AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
A. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Biết được rằng dòng điện có thể đi qua cơ thể người.
- Giới hạn nguy hiểm đối với dong điện đi qua cơ thể người.
- Biết được thế nào là hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì.
- Nắm được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, rút ra kết luận.
Thái độ:
- Rèn luyện ý thức tập trung, tính cẩn thận trong học tập.
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên chuẩn bị : một người điện, một bóng đèn pin, một cầu chì, dây dẫn điện, ampe kế, 2 cục pin.
Tuần 34 Ngày soạn / 05 / 2011 Tiết 33 Ngày dạy / 05 / 2011 AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN A. MỤC TIÊU Kiến thức: Biết được rằng dòng điện có thể đi qua cơ thể người. Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người. Biết được thế nào là hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì. Nắm được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, rút ra kết luận. Thái độ: Rèn luyện ý thức tập trung, tính cẩn thận trong học tập. B. CHUẨN BỊ Giáo viên chuẩn bị : một người điện, một bóng đèn pin, một cầu chì, dây dẫn điện, ampe kế, 2 cục pin. C. Tiến trình lên lớp : Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: đặt vấn đề vào bài mới Ngày nay cuộc sống có điện thật ích lợi, thuận tiện và văn minh. Điện đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống mỗi gia đình chúng ta. Nhưng nếu sử dụng điện không an toàn thì có thể gây thiệt hại như cháy nổ và nguy hiểm đến tính mạng con người. Vậy để biết xem sử dụng điện như thế nào là an toàn thì hôm nay các em sẽ được học bài “ An toàn khi sử dụng điện”. Hoạt động 2: Giới thiệu kiến thức phần I “ Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây ra nguy hiểm” 1.Tổ chức tình huống học tập Để biết xem dòng điện có thể đi qua cơ thể người không và giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người thì chúng ta nghiên cứu phần I: “ Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây ra nguy hiểm” 2.Dòng điện có thể đi qua cơ thể người. Học sinh nhớ lại thí nghiệm về bút thử điện ở bài 22 và hỏi câu C1. Giáo viên lắp mạch điện với mô hình “người điện” như hình 29.1 và yêu cầu học sinh quan sát. Giáo viên đóng công tắc và yêu cầu học sinh dự đoán xem bóng đèn trên người điện sẽ như thế nào khi giáo viên chạm đầu 2 vào bất cứ chỗ nào trên “người điện”. Gọi 2,3 học sinh nhắc lại. Giáo viên nhắc lại và ghi bảng. 3.Giới hạn nguy hiểm của dòng điện. Yêu cầu học sinh nhắc lại các tác dụng sinh lý của dòng điện. Giáo viên dựa vào SGK đưa ra những giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. Giáo viên yêu cầu nhắc lại và ghi bảng Hoạt động 3: Giới thiệu kiến thức phần II Tổ chức tình huống học tập Ở mạch điện trong nhà các em có một số thiết bị do để lâu ngày đã bị hư và gây ra những tác hại rất nguy hiểm. Cũng trong phần này các em cũng sẽ được biết xem con người đã chế tạo ra một loại thiết bị gì để khắc phục các tác hại nguy hiểm do dòng điện gây ra. Để biết được những điều trên chúng ta tiếp tục nghiên cứu sang phần II: “ Hiện tượng đoản mạch và các tác dụng của cầu chì” Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch) Cho biết ứng với mỗi trị số của cường độ dòng điện ghi trên bảng ta phải dùng cầu chì ghi bao nhiêu ampe cho mạch điện thắp sáng bóng đèn? Hoạt động 4: Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. Tổ chức tình huống học tập Quy tắc an toàn khi sử dụng điện Giáo viên nêu 4 quy tắc an toàn điện và cho học sinh nhắc lại từng quy tắc một. Yêu cầu học sinh làm câu C6. Cho các em suy nghĩ và trả lời từng trường hợp. Giáo viên sữa chữa và nhắc lại. Giáo viên cho 2_3 học sinh đọc to phần ghi nhớ và yêu cầu về nhà học trong SGK/88. GDMT: Trong thực tế khi đóng, ngắt mạch điện cao áp luôn kèm theo các tia lữa điện, sự tiếp xúc điện không tốt cũng có thể làm phát sinh các tia lữa điện. Tia lữa điện có tác dụng làm nhiễu sóng điện từ ảnh hưởng đên thông tin liên lạc hoặc gây phản ứng hóa học tạo ra các khí độc như: NO, NO2,CO,CO2 vì vậy, cần bảo đảm sự tiếp xúc điện thật tốt trong quá trình vận hành và sử dụng các thiết bị điện. Tia lữa điện truyền đến các vật liệu xốp, dễ cháy gây hỏa hoạn. Theo các em chúng ta cần có biện pháp gì để khắc phục tình trạng trên? Các biện pháp được đề ra: Cần đề ra các biện pháp an toàn điện tại những nơi cần thiết. Cần tránh bị điện giật bằng cách tránh tiếp xúc với dòng điện có điện áp cao. Mỗi người cần tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng điện và có những kiến thức cơ bản nhất về sơ cứu người bị điện giật. D. Hướng dẫn về nhà. - BTVN: Học sinh làm bài 29.3, 29.4 - Trả lời các câu hỏi tự kiểm tra vào vở.
Tài liệu đính kèm: