Đề thi học kỳ II môn Sinh 7

Đề thi học kỳ II môn Sinh 7

Khoanh tròn đầu những câu có nội dung đúng nhất:

1.Đặc điểm có ở bò sát mà không có ở cá và lưỡng cư là:

 a.Đẻ trứng. b.Thụ tinh trong. c.Là đv biến nhiệt. d. Chăm sóc trứng.

 2.Điểm giống nhau giữa cá,lưỡng cư và bò sát là:

 a.Thụ tinh ngoài,đẻ trứng. b.Cơ thể có vảy sừng. c.Là động vật biến nhiệt. d.Cả a và c.

3.Thú móng guốc được xếp vào bộ guốc lẻ là:

a.Ngựa,trâu,bò. b.Tê giác,dê,cườu. c.Hươu nai ngựa. d.Ngựa tê giác.

4.Thú móng guốc được xếp vào bộ guốc chẵn là:

a.Lợn,bò,trâu. b.Bò ngựa. c.Hươu tê giác. d.Voi hươu.

5.Bộ thú có số lượng đông nhất của lớp thú là:

a.Bộ ăn sâu bọ. b.Bộ ăn thịt. c.Bộ gặm nhấm. d.Bộ dơi.

6.Đại diện dưói đây được xếp vào bộ ăn sâu bọ là:

a.Chuột đàn. b.Chuột chù. c.Chuột chũi. d.Chuột chù và chuột chũi.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn Sinh 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KỲ II/MÔN SINH 7/NĂM HỌC 2009-2010/
Thời gian 45 phút(không kể thời gian chép đề)
	*ThiÕt lËp ma trËn::
Chủ đề mức độ
Nhận biết
Thấu hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
ngành ĐVCXS
1,5
1
0,5
 3
Tiến hóa của ĐV
2
2
động vật và đời sống con người
2
3
 5
Cộng
 3,5
 3
3,5
10
A/TRẮC NGHIỆM(3điểm)
Khoanh tròn đầu những câu có nội dung đúng nhất:
1.Đặc điểm có ở bò sát mà không có ở cá và lưỡng cư là:
 a.Đẻ trứng.	b.Thụ tinh trong.	c.Là đv biến nhiệt.	d. Chăm sóc trứng. 
 2.Điểm giống nhau giữa cá,lưỡng cư và bò sát là: 
 a.Thụ tinh ngoài,đẻ trứng. b.Cơ thể có vảy sừng. c.Là động vật biến nhiệt. d.Cả a và c.
3.Thú móng guốc được xếp vào bộ guốc lẻ là:
a.Ngựa,trâu,bò.	b.Tê giác,dê,cườu.	c.Hươu nai ngựa.	d.Ngựa tê giác.
4.Thú móng guốc được xếp vào bộ guốc chẵn là:
a.Lợn,bò,trâu.	b.Bò ngựa.	c.Hươu tê giác.	d.Voi hươu.
5.Bộ thú có số lượng đông nhất của lớp thú là:
a.Bộ ăn sâu bọ.	b.Bộ ăn thịt.	c.Bộ gặm nhấm.	d.Bộ dơi.
6.Đại diện dưói đây được xếp vào bộ ăn sâu bọ là:
a.Chuột đàn.	b.Chuột chù.	c.Chuột chũi.	d.Chuột chù và chuột chũi.
B/PHẦN TỰ LUẬN(7điểm)
1.Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hưỡu tính ở động vật?(2điểm)
2.Giải thích vai trò của đặc điểm thích nghi những động vật ở môi trường đới lạnh và những động vật ở môi trường đới nóng?(3điểm)
3.Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học?Nêu những ưu điểm và mặt hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học?(2điểm)
 ĐÁP ÁN:
A/PHẦN TRẮC NGHIỆM:(làm đúng mỗi câu cho 0,5điểm) Câu(1b,2d,3d,4a,5c,6d)
B/PHẦN TỰ LUẬN(7 điểm)
Câu 1(làm đúng cho 2 điểm)
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có tế báo sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau.có 2 hình thức chính:sự phân đôi cơ thể và mọc chồi.
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực(tinh trùng) và tế bào sinh dục cái(trứng).trứng thụ tinh phát triển thành phôi.(thụ tinh ngoài và thụ tinh trong)
Câu 2(làm đúng cho 3 điểm)
Động vật ở môi trường đới lạnh:
Bộ lông dày:giữ ấm.
Mỡ dưới da dày:dự trữ năng lượng,cách nhiệt.
Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét:tiết kiệm năng lượng.
Lông màu trắng(vào mùa đông):lẫn trốn kẻ thù,ngụy trang.
Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ:tận dụng nguồn nhiệt.
Động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng:
Chân dài:hạn chế sức nóng.
Chân cao,móng rộng,đệm thịt dày:không nóng,không lún,chống nóng.
Bướu mỡ lạc đà:chứa mỡ,dự trữ nước.
Màu lông nhạt giống màu cát:không bắt nắng và dễ lẫn trốn.
Mỗi bước nhảy cao và xa,di chuyển bằng cách quăng thân:hạn chế sức nóng.
Hoạt động chủ yếu vào ban đêm:tránh nóng.
Khả năng đi xa:tìm nước uống.
Khả năng nhịn khát,chui rúc sâu trong cát:tránh nóng
Câu 3 làm đúng cho 2 điểm
Biện pháp đấu tranh sinh học bao gồm cách sử dụng những thiên địch,gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh cho sinh vật gây hại,nhằm hạn chế tác động của sinh vật gây hại.
Ưu điểm:
Mang lại hiệu quả cao.không gây ô nhiễm môi trường,ô nhiễm rau quả.
Không ảnh hưởng xấu đến sinh vật có ích và sức khỏe con người.
Hạn chế:
Nhiều loài thiên địch không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém.
Thiên địch không diệt triệt để sinh vật gây hại mà chỉ kiềm hãm sự phát triển của chúng.
Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.
Một loài thiên địch vừa có thể có ích vừa có thể có hại.
 .hết

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hoc ky 2 moi soan ne.doc