Giáo án môn Vật lý 7 tiết 9, 10

Giáo án môn Vật lý 7 tiết 9, 10

Tiết 9

TỔNG KẾT CHƯƠNG I : QUANG HỌC

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hệ thống hóa được kiến thức của toàn chương

2. Kĩ năng:

- Trả lời được các câu hỏi và bài tập

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản

- Nghiêm túc trong giờ học.

II. Chuẩn bi

1. Giáo viên:

- Giá quang học, các loại gương, bảng trò chơi ô chữ.

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 7 tiết 9, 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
Lớp 7A:
 7B:. 
Tiết 9
Tổng kết chương i : quang học
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa được kiến thức của toàn chương
2. Kĩ năng:
- Trả lời được các câu hỏi và bài tập
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản
- Nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bi
1. Giáo viên: 
- Giá quang học, các loại gương, bảng trò chơi ô chữ.
2. Học sinh: 
- Nến, đèn pin, màn ảnh
III. Tiến trỡnh tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức (1’): 
Lớp 7A: : Vắng: 
Lớp 7B: : Vắng: 
2. Kiểm tra (4’):
CH: So sánh sự tạo ảnh của 1 vật tạo bởi các gương? 
ĐA: - Giống nhau: đều là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn (5 điểm)
 - Khác nhau: ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật, ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi thì nhỏ hơn vật còn ảnh ảo tạo bởi gương phẳng thì bằng vật. (5 điểm)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động 1: Tự kiểm tra
- GV: nêu hệ thống các câu hỏi để học sinh tự ôn tập
- HS: suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trên
- GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho từng câu hỏi của phần này.
(10’)
I. Tự kiểm tra
* Hoạt động 2: Vận dụng.
- HS: suy nghĩ và trả lời C1
- GV: gọi học sinh khác nhận xét, 
- HS: nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của ban
- GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung.
- HS: suy nghĩ và trả lời C2
- GV: gọi học sinh khác nhận xét, 
- HS: nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của bạn
- GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung.
- HS: thảo luận với câu C3
Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
- GV: Tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C3
15’
II. Vận dụng.
C1: Mắt 
	S1 .
 S2 . 
 S2’ .
S1’
C2: 
- Giống nhau: đều là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn
- Khác nhau: ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật, ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi thì nhỏ hơn vật còn ảnh ảo tạo bởi gương phẳng thì bằng vật. 
C3:
An
Thanh
Hải
Hà
An
x
x
Thanh
x
x
Hải
x
x
x
Hà
x
*Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ.
- HS: thảo luận với các câu hỏi hàng ngang của trò chơi ô chữ
Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
- GV: Tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho từ hàng dọc
10’
III. Trò chơi ô chữ.
4. Củng cố (3’)
- Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
- Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập
- Ôn tập để giờ sau kiểm tra 1 tiết
* Những nhận xét, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
..
Ngày giảng: 
Lớp 7A: ........
Lớp 7B: ........
Tiết 10
Kiểm tra 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Hệ thống được kiến thức đã học.
Vận dụng được kiến thức đó để hoàn thiện bài kiểm tra.
2. Kĩ năng: Làm việc độc lập, sáng tạo, cẩn thận.
3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đề kiểm tra photo
2. Học sinh: ôn tập kiến thức đã học.
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức (1’): 
Lớp 7A: : Vắng: 
Lớp 7B: : Vắng: 
2. Ma trận hai chiều.
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng.
2(C1,2)
 1
1(C7)
0.5
1(C11)
 1 
4
 2.5
ĐL phản xạ ánh sáng, truyền thẳng ánh sáng
2(C3,4)
1
2(C8,9)
1
1(C13)
3
4
 5 
Gương phẳng, cầu lồi, Gương cầu lõm. 
2(C5,6)
 1
1(C10)
 0.5
1(C12)
1
5
 2.5 
Tổng
6
 3
6
 4 
2
3 
12
 10 
3. Đề kiểm tra
I. Trắc nghiệm khách quan:
*Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng
Câu 1: Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng:
 A. Mặt Trời
B. Ngọn nến đang cháy
 C. Mặt Trăng
D. Cục than gỗ đang nóng đỏ.
Câu 2: Vì sao ta nhìn thấy vật?
 A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật
B. Vì vật được chiếu sáng.
 C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
D. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.
Câu 3: ánh sáng truyền đi theo đường thẳng trong môi trường:
 A. Trong suốt
C. Không có vật cản
 B. Đồng tính
D. Trong suốt và đồng tính
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là đúng đối với định luật phản xạ ánh sáng?
 A . Góc phản xạ bằng góc tới
B. Góc tới khác góc khúc xạ
C. Góc phản xạ lớn hơn góc tới.
D. Góc tới lớn hơn góc phản xạ.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là sai khi nói về gương cầu lồi?
 A. Tạo ra ảnh ảo của những vật đặt trước gương.
 B. ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.
 C. Vùng quan sát được của gương cầu lồi lớn hơn vùng quan sát được của gương phẳng và gương cầu lõm có cùng kích thước.
 D. Vùng quan sát được nhỏ hơn so với gương phẳng.
Câu 6: ảnh của một ngọn nến đang cháy quan sát được trong gương cầu lõm có chiều như thế nào?
A. Không cùng chiều với chiều của ngọn nến
B. Ngược chiều với ngọn nến.
C. Cùng chiều với chiều ngọn nến
D. A, B đều đúng.
Câu 7: Hai chiếc áo trắng và xanh đều bị một vết mực đỏ như nhau. Tại sao ta lại nhìn thấy vết mực trên áo trắng rõ hơn vết mực trên áo xanh.
 A. Vì áo là những vật được chiếu sáng rồi phản chiếu ánh sáng đó vào mắt ta. áo màu trắng phản chiếu ánh sáng mạnh hơn áo xanh nên vết mực trên áo màu trắng được mắt ta nhìn thấy rõ hơn.
 B. Vì vết mục đỏ đặt trên nền vải sáng hơn.
 C.Vì màu xanh và màu mực khác nhau ít hơn.
 D. Vì màu đỏ sẽ nổi hơn trên nền trắng.
Câu 8: Chiếu một tia tới lên một gương phẳng, biết góc phản xạ i’ = 300, góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là:
 A. 300
B. 450
C. 600
D. 150
Câu 9: Điều lợi của việc lắp gương cầu lồi so với lắp gương phẳng ở phía trước người lái xe ô tô, xe máy là: chọn câu trả lời đúng nhất.
 A. ảnh của các vật trong gương cầu lồi lớn hơn.
 B. Nhìn rõ hơn.
 C. ảnh của vật trong gương cầu lồi gần mắt hơn.
D. Vùng quan sát được trong gương cầu lồi lớn hơn.
Câu 10: Trong các tác dụng của gương cầu lõm sau, tác dụng nào không đúng.
 A. Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm.
 B. Biến đổi một chùm tia phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
 C. Tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vât.
 D. Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ là một chùm tia phân kì.
II. Trắc nghiệm tự luận.
Câu 11: Mỗi khi làm lễ chào cờ, học sinh đều xếp hàng dọc, theo lớp, theo tổ. Tại sao khi các bạn đã đứng trên cùng một đường thẳng thì người tổ trưởng không nhìn thấy phù hiệu trước ngực của các bạn đứng phía sau người đứng đầu?
Câu 12: Gương cầu lồi thường được ứng dụng trong những trường hợp nào? vì sao?
Câu 13: 
Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng và đặt cách gương 4m.
a) Hãy vẽ S’ của S tạo bởi gương (dựa vào định luật phản xạ ánh sáng).
b) Xác định khoảng cách từ S’ đến S.
S
Đáp án- Thang điểm.
* Từ câu 1 đến câu 6, mỗi câu đúng 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
C
D
A
D
C
A
C
D
D
* Câu 11: (1 điểm): Tia sáng có hướng từ phù hiệu đến mắt người tổ trưởng, bị các bạn đứng trước cản sẽ không đến được mắt tổ trưởng, nên tổ trưởng không nhìn thấy được các phù hiệu đó.
Câu 12 (1 điểm): Làm kính hậu ô tô, căm ở những chỗ gấp khúc có vật bị che khuất. Vì vùng quan sát của nó rộng hơn gương phẳng và gương lõm.
S
S’
* Câu 13 (3 điểm):
a) (1.5đ): 
b) (1.5đ) Vì khoảng cách S đến gương bằng khoảng cách từ S’ đến gương nên khoảng cách SS’ bằng 2 lần khoảng cách từ S đến gương và bằng 8m.
4. Củng cố (1’): Thu bài, nhận xét về thái độ làm bài của hs.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’): Đọc trước bài “ngồn âm”
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docT10.doc