Bài 7: GƯƠNG CẦU LỒI
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn so với gương phẳng có cùng kích thước.
- Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi.
II. CHUẨN BỊ:
Một gương cầu lồi, 1 gương phẳng tròn có cùng kích thước với gương cầu lồi, 1 cây nến, 1 bao diêm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn Định:
2. Kiểm Tra Bài Cũ:
Bài 7: GƯƠNG CẦU LỒI I. MỤC TIÊU: - Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi. - Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn so với gương phẳng có cùng kích thước. - Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi. II. CHUẨN BỊ: Một gương cầu lồi, 1 gương phẳng tròn có cùng kích thước với gương cầu lồi, 1 cây nến, 1 bao diêm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn Định: 2. Kiểm Tra Bài Cũ: 3. Giảng Bài Mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG HĐ1: Tổ Chức Tình Huống Học Tập ( 3 Phút ) * Phát cho HS một số đồ vật nhẵn bóng, không phẳng ( thìa, muỗng múc canh được mạ bóng ). Yêu cầu học sinh quan sát xem có nhìn thấy ảnh của mình trong các vật ấy không và có giống ảnh nhìn thấy trong gương phẳng không? Ta cùng nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương cầu, trước hết là gương cầu lồi. HĐ2: Quan Sát Aûnh Của Một Vật Tạo Bởi Gương Cầu Lồi ( 7 Phút ) ðC1: Bố trí TN như hình 7.1. Hãy quan sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi và cho nhận xét ban đầu về các tính chất sau đây của ảnh: Aûnh đó có phải là ảnh ảo không? Vì sao? Nhìn thấy ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật? HĐ3: Làm Thí Nghiệm Kiểm Tra Theo Nhóm ( 10 Phút ) * Yêu cầu HS làm TN kiểm tra theo nhóm, so sánh độ lớn ảnh của hai cây nến tạo bởi hai gương? * Chú ý đặt vật cách gương phẳng và gương cầu với cùng một khoảng cách ( điểm nhô cao nhất trong gương cầu ngang với mặt gương phẳng ). * Cho học sinh nêu kết luận. HĐ4: Xác Định Vùng Nhìn Thấy ( Thị Trường ) Của Gương Cầu Lồi So Sánh Với Vùng Nhìn Thấy Của Gương Phẳng (15 Phút) * Hướng dẫn HS bố trí TN như hình 7.3 ðC2: So sánh bề rộng vùng nhìn thấy của hai gương. * Tại sao ở các vùng núi cao, đường hẹp và uốn lượn, tại các khúc quanh người ta thường đặt các gương cầu lồi mà không đặt gương phẳng ? việc làm như thế có tác dụng gì? HĐ5: Trả Lời Các Câu Hỏi C3, C4 (10 Phút ) * Yêu cầu một số HS trả lời trước, rồi cả lớp nhận xét. ðC3: Trên ôtô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì ? ðC4: Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương cầu lồi lớn. Gương đó giúp ích gì cho người lái xe ? * Hướng dẫn HS cách vẽ tia phản trên mặt gương cầu lồi ( hình 7.5 ) S C F H S’ H’ O * Tùy câu trả lời của học sinh. * Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, thảo luận nhóm trả lời C1. ðC1: 1. Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn. 2. Aûnh nhỏ hơn vật. * HS làm TN kiểm tra theo nhóm. * HS thảo luận theo nhóm. Thảo luận kết quả chung ở nhóm, hoàn thành kết luận. * Kết Luận : Aûnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau đây: 1. Là ảnh ảo không hứnh được trên màn chắn. 2. Aûnh nhỏ hơn vật. * HS làm TN theo nhóm, thảo luận, trả lời C2 ðC2: Nhìn vào gương cầu lồi ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước. * HS thảo luận trả lời: - Vì gương cầu lồi vùng nhìn thấy rộng hơn gương phẳng. - Việc đặt gương cầu lồi tại các vùng núi cao, đường hẹp và uốn lượn, tại các khúc quanh để giúp người lái xe dễ dàng quan sát đường, các phương tiện khác cũng như người và súc vật đi qua. Nhằm làm giảm thiểu các tai nạn giao thông, bảo vệ tính mạng con người và các sinh vật. * Học sinh làm việc cá nhân. ðC3: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng ( có cùng kích thước), vì vậy giúp cho người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau. ðC4: Người lái xe nhìn thấy trong gương cầu lồi xe cộ và người bị các vật cản ở bên đường che khuất, tránh được tai nạn. I. Aûnh Của Một Vật Tạo Bởi Gương Cầu Lồi: * Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật. II. Vùng Nhìn Thấy Của Gương Cầu Lồi: * Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. 4. Củng Cố: Cho học sinh đọc nội dung ghi nhớ. 5. Dặn Dò: Học thuộc lòng nội dung ghi nhớ Đọc phần “ có thể em chưa biết “ Nghiên cứu trước nội dung bài 8 SGK
Tài liệu đính kèm: