Giáo án môn Vật lý lớp 7 tiết 24: Tác dụng nhiệt – tác dụng phát sáng của dòng điện

Giáo án môn Vật lý lớp 7 tiết 24: Tác dụng nhiệt – tác dụng phát sáng của dòng điện

TIẾT 24 : TÁC DỤNG NHIỆT – TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN

I . Mục tiêu.

1 . Kiến thức : Sau bài này, giáo viên giúp HS :

Biết được dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng.

Biết được những ứng dụng này trong thực tế.

2 . Kĩ năng :

Làm được thí nghiệm tìm hiểu tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng điện.

Nêu được một số ứng dụng thực tế.

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 1084Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 7 tiết 24: Tác dụng nhiệt – tác dụng phát sáng của dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 02/02/2010
Ngày dạy : 04/02/2010
TIẾT 24 : TÁC DỤNG NHIỆT – TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN
I . Mục tiêu.
1 . Kiến thức : Sau bài này, giáo viên giúp HS :
Biết được dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng.
Biết được những ứng dụng này trong thực tế.
2 . Kĩ năng :
Làm được thí nghiệm tìm hiểu tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng điện.
Nêu được một số ứng dụng thực tế.
3 . Thái độ : 
Học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động nhóm, thích tìm hiểu thực tế.
Có ý thức bảo vệ môi trường.
II . Chuẩn bị.
1 . Giáo viên :
Tìm hiểu kĩ nội dung bài 22 sgk.
Thí nghiệm hình 22.2 sgk.
Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS những dụng cụ thí nghiệm sau : bảng điện, nguồn điện, bóng đèn sợi đốt, dây dẫn, khóa K, đèn LED.
2 . Học sinh : Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 22 sgk.
III . Hoạt động dạy và học.
1 . Ổn định :
2 . Bài cũ :
HS1 : Phát biểu quy ước chiều dòng điện? làm bài tập 21.1 SBT.
HS2 : Làm bài tập 21.2 SBT.
3 . Bài mới 
Hoạt động học của trò
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện.
+ C1. Một số đồ dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua : bàn ủi, máy sấy tóc, bếp điện 
- Đọc C2.
- Mắc mạch điện, tìm hiểu các nội dung hoàn thành C2 theo yêu cầu của GV.
+ C2. 
a) Khi đèn sáng, bóng đèn có nóng lên, nhận biết bằng cách sờ tay vào bóng đèn.
b) Khi đèn hoạt động, dây tóc được đốt nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.
c) Dây tóc bóng đèn thường được làm bằng vônfram vì vônfram có nhiệt độ nóng chảy cao (33700C) và lớn hơn nhiệt độ làm việc bình thường của dây tóc bóng đèn.
- Lắng nghe.
- Đọc C3. 
- Quan sát, lắng nghe. 
- Theo dõi thí nghiệm của GV.
+ C3. 
a) Mảnh giấy bị cháy. 
b) Điều này chứng tỏ dòng điện đã làm cho dây thép nóng lên => dòng điện đã gây ra tác dụng nhiệt đối với dây thép.
* Kết luận : Khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên.
Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.
+ C4. Dây chì bị nóng chảy. Mạch điện được bảo vệ.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện. 
- Lắng nghe, tiếp thu. 
- Quan sát hình 22.3 sgk tìm hiểu về bóng đèn bút thử điện trả lời C5, C6 theo hướng dẫn của GV.
+ C5. Hai đầu dây đèn tách rời nhau.
+ C6. Đèn sáng là do vùng chất khí giữa hai đầu dây đèn phát sáng.
- Lắng nghe.
* Kết luận : Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn bút thử điện làm chất khí này phát sáng.
- Quan sát, lắng nghe.
- Quan sát đèn điốt phát quang tìm hiểu, nhận biết bản kim loại to, nhỏ trong đèn theo yêu cầu của GV.
- Mắc mạch điện có dùng đèn điốtphát quang.
+ C7. Đèn sáng khi bản kim loại nhỏ mắc về phía cực dương, bản kim loại lớn mắc về phía cực âm của nguồn điện.
- Đổi chiều đèn LED và kiểm tra xem đèn có sáng hay không theo yêu cầu của GV.
* Kết luận : Đèn điốt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng.
- Lắng nghe. 
Hoạt động 4 : Vận dụng - tổng kết.
- Trả lời các câu hỏi phần vận dụng theo hướng dẫn của GV.
- Đọc ghi nhớ bài.
- Đọc mục có thể em chưa biết.
- Lắng nghe.
- GV giới thiệu : Dòng điện có những tác dụng như thế nào? Và ứng dụng các tác dụng của dòng điện trong thực tế ra sao? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu hai tác dụng của dòng điện : Tác dụng phát sáng và tác dụng nhiệt của dòng đện.
+ H : Em hãy kể tên một số đồ dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua?
- Yêu cầu HS đọc C2.
- Cho HS mắc mạch điện như hình 22.2 sgk, tìm hiểu các nội dung hoàn thành C2.
+ H : Khi đèn sáng, bóng đèn có nóng lên không? Bằng cách nào để nhận biết điều này?
+ H : Khi đèn hoạt động, bộ phận nào được đốt nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng?
+ H : Vì sao dây tóc bóng đèn thường được làm bằng vônfram ?
- GV nhận xét.
- Yêu cầu 1HS đọc C3.
- GV giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm. 
- GV làm thí nghiệm.
+ H : Hiện tượng gì xảy ra với mảnh giấy? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì?
- Yêu cầu HS đọc và hoàn thành kết luận.
- Yêu cầu HS đọc và hoàn thành C4.
- GV giới thiệu tác dụng phát sáng của dòng điện như trong sgk.
- Yêu cầu HS quan sát hình 22.3 sgk tìm hiểu về bóng đèn bút thử điện trả lời C5, C6.
+ H : Em có nhận xét như thế nào về hai đầu dây đèn của bút thử điện?
+ H : Đèn sáng là do hai đầu dây đèn nóng sáng hay do vùng chất khí giữa hai đầu dây này phát sáng?
- GV nhận xét. 
- Yêu cầu HS hoàn thành phần kết luận.
- GV giới thiệu đèn điốt phát quang.
- Yêu cầu HS quan sát đèn điốt phát quang tìm hiểu, nhận biết bản kim loại to, nhỏ trong đèn.
- GV cho HS mắc mạch điện với đèn điốt phát quang.
+ H : Đèn sáng khi bản kim loại nhỏ mắc về phía cực dương hay cực âm của nguồn điện?
- Từ mạch điện HS đã mắc, GV yêu cầu HS đổi chiều đèn LED và kiểm tra xem đèn có sáng hay không.
- Từ đó GV yêu cầu HS hoàn thành kết luận.
- GV nhận xét. Mở rộng : ngày nay, để chiếu sáng, người ta đã sử dụng đèn LED. Việc sử dụng đèn này sẽ tiết kiệm điện năng một cách đáng kể. Tiết kiệm điện năng có ý nghĩa quan trọng tới việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.
- GV hướng dẫn HS trả lời C8, C9 phần vận dụng.
- Yêu cầu 1HS đọc ghi nhớ bài.
- Yêu cầu 1HS đọc mục có thể em chưa biết
- Về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT, xem trước nội dung bài 23 sgk. 
Nội dung ghi bảng :
TIẾT 24 : TÁC DỤNG NHIỆT – TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN
I . Tác dụng nhiệt.
C1. Một số đồ dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua : bàn ủi, máy sấy tóc, bếp điện 
C2. 
a) Khi đèn sáng, bóng đèn có nóng lên, nhận biết bằng cách sờ tay vào bóng đèn.
b) Khi đèn hoạt động, dây tóc được đốt nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.
c) Dây tóc bóng đèn thường được làm bằng vônfram vì vônfram có nhiệt độ nóng chảy cao (33700C) và lớn hơn nhiệt độ làm việc bình thường của dây tóc bóng đèn.
C3. 
a) Mảnh giấy bị cháy. 
b) Điều này chứng tỏ dòng điện đã làm cho dây thép nóng lên => dòng điện đã gây ra tác dụng nhiệt đối với dây thép.
* Kết luận : 	+  nóng lên 
	+  nhiệt độ  phát sáng
C4. Dây chì bị nóng chảy. Mạch điện được bảo vệ.
II . Chiều dòng điện.
1. bóng đèn bút thử điện : 
C5. Hai đầu dây đèn tách rời nhau.
C6. Đèn sáng là do vùng chất khí giữa hai đầu dây đèn phát sáng.
	* Kết luận :  phát sáng. 
2 . Đèn điốt phát quang. (đèn LED)
C7. Đèn sáng khi bản kim loại nhỏ mắc về phía cực dương, bản kim loại lớn mắc về phía cực âm của nguồn điện.
* Kết luận :  một chiều 
III. Vận dụng.
C8. E
C9. 
Ghi nhớ : sgk.
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 24.doc