TIẾT 22 : CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
I . Mục tiêu.
1 . Kiến thức : Sau bài này, giáo viên giúp HS :
Biết được đặc điểm của chất dẫn điện, chất cách điện và ứng dụng của chúng trong thực tế.
Hiểu được khái niệm về dòng điện trong kim loại.
2 . Kĩ năng :
Làm được các thí nghiệm để nhận biết chất dẫn điện, chất cách điện.
Biết được ứng dụng của vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện trong thực tế cuộc sống.
3 . Thái độ :
Học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động nhóm.
Ngày soạn : 19/1/2010 Ngày dạy : 21/1/2010 TIẾT 22 : CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI I . Mục tiêu. 1 . Kiến thức : Sau bài này, giáo viên giúp HS : Biết được đặc điểm của chất dẫn điện, chất cách điện và ứng dụng của chúng trong thực tế. Hiểu được khái niệm về dòng điện trong kim loại. 2 . Kĩ năng : Làm được các thí nghiệm để nhận biết chất dẫn điện, chất cách điện. Biết được ứng dụng của vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện trong thực tế cuộc sống. 3 . Thái độ : Học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động nhóm. II . Chuẩn bị. 1 . Giáo viên : Tìm hiểu kĩ nội dung bài 20 sgk. Tranh vẽ hình 20.4 sgk. Chuẩn bị cho mỗi nhóm những dụng cụ thí nghiệm sau : bảng điện, nguồn điện, bóng đèn sợi đốt, hộp thử vật liệu, dây dẫn, một số loại vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện. 2 . Học sinh : Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 20 sgk. III . Hoạt động dạy và học. 1 . Ổn định : 2 . Bài cũ : Kiểm tra 15 phút NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT A . Trắc nghiệm. I . Khoanh tròn câu trả lời em chọn : Câu 1. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây bị nhiễm điện? A . Một ống bằng gỗ. ; B . Một ống bằng thép. C . Một ống bằng giấy. ; D . Một ống bằng nhựa. Câu 2. Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây? A . Một mảnh nilông đã được cọ xát. ; B . Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn. C . Đồng hồ dùng pin đang chạy. ; D . Chiếc quạt khi không hoạt động. Câu 3. Dòng điện là : A . Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. B . Dòng các điện tích dương và điện tích âm dịch chuyển có hướng. C . Dòng các điện tích dương hoặc các điện tích âm dịch chuyển có hướng. D . Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 4. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện ? A . Quạt máy ; B . Aùc quy C . Bếp lửa ; ; D . Đèn pin. Câu 5. Vật có khả năng nhiễm điện là : A . Chỉ có các vật rắn. ; B . Chỉ có các vật rắn và lỏng. C . Chỉ có chất khí. ; D . Tất cả mọi vật đều có khả năng nhiễm điện. II . Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau : Nhiều vật sau khi được có khả năng các vật khác. Có loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì Các vật mang điện tích thì B . Tự luận. Câu 1. Khi nào một vật nhiễm điện tích âm, nhiễm điện tích dương? Câu 2. Dùng mảnh lụa cọ xát thanh thuỷ tinh, mảnh lụa nhiễm điện tích dương hay âm? Vì sao? 3 . Bài mới Hoạt động học của trò Trợ giúp của giáo viên Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập. - Lắng nghe. Hoạt động 2 : Làm thí nghiệm tìm hiểu về chất dẫn điện và chất cách điện. - Kể một số vật liệu dẫn điện và cách điện thường gặp trong thực tế theo yêu cầu của GV. - Lắng nghe. - Đọc C1. - Chỉ ra những bộ phận dẫn điện, cách điện trong hình 20.1 sgk, hoàn thành C1 theo yêu cầu của GV. - Lắng nghe. - Đọc và tìm hiểu thí nghiệm. - Làm thí nghiệm kiểm tra vật dẫn điện, cách điện theo hướng dẫn của GV. - Báo cáo kết quả thí nghiệm. - Lắng nghe. + Trả lời câu hỏi của GV hoàn thành C2. + Trả lời câu hỏi của GV hoàn thành C3. + Một số chất lỏng có thể dẫn được điện như : dung dịch axit, dung dịch kiềm, dung địch muối và nước thường dùng. - Lắng nghe. - Lắng nghe. Hoạt động 3 : Tìm hiểu về dòng điện trong kim loại. - Nhắc lại kiến thức đã học về nguyên tử theo yêu cầu của GV. Hoàn thành C4. - Quan sát, tiếp thu kiến thức. - Quan sát hình vẽ, trả lời các yêu cầu của GV hoàn thành C5. + Trả lời câu hỏi của GV. - Quan