Tiết 17: Ôn tập Học kì I.
A. Mục Tiêu.
1. Kiến thức:
- Ôn tập, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản của phần Cơ học để trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập.
- Vận dụng các kiến thức cơ bản để giải các bài tập trong phần Cơ học.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính toán bài tập.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, trung thực trong hoạt động nhóm.
B. Chuẩn Bị.
GV: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập lên Bảng Phụ.
HS: Ôn tập các kiến thức đã học.
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 17: Ôn tập Học kì I. A. Mục Tiêu. 1. Kiến thức: - Ôn tập, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản của phần Cơ học để trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập. - Vận dụng các kiến thức cơ bản để giải các bài tập trong phần Cơ học. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính toán bài tập. 3. Thái độ: Yêu thích môn học, trung thực trong hoạt động nhóm. B. Chuẩn Bị. GV: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập lên Bảng Phụ. HS: Ôn tập các kiến thức đã học. C. Tổ chức hoạt động dạy và học. 1. Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp trong kiểm tra bài mới. Chữa BT 14.1(SBT). E - Đúng. 2. Bài Mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tổ chức thảo luận hệ thống câu hỏi GV đưa ra GV nêu các câu hỏi: Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Vật như thế nào được gọi là đứng yên? Giữa chuyển động và đứng yên có tính chất gì? Người ta thường chọn những vật nào làm vật mốc? Câu 2: Vận tốc là gì? Viết công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc? Câu 3: Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được tính theo công thức nào? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của từng đại lượng? Câu 4: Cách biểu diễn và kí hiệu véc tơ lực? Biểu diễn véc tơ lực sau: Trọng lực của một vật là 1500N và lực kéo tác dụng lên xà lan với cường độ 2000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. Tỉ lệ xích 1cm ứng với 500N. Câu 5: Hai lực cân bằng là gì? Quả cầu có khối lượng 0,2 kg được treo vào một sợi dây cố định. Hãy biểu diễn các véc tơ lực tác dụng lên quả cầu với tỉ lệ xích 1cm ứng với 1N. Câu 6: Quán tính là gì? Quán tính phụ thuộc như thế nào vào vật? Giải thích hiện tượng: Tại sao khi nhảy từ bậc cao xuống chân ta bị gập lại? Tại sao xe ôtô đột ngột rẽ phải, người ngồi trên xe lại bị nghiêng về bên trái? Câu 7: Có mấy loại lực ma sát? Lực ma sát xuất hiện khi nào? Lực ma sát có lợi hay có hại? Lấy ví dụ minh hoạ? Câu 8: áp lực là gì? áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng? Câu 9: Đặc điểm của áp suất chất lỏng? Viết công thức tính? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng? Câu 10: Viết công thức tính lực đẩy Acsimet? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng? Có mấy cách xác định lực đẩy Acsimet? Câu 11: Điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng? Câu 12: Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng? C GV: Chia HS thành nhóm mỗi nhóm nghiên cứu 4 câu. GV tổ chức cho HS thảo luận đưa ra đáp án đúng. GV khen thưởng và cho điểm nhóm thự hiện tốt. I. Lý thuyết. HS: Nghiên cứu các câu hỏi GV đưa ra và thảo luận nhóm sau đó phát biểu. + Nhóm 1: Nghiên cứu trả lời Câu 1 – Câu 4. Câu 1: + Vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc gọi là chuyển động cơ học (chuyển động). + Tương đối, Trái Đất. Câu 2: + Quãng dường chạy được trong một giây gọi là vận tốc. + v = Trong đó: v là vận tốc s là quãng đường đi được t là thời gian đi hết q.đ đó Câu 3: + Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc không thay đổi theo thời gian. + Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc thay đổi theo thời gian. Vtb = Câu 4: HS lên bảng vẽ. Nhóm 2: Câu 5 – Câu 8. Câu 5: + Hai lực cân bằng: Cùng đặt vào 1 vật có cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn. + HS biểu diễn trên bảng. Câu 6: + Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính. + HS giải thích: Câu 7: + Có 3 loại lực ma sát: Ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ. + Câu 8: Nêu về áp suất, áp lực. Nhóm 3: Câu 9 – Câu12: Câu 9: + áp lực phụ thuộc vào: Độ lớn của lực và diện tích mặt tiếp xúc. + áp suất: p = F: áp lực S: diện tích bị ép p: áp suất. Câu 10: Lực đẩy ác-si-mét FA = d.V Trong đó: V: Thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ d: Trọng lượng riêng của chất lỏng FA: Độ lớn lực đẩy Nhóm 4: Câu 11: Điều kiện để 1 vật nhúng chìm trong chất lỏng: + Nổi lên: P < FA hay dvật < dchất lỏng + Chìm xuống: P > FA hay dvật > dchất lỏng + Cân bằng “lơ lửng” khi: P = FA hay dvật = dchất lỏng Câu 12: Điều kiện để có công cơ học: - Biểu thức tính công: A = F.S Trong đó: F: Lực tác dụng S: Quãng đường dịch chuyển A: Công của lực F Hoạt động 2: Giải bài tập. GV: + Y/c HS đọc và giải bài tập 1: tr.65. + Y/c 1 HS lên bảng làm bài. GV cho HS nhận xét, sửa chữa sai sót nếu có. + Y/c HS làm BT: 3.3SBT. + Làm BT: 7.5 SBT. + BTVN: . Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích tiếp xúc của chân với mặt sàn là 3dm2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó? Về nhà: Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết kiểm tra HKI. II. Bài Tập. Bài 1:Tóm tắt: S1 = 100m ; t1 = 25s S2 = 50m ; t2 = 20s vtb1 = ? ; vtb2 = ? ; vtb = ? Lời giải: - Vận tốc trung bình của người đó trên mỗi đoạn đường là: vtb1 = = = 4 (m/s) vtb2 = = = 2,5 (m/s) - Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường là: vtb = = = = 3,3m/s Bài 3.3(SBT/7) Tómtắt: S1= 3km v1 = 2m/s =7,2km/h S2= 1,95km t1 = 0,5h vtb=? km/h Giải + Thời gian người đó đi hết quãng đường đầu là: t1= = = (h) + Vận tốc của người đó trên cả hai quãng đường là: vtb= = = 5,4 (km/h) Đáp số: 5,4km/h Bài 7.5 (SBT/12) Tóm tắt: p = 1,7.104N/m2 ; S = 0,03m2 P = ?N ; m = ?kg Giải Trọng lượng của người đó là: p = = P = p.S = 1,7.104.0,03= 510 N Khối lượng của người đó là: m = = = 51 (kg) Đáp số: 510N; 51kg
Tài liệu đính kèm: