Giáo án môn Vật lý khối 7 tiết số 20: Hai loại điện tích

Giáo án môn Vật lý khối 7 tiết số 20: Hai loại điện tích

Tiết 20. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH

I/ Mục Tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết có 2 loại điện tích ; điện tích dương và điện tích âm , 2 điện tích cùng dấu thì đẩy nhau , trái dấu thì hút nhau .

- Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm : hạt nhân mang điện tích dương các electron mang điện tích âm quang xung quanh hạt nhân , nguyên tử trung hoà về điện .

- Vật mang điện tích âm thừa electron , vật mang điện tích dương thiếu electron.

2. Kỹ năng:

- HS trung bình yếu: Nhận biết được các hạt mang điện tích.

- HS khá, giỏi: Làm thí nghiệm nhiễm điện do cọ xát .

3.Thái độ: Trung thực , hợp tác nhóm

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 877Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý khối 7 tiết số 20: Hai loại điện tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 01/ 2011
Ngày giảng: 14/ 01 (7bc); / 01 (7a)
 Tiết 20. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I/ Mục Tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết có 2 loại điện tích ; điện tích dương và điện tích âm , 2 điện tích cùng dấu thì đẩy nhau , trái dấu thì hút nhau . 
- Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm : hạt nhân mang điện tích dương các electron mang điện tích âm quang xung quanh hạt nhân , nguyên tử trung hoà về điện . 
- Vật mang điện tích âm thừa electron , vật mang điện tích dương thiếu electron.
2. Kỹ năng:
- HS trung bình yếu: Nhận biết được các hạt mang điện tích.
- HS khá, giỏi: Làm thí nghiệm nhiễm điện do cọ xát .
3.Thái độ: Trung thực , hợp tác nhóm 
II/ Chuẩn bị:	
1.Giáo viên : 
- ĐDDH – TBDH: Tranh vẽ to mô hình đơn giản nguyên tử( hình 18.4)
*Mỗi nhóm : 
2 mảnh ni lông 70mm x 12mm. 
1 bút chì . 
1 mảnh len. 
1 thanh thuỷ tinh .
- Nội dung ghi bảng:
I/ Hai loại điện tích : 
1.Thí nghệm 1 (SGK)
	Nhận xét ; .cùng loại .đẩy nhau . 
2.Thí nghiệm 2 (SGK) 
	Nhận xét  .hút nhau ..khác loại 
3.Kết luận : 
.hai .đẩy nhau , hút nhau 
*Qui ước : (SGK) 
	C1 : Mảnh vải mang điện tích dương vì 2 vật nhiễm điện hút nhau thì mang điện tích khác loại ; thanh nhựa cọ xát vào vải thì nhiễm điện âm . 
II.Sơ lược cấu tạo nguyên tử .
 (SGK)
 *Chú ý : 1 vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron , nhiễm điện dương nếu mất bới electron 
III.Vận dụng : 
	C2: Trước khi cọ xát ; Cả 2 đều có điện tích dương và âm vì đều có cấu tạo từ các nguyên tử , trong nguyên tử có hạt nhân mang điện tích dương, electron mang điện tích âm 
	C3: Trước khi cọ xát : Các vật chưa nhiễm điện à Không hút giấy nhỏ . 
	C4: Sau khi cọ xát
Vải mất electron à nhiễm điện dương 
Thước nhựa nhận thêm electron à nhiễm điện âm
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài
III/ Tiến trình dạy học :
Hoạt Động Của Học Sinh
Trợ Giúp Của Giáo Viên
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
HS trả lời và làm bài tập
? Có thể làm cho 1 vật nhiễm điện bằng cách nào ? 
? Vật nhiễm điện có những tính chất nào ? 
? Bài tập 17.1 (SBT)
Hoạt động 2 : Thí nghiệm tạo 2 vật nhiễm điện cùng loại , tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng
-Cá nhân đọc thông tin 
-Hoạt động nhóm bố trí thí nghiệm như hình 18.1 và 18.2 (SGK)
-Đại diện nhóm trả lời câu hỏi của giáo viên 
-Thu thập thông tin từ giáo viên 
-Hoàn tất kết luận vào vở ? 
-Đọc thí nghiệm , nêu tên dụng cụ thí nghiệm ? Cách bố trí thí nghiệm ? 
-Khi kẹp 2 mảnh ni lông vào thân bút chì nêu hiện tượng quan sát được ?
-Nêu phương án làm thí nghiệm để làm 2 mảnh ni lông nhiễm điện ? 
-Dự đoán hiện tưỡng ? 
-Làm thí nghiệm theo nhóm 2 ? 
-Lưu ý : Khi cô xát phải đều , không mạnh tránh ni lông bị cong, cọ theo 1 chiều với số lần như nhau 
-Làm kết luận ? 
-Nhận xét kết quả các nhóm , nếu có nhóm làm hút nhau giáo viên giải thích : do 1 trong 2 mảnh đó chưa nhiễm điện . 
-2 mảnh ni lông cùng cọ xát vào len thì nó nhiễm điện giống hay khác nhau ? Vì sao ? 
-Với 2 vật giống nhau khác thì hiện tượng có như vậy không à thí nghiệm 18.2 (SGK)
-Đọc thí nghiệm : Làm thí nghiệm như hình 18.2 ? 
-Nhận xét hiện tượng ? 
-Giáo viên nhận xét , chốt lại kết quả thí nghiệm . 
Hoạt động 3 Làm thí nghiệm phát hiện 2 vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích khác loại
-Cá nhân đọc thông tin 
-Bố trí thí nghiệm theo nhóm 
-Đại diện nhóm nêu nhận xét à Rút ra kết luận . 
-Hoàn tất kết luận vào vở . 
-Bố trí thí nghiệm như hình 18.3 (SGK) 
-Hiện tượng tương tác là gì ? 
-Đặt đũa nhựa chưa nhiễm điện lên mũi nhọn , đưa thanh thuỷ rinh chưa nhiễm điện lại gần chúng quan sát hiện tượng ? 
-Nêu hiện tượng quan sát được ở thí nghiệm 2 ? 
-Làm nhận xét ? 
-Tại sao thanh nhựa và thanh thuỷ tinh nhiễm điện khác loại . 
-Nêu kết luận 
-Giáo viên chốt và hoàn thiện kết luận . 
-Giáo viên giới thiệu qui ước như SGK . 
-Làm C1 ? 
Hoạt động 4 : Sơ lược cấu tạo nguyên tử
-Cá nhân đọc thông tin kết hợp với hình 18.4. 
-Trả lời 4 câu hỏi của giáo viên 
-Hoàn tất nội dung phần 2 vào vở 
-Giáo viên treo hình 18.4 (SGK)/ 51 
-Đọc phần II SGK ? 
-Giáo viên phát phiếu học tập . 
-Điền từ thích hợp vào 4 câu Giáo viên đã cho ? 
-Nêu sơ lược cấu tạo nguyên tử theo mô hình nguyên tử hình 18.4 ? Đếm số dáu ( - ) , ( + ) ở hạt nhân và lớp vỏ ? 
à Vậy nguyên tử trung hoà về điện 
Thông báo : Nguyên tử có kích thước rất bé nếu xếp 1 hàng dài 1mm đã có khoảng 10 triệu nguyên tữ . 
Hoạt động 5 : Vận dụng – củng cố – dặn dò
-Cá nhân làm C2 à C4 . 
-Nhận xét 
-Thu thập thông tin à ghi vào vở 
2.Dặn dò . 
-C2, C3 , C4 ? à Giáo viên sửa sai khi cần thiết 
-Giáo viên giới thiệu vật nhiễm điện chương ( + ) và ( - ) 
-Đọc điều em chưa biết ? 
-Gọc nội dung ghi nhớ của bài 
-Làm bài tập : Từ 18.1 à 18.4 ( SBT)
-Soạn bài dòng điện , nguồn điện . 
-Chuẩn bị 1 mảnh tôn ( 80mm x 80mm ), 1 mảnh nhựa 130mm x 180mm, 1 mảnh len , 1 bóng đèn pin cho mỗi nhóm .

Tài liệu đính kèm:

  • docT20.doc