sát hình 20.4 sgk. + C6. Các êlectrôn tự do trong kim loại bị cực âm của pin đẩy, cực dương của pin hút. - Đánh dấu mũi tên chỉ chiều dịch chuyển có hướng của các êlectrôn tự do trong kim loại theo yêu cầu của GV. + Trả lời câu hỏi của GV, hoàn thành kết luận : Các êlectrôn tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó. - Lắng nghe. Hoạt động 4 : Vận dụng - tổng kết. - Đọc, thảo luận trả lời các câu hỏi phần vận dụng theo yêu cầu của GV. + Trả lời câu hỏi của GV. - Đọc ghi nhớ bài. - Đọc mục có thể em chưa biết. - Lắng nghe. - GV đặt vấn đề vào bài :Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Chúng được ứng dụng như thế nào trong các dụng cụ điện? Dòng điện trong kim loại có đặc điểm như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều này. - Yêu cầu HS kể một số vật liệu dẫn điện và cách điện thường gặp trong thực tế. - GV giới thiệu về chất dẫn điện và cách điện như trong sgk. - Yêu cầu HS đọc C1. - Cho HS chỉ ra những bộ phận dẫn điện, cách điện trong hình 20.1 sgk. - GV đặt vấn đề : Để biết một vật có dẫn điện hay không chúng ta cần phải làm thí nghiệm kiểm tra. - Cho HS đọc và tìm hiểu thí nghiệm. - GV điều khiển các nhóm làm thí nghiệm kiểm tra vật dẫn điện, cách điện. - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quảø thí nghiệm. - GV nhận xét. + H : Bằng hiểu biết thực tế, em hãy cho biết 3 vật liệu dẫn điện, 3 vật liệu cách điện thường dùng nhất trong đời sống? + H : không khí ở điều kiện bình thường có dẫn điện không? Trong điều kiện nào thì không khí dẫn được điện? Lấy ví dụ minh họa? + H : Chất lỏng có dẫn được điện không? Hãy cho ví dụ minh họa? - GV nhận xét và chốt lại kiến thức về chất dẫn điện, chất cách điện. - GV đặt vấn đề : Chất dẫn điện được sử dụng trong thực tế nhiều nhất là kim loại. Vậy kim loại có đặc điểm như thế nào mà có thể dẫn điện tốt như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về điều này. - Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học về nguyên tử : trong nguyên tử, hạt nào mang điện tích dương, hạt nào mang điện tích âm? - GV yêu cầu HS quan sát hình 20.3 sgk, GV thông báo về êlectrôn tự do trong kim loại. - Từ hình vẽ 20.1 sgk, GV cho HS chỉ kí hiệu nào là êlectrôn tự do, kí hiệu nào là phần còn lại của nguyên tử. + H : Phần còn lại của nguyên tử mang điện tích gì? Vì sao? - Yêu cầu HS quan sát hình 20.4 sgk. + H : các êlectrôn tự do trong kim loại bị cực nào của pin hút, bị cực nào của pin đẩy? - Yêu cầu HS đánh dấu mũi tên chỉ chiều dịch chuyển có hướng của các êlectrôn tự do trong kim loại. + Dòng điện trong kim loại là gì? - GV nhận xét và chốt lại kiến thức. - GV cho HS đọc và thảo luận trả lời các câu hỏi phần vận dụng. + H : Chất dẫn điện, chất cách điện là gì? Thế nào là dòng điện trong kim loại? - Yêu cầu 1HS đọc ghi nhớ bài. - Yêu cầu 1HS đọc mục có thể em chưa biết - Về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT, xem trước nội dung bài 21 sgk. Nội dung ghi bảng : TIẾT 22 : CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI I . Chất dẫn điện và chất cách điện. Khái niệm : sgk C1. Thí nghiệm : sgk. C2. Ba vật liệu dẫn điện thường dùng : đồng, nhôm, chì. Ba vật liệu cách điện thường dùng : nhựa, sứ, cao su. C3. II . Dòng điện trong kim loại. 1 . êlectrôn tự do trong kim loại : sgk C4. C5. 2. Dòng điện trong kim loại: C6. Các êlectrôn tự do trong kim loại bị cực âm của pin đẩy, cực dương của pin hút. Kết luận : êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng III. Vận dụng. C7. B C8. C C8. C Ghi nhớ : sgk. Rút kinh nghiệm : ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA. A . Trắc nghiệm : 5,5đ Phần I. Chọn câu trả lời : 2,5đ, mỗi câu 0,5đ. Câu 1 : D ; Câu 2 : C , Câu 3 : D , Câu 4 : B , Câu 5 : D Phần II. Điền từ : 3đ, mỗi từ đúng : 0,5đ. B . Tự luận : 4,5đ Câu 1 : 2,5đ, mỗi ý đúng : 1,25đ. Câu 2 : 2đ , mỗi ý đúng : 1đ. THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI KIỂM TRA Lớp SS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm > 5 SL % 7A1 7A3 7A8 Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: