§24. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
A. Mục tiêu:
- Nêu được tác dụng của dòng điện càng lớn thì dòng điện càng mạnh, cường độ dòng điện càng lớn và ngược lại.
- Nêu được đơn vị cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu A.
- Biết cách mắc đúng ampe kế vào mạch điện để đo cường độ dòng điện của mạch.
B. Chuẩn bị:
- GV: 1 đế gắn 2 pin 1,5V; 1 bóng đèn pin 3,5V; 1 Ampe kế; 1 biến trở;1 công tắc; các dây nối.
- HS: mỗi nhóm 1 đế gắn 2 pin, 1 bóng đèn; 1 ampe kế; 1 công tắc; dây nối.
Tuần : 29 Ngày soạn: 08 / 03 / 2009 Tiết: 29 Ngày dạy: 11 / 03 / 2009 §24. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN A. Mục tiêu: Nêu được tác dụng của dòng điện càng lớn thì dòng điện càng mạnh, cường độ dòng điện càng lớn và ngược lại. Nêu được đơn vị cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu A. Biết cách mắc đúng ampe kế vào mạch điện để đo cường độ dòng điện của mạch. B. Chuẩn bị: GV: 1 đế gắn 2 pin 1,5V; 1 bóng đèn pin 3,5V; 1 Ampe kế; 1 biến trở;1 công tắc; các dây nối. HS: mỗi nhóm 1 đế gắn 2 pin, 1 bóng đèn; 1 ampe kế; 1 công tắc; dây nối. C. Tiến trình lên lớp: 1. Oån định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV: Nêu các tác dụng của dòng điện? Cho ví dụ? Bóng đèn hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện? - HS: dòng điện có các tác dụng: phát sáng, nhiệt, từ, hóa học, sinh lý. Bóng đèn hoạt động dựa trên tác dụng phát sáng của dòng điện. 3. Bài mới: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. - GV: Hãy cho biết bóng đèn pin sẽ sáng như thế nào khi pin còn mới so với khi pin sử dụng nhiều lần (hết pin)? - GV: Làm thí nghiệm dùng biến trở để bóng đèn chuyển từ sáng sang mờ dần đi. cho HS quan sát hiện tượng sảy ra. Cho HS nhận xét mức độ sáng của bóng đèn? - Gv đặt vấn đề: Ta thấy cùng một bóng đèn khi mắc vào mạch điện lúc thì sáng mạnh, lúc thì sáng yếu. Vậy hiện tượng đèn sáng mạnh hay sáng yếu có liên quan gì đến dòng điện chạy qua đèn không? Nếu có thì liên quan như thế nào? Làm sao để đo được dòng điện để biết dòng điện mạnh hay yếu? Bài hôm nay ta sẽ xét vấn đề này? - HS: bóng đèn rất sáng khi pin còn mới; bóng đèn mờ dần đi khi pin được sử dụng nhiều lần (hay hết pin). - HS: Bóng đèn chuyển từ sáng sang mờ dần đi. Hoặc sáng không giống nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu cường độ dòng điện. I. Cường độ dòng điện: a. Thí nghiệm. - GV: Để so sánh được dòng điện mạnh hay yếu, ta phải dựa vào tác dụng của dòng điện mạnh hay yếu. - GV: Giới thiệu cho HS dụng cụ có tên Ampe kế, cách mắc Ampe kế vào mạch. - GV: làm thí nghiệm cho HS quan sát mối quan hệ giữa số chỉ của Ampe kế với độ sáng của bóng đèn bằng cách: ghi số chỉ ampe kế ở mỗi lần rồi so sánh mức độ sáng của bóng đèn ở 2 lần với nhau.(chú ý hướng dẫn HS đọc chỉ số của Ampe kế đúng cách) b. Kết quả: Số chỉ Ampe kế Bón đèn (sáng yếu, sáng mạnh) Lần 1 Lần 2 -GV: nhận xét gì về độ sáng của bóng đèn với số chỉ ampe kế? -GV: thông báo: số chỉ của ampe kế là giá trị của cường độ dòng điện. Cường độ dòng điện kí hiệu là I. đơn vị là Ampe. Kí hiệu A. -GV: Vậy hiện tượng đèn sáng mạnh hay sáng yếu có liên quan gì đến dòng điện chạy qua đèn không? Nếu có thì liên quan như thế nào? c. Kết luận: * Chú ý: 1A=1000mA (mA: miliampe); 1mA =0,001A. Chuyển ý: ở trên ta dùng Ampe để đo I, vậy Ampe kế có đặc điểm gì về cấu tạo? Ta đi tìm hiểu? - HS: bóng đèn sáng mạnh khi số chỉ của ampe kế lớn Và ngược lại. - HS: trả lời và ghi vào vở: Kết luận: Đèn sáng càng mạnh khi cường độ dòng điện có giá trị càng lớn, ngược lại. Hoạt động 3: Tìm hiểu ampe kế. - GV: giới thiệu đặc điểm cấu tạo của Ampe kế: có 2 cực để mắc Ampe kế vào mạch điện, có 1 bảng chia vạch, 1 kim có thể quay quanh trục để chỉ trên bảng giá trị của I. ở Ampe kế nếu ghi A: thì đơn vị tính là A, nếu ghi là mA thì đơn vị tính là mA. - GV: phân chia mỗi nhóm 1 ampe kế à yêu cầu các nhóm thảo luận để xác định GHĐ, ĐCNN. à đại diện nhóm lên điền vào bảng. - GV: tại sao Ampe kế lại có nhiều GHĐ, ĐCNN? - GV: ngoài ampe kế dùng trong phòng thí nghiệm thì người ta còn có thể dùng đồng hồ điện đa năng để đo I. đồng hồ có nhiều GHĐ và ĐCNN. - Chuyển ý: Ampe kế được mắc vào mạch để đo như thế nào? Phần III. - HS: theo lắng nghe. Ampe kế GHĐ ĐCNN Nhóm 1 Nhóm 2 - HS: có nhiều GHĐ để thích hợp với các giá trị đo và nhiều ĐCNN để kết quả đo được chính xác. Hoạt động 3: Dùng Ampe kế để xác định cường độ dòng điện trong mạch. - GV: giới thiệu kí hiệu của Ampe kế băng chữ A trong vòng tròn, chú ý có hai ghi 2 chốt (-) và (+). - GV: hướng dẫn HS dùng Ampe kế: 1) Trước khi đo ta phải (dựa vào bảng 2) xác định xem Ampe kế của mình có GHĐ và ĐCNN phù hợp. 2) mắc ampe kế chú ý mắc đúng 2 chốt (-) và (+) giống hình 24.3. - GV: nêu nội dung hoạt động trình bày trên bảng nhóm: Mắc mạch điện như hình 24.4 Sgk. I1 =? (của 2 pin); I2=? (của 4 pin)? Nhận xét: dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng thì đèn càng Hoạt động 4: Vận dụng. - GV: Đưa bảng phụ ghi nội dung C3a,c; C4; C5 à Cho HS thảo luận nhóm, trả lời? - HS: đại diện trả lời Hoạt động 5: Tổng kết bài học. - GV: yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trước lớp. - GV: bài học hôm nay chúng ta dựa trên tác dụng phát sáng của dòng điện để nghiên cứu I, với các tác dụng khác: từ, nhiệt, hóa học, sinh lý thì tác dụng mạnh yếu của dòng điện cũng phụ thuộc vào giá trị của I dòng điện. à Yêu cầu HS lấy ví dụ chứng tỏ? - HS: bàn ủi sẽ nóng hơn khi cường độ qua bàn ủi càng lớn. Khi cường độ dòng điện có giá trị lớn qua cơ thể gây tác dụng sinh lý mạnh, nguy hiểm. D. Hướng dẫn – dặn dò. Về nhà học bài – làm các bài tập Sbt. - Đọc phần có thể em chưa biết. - Chuẩn bị trước bài 25. Hiệu điện thế.
Tài liệu đính kèm: