A. Mục Tiêu:
Qua bài học, HS cần nắm được:
- HS biết được thời kỳ đẻ nhánh và yêu cầu ngoại cảnh của cây lúa.
+ HS biết được cây lúa có hai giai đoạn đẻ nhánh là :
Giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu và giai đoàn đẻ nhánh vô hiệu.
- Có hứng thú học tập nghề trồng lúa để góp phần tăng gia sản xuất,giúp đỡ gia đình.
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
GVChuẩn bị: SGK.
HS: SGK.
C. Tiến trình dạy học:
Phòng GD-ĐT huyện Đô Lương Trường THCS Giang Sơn Phân phối chương trình Nghề lớp9 (90 tiết) - Mới 2007-2008 **** ** **** ** **** Cả Năm: 35 Tuần =90 Tiết Học Kỳ1: 18 Tuần * 2 tiết/tuần =36 Tiết HS thực hành : 54 Tiết Chủ đề : Nghề Trồng Lúa ( 90- tiết) Tiết Chương Tên bài dạy Chương1. Đời sống cây lúa (19 tiết) 1 A I.Thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa. 2 II.các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa. (Tiết1) 3 II.Các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa. (Tiết2) 4 B I.Những đặc điểm của thời kỳ mạ. 5 II.Yêu cầu điều kiện sôngs của thời kỳ mạ. 6 C I.Những đặc điểm chính của thời kỳ lúa đẻ nhánh .(Tiết1) 7 I.Những đặc điểm chính của thời kỳ lúa đẻ nhánh . (Tiết2) 8 II.Yêu cầu điều kiện sống của thời kỳ lúa đẻ nhánh. 9 D I.Những đặc điểm chính của cây lúa ở thời kỳ sau đẻ nhánh . 10 II.Yêu cầu điều kiện sống của thời kỳ lúa sau đẻ nhánh. 11 II.Yêu cầu điều kiện sống của thời kỳ lúa sau đẻ nhánh. (Tiết2) 12 E I.Các yếu tố hình thành năng suất lúa 13 II.Quá trình hình thành số bông và biện pháp kỹ thuật tác động. 14 II.Quá trình hình thành số bông và biện pháp kỹ thuật tác động. (Tiết2) 15 III.Quá trình hình thành số hạt trên bông và biện pháp kỹ thuật tác động. 16 IV.Quá trình hình thành tỷ lệ hạt chắc và biện pháp tác động. 17 V.Quá trình hình thành trọng lượng hạt và biện pháp tác động. 18 VI.Tổng hợp quá trình hình thành năng suất lúa. Chương2. Một số khâu kỹ thuật trong nghề trồng lúa. 19 A I.Chọn lọc giống . 20 II.Nhân giống lúa . 21 III.Một số giống lúa mới hiện nay.... 22 B I.Nhóm sâu đục thân 23 I. Nhóm sâu đục thân (Tiết 2) 24 II.Nhóm sâu hại lá,bông lúa. 25 II.Nhóm sâu hại lá,bông lúa. 26 III.Nhóm sâu chích hút nhựa lúa. 27 III.Nhóm sâu chích hút nhựa lúa. 28 IV.Nhóm bệnh hại lúa. 29 IV.Nhóm bệnh hại lúa. 30 V.Một số loại nông dược được sử dụng phổ biến hiện nay ỏ địa phương. 31 Ôn tập 32 Ôn tập 33 Kiểm tra 1 tiết. Phần 2.Phần thực tập sản xuất. 3445 Làm ruộng mạ 4655 Biện pháp kỹ thuật làm đất ruộng cấy – bón lót vào ruộng cấy. 5661 Cấy lúa 6267 Chăm sóc lúa 6873 Bố trí thí nghiệm đơn giản về lúa. 7480 Nhận biết một số sâu hại lúa. 8187 Phun thuốc trừ sâu họ lúa. 8889 Ôn tập. 90 Kiểm tra 1 tiết. Bài soạn Chủ Đề : Nghề trồng lúa (70 tiết) Thứ 3 ngày 18 tháng9 năm 2007 Chương1: Đời sống cây lúa C.Thời kỳ lúa đẻ nhánh và yêu cầu ngoại cảnh của nó. Tuần 3- Tiết 6: I. Những đặc điểm chính của thời kỳ lúa để nhánh. A. Mục Tiêu: Qua bài học, HS cần nắm được: - HS biết được thời kỳ đẻ nhánh và yêu cầu ngoại cảnh của cây lúa. + HS biết được cây lúa có hai giai đoạn đẻ nhánh là : Giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu và giai đoàn đẻ nhánh vô hiệu. - Có hứng thú học tập nghề trồng lúa để góp phần tăng gia sản xuất,giúp đỡ gia đình. B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: GVChuẩn bị: SGK. HS: SGK. C. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt Động 1: Kiểm tra bài cũ (7 phút) HS1: - Cây mạ hình thành qua mấy giai đoạn? - Nêu yêu cầu đ/kiện sống của thời kỳ mạ? Gv cùng HS đại diện nhận xét. HS1:- Cây mạ hình thành qua ba giai đoạn “G/đ nẩy mầm,g/đ mạ ba lá, g/đ sau ba lá” - Các y/c đk sống của cây mạ là: +Nước, nhiệt độ, + Một số yếu tố khác cần cho cây mạ: ( Chất dinh dưỡng, ô xy , ánh sáng) HS đại diện nhận xét. Hoạt Động 2: Cây lúa có hai giai đoạn đẻ nhánh (32 phút) GV:Nhánh lúa là một cây con mọc từ mầm nhánh trên thân cây mẹ, nó có thể trổ bông. Thời kỳ đẻ nhánh quyết định số bông trên đơn vị diện tích. (?)Liên hệ thực tế hãy cho biết cây lúa có mấy thời kỳ đẻ nhánh ? 1>Cây lúa có 2 giai đoạn lúa đẻ nhánh. GV giới thiệu. (?) Hãy nêu rõ hai giai đoạn đẻ nhánh đó? (?) Giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu bắt đầu từ thời gian nào của cây lúa? Có tác dụng gì ? Kéo dài khoảng bao nhiêu ngày? (?)Cần cho lúa đẻ ntn ? (?) Giai đoạn đẻ nhánh vô hiệu có tạo bông không ? (?)Những nhánh vô hiệu sau thời gian đẻ ntn? (?) Cần làm gì để giảm số nhánh vô hiệu? HS nghe. HS:Cây lúa có hai giai đoạn đẻ nhánh là giai đoạn đầu và giai đoạn cuối. HS: Giai đoạn đầu gọi là giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu, các nhánh đều tạo bông Phải chăm sóc hợp lý. HS:Sau khi cấy 10 ngày và kéo dài từ 2025 ngày. HS:Cần cho lúa đẻ sớm,đẻ tập trung. HS: Giai đoạn cuối đẻ nhánh gọi là giai đoạn đẻ nhánh vô hiệu, các nhánh không hình thành bông lúa. HS:Nó sẽ lụi dần rồi chết. HS:Cần có biện pháp kịp thời để ngăn chặn cây lúa đẻ nhánh vô hiệu. Hoạt Động 3: củng cố. (3P) (?)Hãy cho biết cây lúa có những giai đoạn đẻ nhánh nào ? Giai đoạn nào cho bông ? Giai đoạn nào không cho bông ? HS:trả lời. Hoạt Động 4: HD học ở nhà (3P) Học kỹ nội dung đã nghiên cứu ở lớp, và quan sát thực tế ở địa phương. Thứ 3 ngày 18 tháng9 năm 2007 C.Thời kỳ lúa đẻ nhánh và yêu cầu ngoại cảnh của nó. Tuần 3- Tiết 7: I. Những đặc điểm chính của thời kỳ lúa để nhánh. A. Mục Tiêu: Qua bài học, HS cần nắm được: - HS biết được thời kỳ đẻ nhánh và yêu cầu ngoại cảnh của cây lúa. + HS biết được cây lúa có khả năng đẻ nhiều nhánh là : + Biết được sơ đồ đẻ nhánh của cây lúa. +Biết được sự đẻ nhánh của cây lúa tương quan với sự ra lá. - Có hứng thú học tập nghề trồng lúa để góp phần tăng gia sản xuất, giúp đỡ gđình. B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: GVChuẩn bị: Hình3 phóng to: ”Sơ đồ đẻ nhánh của cây lúa” C. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt Động 1: Kiểm tra bài cũ (6 phút) HS1(?)Hãy cho biết cây lúa có những giai đoạn đẻ nhánh nào ? Giai đoạn nào cho bông ? Giai đoạn nào không cho bông ? HS2: (?) Giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu bắt đầu từ thời gian nào của cây lúa? Có tác dụng gì ? Kéo dài khoảng bao nhiêu ngày? Cần cho lúa đẻ ntn ? HS cả lớp cùng nghe để nhận xét. GV đánh giá và cho điểm. HS1:Trả lời. HS2:Trả lời. HS đại diện nhận xét. Hoạt Động 2: Cây lúa có khả năng đẻ nhiều nhánh(21 phút) (?) Khả năng đẻ nhánh của cây lúa ntn GV:Cây lúa có khả năng đẻ n/nhánh. GV: Treo H3 vẽ sẵn lên GV giới thiệu sơ đồ đẻ nhánh của cây lúa. (?) Hãy vẽ sơ đồ vào vở của mình? (?)Em có thể lấy ví dụ không ? HS:Mỗi mắt đốt trên thân cây lúa có một lá, một mầm nhánh, và hai tầng rễ, như vậy, trên thân cây lúa có bao nhiêu mắt đốt sẽ có bấy nhiêu mầm nhánh. HS vẽ sơ đồ vào vở. HS:Một bụi lúa NN8 cấy 3 hay 4 dảnh lúa thường chỉ đẻ 14-15 nhánh ,trong dó có khoảng 10-12 nhánh hữu hiệu. Hoạt Động 3: Sự đẻ nhánh của cây lúa có tương quan với sự ra lá (15 phút) GV: Sự đẻ nhánh của cây lúa có tương quan với sự ra lá. (?) Cây lúa đẻ nhánh thứ nhất khi có mấy lá. (?)Mối tương quan nhất định đó gọi là gì? (?)Dựa vào quy luật đó người ta có thể biết được điều gì ? GV củng cố bài cho học sinh bằng cách nêu các câu hỏi để học sinh trả lời. (?)Vì sao cây lúa có khả năng đẻ nhiều nhánh ? (?)Sự đẻ nhánh của cây lúa ảnh hưởng đến bộ phận nào của cây lúa ? HS:Cây lúa đẻ nhánh thứ nhất khi có 4 lá. đẻ nhánh thứ 2 khi có 5 lá,đẻ nhánh thứ 3 khi có 6 lá.... HS: Mối tương quan nhất định đó gọi là q/luật “Cùng ra lá cùng đẻ nhánh” HS: Dựa vào quy luật đó người ta có thể biết được số nhánh đẻ và nhánh hữu hiệu trên cây lúa, nhờ đó mà người ta điều khiển cây lúa đẻ theo ý muốn của mình. HS:Trả lời các câu hỏi. Hoạt Động 4: HD học ở nhà (3P) - Học kỹ nội dung đã nghiên cứu ở lớp, - Quan sát,tìm hiểu thực tế ở địa phương. ÚÛ ỉ Thứ 3 ngày 2 tháng 10 năm 2007 Tuần 4- Tiết8: II.Yêu cầu điều kiện sống của thời kỳ lúa đẻ nhánh A. Mục Tiêu: Qua tiết học, HS cần nắm được: - HS biết cụ thể các điều kiện sống của cây lúa ở thời kỳ đẻ nhánh . + Như nhiệt độ,chế độ nước, chất dinh dưỡng,ánh sáng. - Có hứng thú học tập nghề trồng lúa để góp phần tăng gia sản xuất,giúp đỡ gđình. B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: GV:SGK. HS:Học kỹ bài cũ,Tìm hiểu các điều kiện sống của cây lúa ở thời kỳ để nhánh. C. Tiến trình dạy học: Hoạt động của HS Hoạt Động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút) HS1:Hãy vẽ sơ đồ đẻ nhánh của cây lúa ? HS2: -Vì sao cây lúa có khả năng đẻ nhiều nhánh ? - Sự đẻ nhánh của cây lúa có mối tương quan với sự ra lá ntn ? HS cả lớp cùng nghe để nhận xét. GV đánh giá và cho điểm. HS1:Trả lời. HS2:Trả lời. HS đại diện nhận xét. Hoạt Động 2: Yêu cầu điều kiện sống của thời kỳ lúa đẻ nhánh (32 phút) GV:Muốn cây lúa đẻ khoẻ,đẻ sớm cần nắm vững những y/c của nó ,trên cơ sở đó để có biện pháp kỹ thuật thích hợp để điều khiển Vây thời kỳ này cây lúa cần gì ? (?) Theo các em thời kỳ cây lúa đẻ nhánh cần những điều kiện sống nào? (?)Cây lúa thời kỳ đẻ nhánh phát triển về gì 1.Chất dinh dưỡng: (?) Thời kỳ cây lúa đẻ nhánh cần cung cấp chất dinh dưỡng ntn ? (?) Loại chất d/dưỡng nào cần cung cấp? (?) Cách cung cấp như thế nào ? 2.Nước : (?) Cây lúa đẻ nhánh tốt khi mật độ nước trên ruộng khoảng bao nhiêu ? (?) Muốn cây lúa ngừng đẻ thì làm thế nào ? GV:Nếu ruộng ngập nước sâu hoặc khô nước thì cây lúa ngừng đẻ nhánh.Vì vậy người ta điều khiển được sự đẻ nhánh của cây lúa. 3.Nhiệt độ: (?)Nhiệt độ thích hợp để lúa đẻ nhánh là bao nhiêu ? (?)Nhiệt độ ở mức nào thì cây lúa có thể ngừng đẻ ? (?)Làm thế nào để chống rét cho cây lúa 4.ánh sáng: (?) Nếu thời kỳ đẻ nhánh cây lúa thiếu sáng thì năng suất đẻ ntn? (?) Chế độ sáng trong ruộng lúa phụ thuộc vào yếu tố nào ? HS:Cần chất dinh dưỡng,nước,nhiệt độ thích hợp ,ánh sáng. HS:Cây lúa thời kỳ đẻ nhánh phát triển về thân và lá 1.Chất dinh dưỡng: - Cung cấp đầy đủ, kịp thời. - Đạm, lân, phân chuồng là các chất dinh dưỡng cần cung cấp nhất. -Bón lót và bón thúc kết hợp làm cỏ sục bùn. 2.Nước : Cây lúa đẻ nhánh nhiều khi mật độ nước trên ruộng luôn có từ 35cm. Nếu muốn ngừng đẻ nhánh thì tháo khô nước phơi ruộng 45 ngày. 3.Nhiệt độ: - Nhiệt độ thích hợp để cây lúa đẻ nhánh là từ 2035C. - Nếu dưới 20C và trên 37C đều không có lợi cho sự đẻ nhánh. - Nhiệt độ dưới 16C cây lúa ngừng đẻ. - Để chống rét thường cấy dày, khóm to và bón thêm phân kali. 4.ánh sáng: - Nếu thiếu sáng lúa sẽ đẻ chậm lại ,nên mật độ gieo, cấy phải phù hợp cho từng giống lúa. Hoạt Động 3: Củng cố (5 phút) (?) Theo các em thời kỳ cây lúa đẻ nhánh cần những điều kiện sống nào? (?) Thời kỳ cây lúa đẻ nhánh cần cung cấp chất dinh dưỡng ntn ? (?) Loại chất d/dưỡng nào cần cung cấp? (?) Cách cung cấp như thế nào ? (?) Cây lúa đẻ nhánh tốt khi mật độ nước trên ruộng khoảng bao nhiêu ? (?)Nhiệt độ thích hợp để lúa đẻ nhánh là bao nhiêu ? (?) Nếu thời kỳ đẻ nhánh cây lúa thiếu sáng thì năng suất đẻ ntn? (?) Chế độ sáng trong ruộng lúa phụ thuộc vào yếu tố nào ? HS trả lời . HS trả lời . HS trả lời . HS trả lời . HS trả lời . HS trả lời . HS ... các loại bệnh hại lúa. B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: GV:Chuẩn bị một số loại sâu đục thân và yc hs nhận biết loại sâu đục thân . HS: Chuẩn bị sâu hại lúa đem đến để nhận biết. C. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt Động 1: HS TH nhận biết các loại sâu , rầy ,bệnh hại lúa (28 phút) GV kiểm tra phân công TH. * GV hd TH nhận biết các loại sâu hại lúa dựa vào đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của chúng (Tr31-40 SGK) * GV hd nhận biết các loại rầy hại lúa dựa vào đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của chúng (Tr41-45 SGK). * GV hd nhận biết các loại bệnh hại lúa dựa vào triệu chứng và đặc đặc điểm lây lan (Tr46-50 SGK). GV chia theo nhóm để hs làm thực hành. GV y/c hs quan sát và ghi chép lại kết quả quan sát. HS báo cáo KQ chuẩn bị TH. HS nghe HD. HS thực hành làm theo nhóm và ghi chép quá trình quan sát TH để báo cáo. Hoạt Động 2: HS báo cáo kq thực hành (15 phút) GV gọi hs trình bày nội dung ghi chép. GV nhận xét: + Tinh thần thái độ làm việc trong các giờ học thực hành. + Kết quả quan sát ghi chép trong TH. + Kết quả làm thực hành. + Năng suất làm thực hành. HS lần lượt trình bày bài của mình. HS cả lớp nghe và nhận xét. Hoạt Động 3: Dặn dò (2 phút) Tham gia cùng gia đình tìm hiểu thêm cách cấy lúa . Tiết sau thực hành nhận biết một số loại sâu cuốn lá hại lúa. - Mỗi tổ đem một số loại thuốc trừ sâu hại lúa. Thứ 5 ngày 6 tháng 3 năm 2008 Tiết81-87: Th: phun thuốc trừ sâu sâu hại lúa (7-Tiết) A. Mục Tiêu: Qua tiết học TH, HS cần nắm được: - HS được hd cụ thể cách phun thuốc trừ sâu an toàn đảm bảo sức khoẻ. - Có hứng thú học tập tìm hiểu thêm về nghề trồng lúa ở gia đình. * Ba tiết đầu tìm hiểu các loại thuốc trừ sâu hại lúa . * Hai tiết tiếp nghe hd cách pha chế và phun thuốc trừ sâu an toàn đảm bảo sức khoẻ. * Hai tiết cuối quan sát phun thuốc trừ sâu cho lúa ở địa bàn gần trường học . B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: GV:Chuẩn bị một số tên thuốc trừ sâu hại lúa, tác dụng, nguồn gốc. HS: Chuẩn bị các thông tin về thuốc trừ sâu. C. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt Động 1: TH tìm hiểu các loại thuốc trừ sâu hại lúa và viết bài thu hoạch *GV kiểm tra phân công TH. GV hd TH như SGK tr59-61. GV chia theo nhóm để hs TH tìm hiểu các loại thuốc trừ sâu hại lúa qua các báo quảng cáo,vỏ bao thuốc đã sạch đem đến. GV y/c hs tìm hiểu và ghi chép lại k quả. *GV gọi hs trình bày nội dung ghi chép. GV nhận xét: + Tinh thần thái độ làm việc trong các giờ học thực hành. + Kết quả quan sát ghi chép trong TH. + Kết quả làm thu thập thông tin. + Năng suất làm thực hành HS báo cáo KQ chuẩn bị TH. HS nghe HD. HS thực hành làm theo nhóm và ghi chép quá trình làm TH. HS lần lượt trình bày bài của mình. HS cả lớp nghe và nhận xét. Hoạt Động 2: Nghe HD cách pha chế và phun thuốc trừ sâu an toàn và viết bài thu hoạch (?)Pha chế ntn để đảm bảo trừ được sâu bệnh hại lúa ? (?)Trong khi pha thuốc và phun thuốc cần lưu ý điều gì ? GV hd cách pha chế thuốc trừ sâu dựa trên sự hd ở ngoài bao thuốc lưu ý phải an toàn tính mạng, đảm bảo sức khoẻ. GV yc hs viết bài thu hoạch sau khi đã được nghe hd của GV. HS dựa vào kết quả tìm hiểu thông tin về thuốc để trả lời. HS: Cần lưu ý vấn đề an toàn tính mạng con người, đảm bảo sức khoẻ. HS nghe hd và viết bài thu hoạch. HS viết bài thu hoạch. Hoạt Động 3: Quan sát phun thuốc trừ sâu ở ruộng lúa GV đưa HS đi quan sát phun thuốc trừ sâu ở ruộng lúa ở địa bàn gần trường. (?)Khi phun thuốc tiến hành phun ntn? (?)Cần lưu ý gì khi phun thuốc trên ruộng? HS đi quan sát và viết bài thu hoạch. HS trả lời... Hoạt Động 4: Tổng kết thực hành (5 phút) GV gọi hs trình bày nội dung ghi chép. GV nhận xét: + Tinh thần thái độ làm việc trong các giờ học thực hành. + Kết quả quan sát ghi chép trong TH. + Kết quả làm thu thập thông tin. + Năng suất làm thực hành HS lần lượt trình bày bài của mình. HS cả lớp nghe và nhận xét. Hoạt Động 5: Dặn dò (2 phút) Tham gia cùng gia đình tìm hiểu thêm cách cấy lúa . Hai tiết sau ôn tập chuẩn bị thi học kỳ và thi kết thúc môn nghề . Ôn lại các kiến thức đã được học về môn nghề trồng lúa. Thứ 6 ngày 7 tháng 3 năm 2008 Tiết87: Ôn tâp (Tiết 1) A. Mục Tiêu: Qua tiết ôn tập , HS cần nắm được: - HS được tổng kết lại các kiến thức đã học về môn nghề trồng lúa để nhớ lại các kiến thức cơ bản. - Trong tiết đầu ôn tập hs được ôn lại về đời sống cây lúa,ôn lại các khâu kỹ thuật trong nghề trồng lúa. - Có hứng thú học tập tìm hiểu thêm về nghề trồng lúa ở gia đình. B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: GV:Chuẩn bị nội dung ôn tập. HS: Ôn lại các kiến thức đã học. C. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt Động 1: Kiểm tra (5 phút) (?)Chương1- Gồm có những ndung nào? Nêu cụ thể từng nội dung ? (?)Chương2- Nghiên cứu vấn đề gì ? HS1:Trả lời dựa trên mục lục SGK. HS2 trả lời dựa trên mục lục SGK. Hoạt Động 2: Ôn tập (35 phút) (?)Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa ntn ? (?)Nêu các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa ? (?)Cây mạ hình thành qua mấy giai đoạn (?) Nêu y/c ngoại cảnh : + Của thời kỳ mạ ? + Của thời kỳ lúa đẻ nhánh ? + Của thời kỳ lúa làm đòng, trổ bông, phơi màu vào chắc và chín ? (?) Vẽ sơ đồ đẻ nhánh của cây lúa ? (?) Nêu những đặc điểm chính của cây lúa ở thời kỳ sau đẻ nhánh ? (?) Nêu cấu tạo của bông lúa và hoa lúa? (?)Nêu biện pháp chủ yếu để tăng số hạt trên bông ? (?)Nêu biện pháp chủ yếu năng cao tỷ lệ hạt chắc? GV gọi hs đai diện trả lời. GV gọi hs đại diện nhận xét. (?)Căn cứ để chọn giống lúa là gì ? (?)Để quan sát quá trình hình thành số bông ta dựa vao chỉ tiêu nhất định nào? HS: Được tính từ lúc hạt nẩy mầm cho tới khi bông lúa chín. Thời gian đó dài hay ngắn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như giống lúa, thời vụ gieo cấy, kỹ thuật canh tác. HS: Thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa gồm: Thời kỳ mạ; Thời kỳ đẻ nhánh (hữu hiệu, vô hiệu) , Thời kỳ làm đòng, Thời kỳ trổ bông vào chắc và chín. HS trả lời... HS nêu... HS vẽ sơ đồ đẻ nhánh của cây lúa trên bảng. HS: Hình thành bông lúa; Hình thành hạt lúa; Cây lúa tập trung tinh bột vào hạt. HS:Cấu tạo bông lúa và hoa lúa gồm: Vỏ trấu, nhị đực, nhị cái, mày bao, trục bông, cuống bông, gié cấp1, gié cấp2. HS:B/pháp để tăng số hạt trên bông là: + Hạn chế số bông tăng quá nhiều. + Nuôi dưỡng các nhánh hữu hiệu đề to, khoẻ cho đến thời kỳ phân hoá đòng, phòng trừ kịp thời sâu bệnh hại cho lúa + Xúc tiến quá trình phân hoá hoa. + Phòng trừ hoa thoái hoá. HS: Biện pháp chủ yếu để năng cao tỷ lệ hạt chắc là: +cấy đúng thời vụ,đúng tuổi mạ. +Đảm bào các điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng tốt từ khi bắt đầu phân hoá đòng đến khi ruộng lúa trổ đều . +Không nên tăng số hạt trên bông quá nhiều vì sẽ dẫn đến hạt lép nhiều. +Chăm sóc cho cây lúa khoẻ trong thời kỳ trổ bông. +Bón thúc sau khi lúa trổ đều. +Phòng trừ sâu bệnh. +Phòng chống cây lúa đổ. HS trả lời như SGK tr28-29. HS trả lời như SGK Tr 19. Hoạt Động 3: Dặn dò (5 phút) Tham gia cùng gia đình tìm hiểu thêm cách cấy lúa . Tiết sau tiếp tục ôn tập chuẩn bị thi học kỳ và thi kết thúc môn nghề . - Ôn lại các kiến thức đã được học về môn nghề trồng lúa. Thứ 7 ngày 8 tháng 3 năm 2008 Tiết89: Ôn tâp (Tiết 2) A. Mục Tiêu: Qua tiết học TH, HS cần nắm được: - HS được tổng kết lại các kiến thức đã học về môn nghề trồng lúa để nhớ lại các kiến thức cơ bản. - Trong tiếp tục ôn tập lại về đời sống cây lúa, ôn lại các khâu kỹ thuật trong nghề trồng lúa, ôn lại phương pháp điều tra phát hiện tình hình sâu bệnh hại lúa. - Có hứng thú học tập tìm hiểu thêm về nghề trồng lúa ở gia đình. B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: GV:Các kiến thức chuẩn bị ôn tập. HS: Ôn lại các kiến thức đã học. C. