TIẾT 8 : GƯƠNG CẦU LÕM
I . Mục tiêu.
1 . Kiến thức : Sau bài này, giáo viên giúp HS:
Biết được tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm.
So sánh được tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cẫu lõm với gương phẳng và gương cầu lồi.
Biết được một số ứng dụng của gương cầu lõm trong thực tế.
2 . Kĩ năng :
Làm thí nghiệm tìm hiểu tính chất của gương cầu lõm.
Nêu được một số ứng dụng thực tế của gương cầu lõm.
3 . Thái độ : Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
Ngày soạn : 6/10/2009 Ngày dạy : 8/10/2009 TIẾT 8 : GƯƠNG CẦU LÕM I . Mục tiêu. 1 . Kiến thức : Sau bài này, giáo viên giúp HS: Biết được tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm. So sánh được tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cẫu lõm với gương phẳng và gương cầu lồi. Biết được một số ứng dụng của gương cầu lõm trong thực tế. 2 . Kĩ năng : Làm thí nghiệm tìm hiểu tính chất của gương cầu lõm. Nêu được một số ứng dụng thực tế của gương cầu lõm. 3 . Thái độ : Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. II . Chuẩn bị. 1 . Giáo viên : Tìm hiểu kĩ nội dung bài 8 sgk. Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS dụng cụ sau : một gương cầu lõm, một gương phẳng, một gương cầu lồi, hai cục pin con ó. 2 . Học sinh : Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 8 sgk. III . Hoạt động dạy và học. 1 . Ổn định : 2 . Bài cũ : HS1 : Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có gì giống và khác ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng? So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với vùng nhìn thấy của gương phẳng. HS2 : Làm bài tập 7.1, 7.2 SBT. 3 . Bài mới : Hoạt động học của trò Trợ giúp của giáo viên Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập. - Lắng nghe. Hoạt động 2 : Tìm hiểu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm. - Đọc thí nghiệm và C1. - Quan sát, lắng nghe. - Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV, thảo luận hoàn thành C1. + C1. Ảnh quan sát được trong gương cầu lõm là ảnh ảo. Vì không hứng được trên màn chắn. Ảnh tạo bởi gương cầu lõm có độ lớn lớn hơn vật. - Làm thí nghiệm để so sánh sự giống và khác nhau giữa ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm với ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi theo hướng dẫn của GV. - Hoàn thành C2. + C2. Điểm giống nhau : Đều là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. Điểm khác nhau : ảnh tạo bởi gương phẳng có độ lớn bằng vật, ảnh tạo bởi gương cầu lồi có độ lớn nhỏ hơn vật, ảnh tạo bởi gương cầu lõm có độ lớn nhỏ hơn vật. + Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng, vùng nhìn thấy của gương phẳng lớn hơn vùng nhìn thấy của gương cầu lõm có cùng kích thước. - Lắng nghe. + Kết luận : Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật. - Lắng nghe. Hoạt động 3 :Tìm hiểu sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm. - Đọc phần thí nghiệm và C3. - Quan sát thí nghiệm. + C3. Chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương. + Kết luận : Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương. - Lắng nghe. - Thảo luận trả lời C4 theo hướng dẫn của GV. + C4. Ánh sáng Mặt Trời khi chiếu đến được coi là chùm tia sáng song song, chùm tia này gặp gương cầu lõm sẽ cho chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương. Tia sáng Mặt Trời mang nhiệt năng, do đó vật đặt ở chỗ các tia phản xạ hội tụ sẽ nóng lên. - Lắng nghe. - Đọc thí nghiệm và C5. - Tiếp thu. + Kết luận: Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp có thể cho chùm tia phản xạ song song. - Lắng nghe. Hoạt động 4 : Vận dụng – Tổng kết. - Quan sát hình 8.5 sgk, đọc thông tin tìm hiểu về đèn pin theo yêu cầu của GV. + Pha đèn pin thực chất là một gương cầu lõm. - Thảo luận nhóm trả lời C6, C7 theo hướng dận của GV. - Đọc ghi nhớ bài. - Lắng nghe. - Đọc mục có thể em chưa biết. - Lắng nghe. - GV giới thiệu : Gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu. Vậy liệu gương cầu lõm có cho ảnh giống gương cầu lồi hay không? Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều này. - Yêu cầu 1HS đọc thí nghiệm và C1. - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm. - Cho HS các nhóm làm thí nghiệm trả lời C1. + H : Ảnh quan sát được trong gương cầu lõm là ảnh gì? Vì sao? So sánh độ lớn của ảnh với độ lớn của vật. - GV hướng dẫn hS làm thí nghiệm để so sánh sự giống và khác nhau giữa ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm với ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi. - Yêu cầu HS hoàn thành C2. + H : Em có nhận xét gì về vùng nhìn thấy của ba gương có cùng kích thước? - GV nhận xét. - Yêu cầu HS đọc và hoàn thành kết luận. - GV nhận xét và chốt lại về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm. - Yêu cầu 1HS đọc phần thí nghiệm và C3. - GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm và nêu nhận xét. + H : Em có nhận xét gì về chùm tia phản xạ trên gương? - Yêu cầu HS đọc và hoàn thành kết luận. - GV nhận xét. - Yêu cầu HS đọc, thảo luận trả lời C4. + Em hãy cho biết vì sao vật đó lại nóng lên? - GVnhận xét. - Yêu cầu HS quan sát hình 8.4, đọc thí nghiệm và C5. - GV thông báo kết quả của thí nghiệm này. - Yêu cầu HS hoàn thành kết luận. - GV nhận xét và chốt lại về sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm. - Yêu cầu HS quan sát hình 8.5 sgk, đọc thông tin tìm hiểu về đèn pin. + H : Pha đèn pin có cấu tạo như thế nào? - Cho HS thảo luận nhóm trả lời C6, C7. - Yêu cầu 1HS đọc ghi nhớ bài. - GV chốt lại kiến thức cơ bản của bài học. - Yêu cầu 1HS đọc mục có thể em chưa biết. - Về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT, ôn lại kiến thức đã học về chương I : Quang Học, xem trước nội dung bài tổng kết chương. Nội dung ghi bảng : TIẾT 8 : GƯƠNG CẦU LÕM I . Ảnh tạo bởi gương cầu lõm. Thí nghiệm : sgk. C1. Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. Ảnh lớn hơn vật. C2. Kết luận : ảo lớn hơn II . Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm. 1 . Đối với chùm tia tới song song. Thí nghiệm : sgk. C3. Chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương. Kết luận : hội tụ C4. 2 . Đối với chùm tia tới phân kì. Thí nghiệm : sgk. C5. Kết luận : phản xa III . Vận dụng. C6. Chùm tia phản xạ song song có thể truyền đi xa mà vẫn sáng rõ. C7. Ra xa gương. Ghi nhớ : sgk. Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: