mẫu báo cáo đã được chuẩn bị trước ở nhà. 
Giáo viên theo dõi, giúp đỡ riêng cho nhóm gặp khó khăn, làm chậm hơn so với các nhóm khác.
HĐ5: Giáo viên thu các bản báo cáo và yêu cầu các nhóm học sinh thu dọn dọn dụng cụ thí nghiệm của nhóm.
C1: Cho một gương phẳng và một bút chì. Hãy tìm cách đặt bút chì trước gương để ảnh của nó tạo bởi gương có tính chất sau đây;
Song song, cùng chiều với vật.
Cùng phương, ngược chiều với vật.
C2, C3: Vùng nhìn thấy của gương giảm.
N’
N
M
M
Gương phẳng
tường
C4: 
Ta nhìn thấy ảnh M của M khi có tia phản xạ trên gương vào mắt ở O có đường kéo dài đi qua M’.
Vẽ M’: Đường M’O cắt gương, như vậy tia sáng đi từ điểm M đã cho tia phản xạ qua gương truyền vào mắt, ta nhìn thấy ảnh M’.
Vẽ ảnh N’ của N: Đường N’O không cắt mặt gương, vậy không có tia phản xạ lọt vào mắt nên ta không nhìn thấy ảnh N’ của N.
Các nhóm trưởng lên nhận dụng cụ thí nghiệm cho nhóm mình.
Nghe giáo viên nêu các mục đích, yêu cầu của buổi thực hành.
Tiến hành làm thí nghiệm và ghi những kết luận thu được vào trong mẫu báo cáo.
.
I.Chuẩn bị.
II.Nội dung thực hành.
 1.Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
 2.Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.
4. Củng cố: Cho học sinh nộp bảng báo cáo.
5. Dặn dò: Xem trước nội dung bài học 7 chuẩn bị cho tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 05.doc