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt Động 1: Kiểm tra (7 phút) (?)Nêu tên một số giống lúa mà em biết hiện nay đang trồng ở địa phương? (?)Có những loại phân hoá học nào để bón cho lúa ? GV gọi hs đại diện trử lời. GV đánh giá và cho điểm . HS1 trả lời. HS2 nhận xét. Hoạt Động 2: (35 phút) (?) Có những loại sâu đục thân hại lúa nào? (?) Nêu đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của từng loại ? GV gọi từng hs nêu từng loại sâu. (?)Sâu hại lúa hại bông có những loại sâu nào? (?) Nêu đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của chúng ? (?) Có những loại rầy chích hút nhựa lúa nào ? (?) Nêu công thức tính mật độ con rầy/m2 (?) Nêu công thức tính mật độ trứng rầy/m2 ? (?) Có những nhóm bệnh hại lúa nào? (?) Nguyên nhân nào gây bệnh ? GV gọi từng hs trả lời. GV gọi hs nhận xét. HS trả lời. HS nêu từng loại sâu và nêu đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của nó. HS trả lời. HS nêu từng loại sâu và nêu đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của nó. HS đại diện nhận xét. HS nêu tên các loại rầy như đã học. HS: MĐ= MĐ trứng= HS trả lời. HS đại diện nhận xét. Hoạt Động 3: Dặn dò (3 phút) Tham gia cùng gia đình tìm hiểu thêm cách cấy lúa . Ôn lại các kiến thức đã được học về môn nghề trồng lúa. Tiết sau kiểm tra học kỳ. Thứ 2 ngày 9 tháng 3 năm 2008 Tiết90: kiểm tra học kỳ A. Mục Tiêu: Qua bài kiểm tra: - GV đánh giá được kết quả học tập của hs thông qua bài kiểm tra. - Giúp hs nhớ lại kiến thức cơ bản về môn nghề trồng lúa để vận dụng vào thực tế ở gia đình. B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: GV:Bảng phụ ghi sẵn đề kiểm tra. HS: Giấy kiểm tra và ôn kỹ bài. C. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đề ra Câu1: Cây lúa ở thời kỳ sau đẻ nhánh có những đặc điểm chính nào? Câu2: Nêu cấu tạo của bông lúa và hoa lúa? Câu3: Nêu tên một số giống lúa mới hiện nay đang trồng ? Cho biết nguồn gốc ? Câu4: Để nhận biết một số loại sâu hại lúa thì dựa vào yếu tố nào cửa chúng ? Câu5: Em hãy vẽ sơ đồ đẻ nhánh của cây lúa. Đáp án và biểu điểm. Câu1: (2 điểm)Cây lúa ở thời kỳ sau đẻ nhánh có những đặc điểm chính là: Hình thành bông lúa;Hình thành hạt lúa; Cây lúa tập trung tinh bột vào hạt. (HS nêu được cụ thể như sgk nêu cho : 2 điểm, nếu nêu được ba ý chính như trên cho : 1 điểm.) Câu2: Cấu tạo của bông lúa và hoa lúa là: Vỏ trấu, nhị đực, nhị cái, mày bao, trục bông, cuống bông, gié cấp1, gié cấp2. (HS nêu được đàu đủ GV cho 2 điểm) Câu3: (1điểm)Tên một số giống lúa mới hiện nay đang trồng như: Q.ưu số1 ; Nhị ưu 838; Khải phong;... Nguồn gốc Trùng Khánh Trung Quốc. Câu4: (2điểm) Nhận biết một số loại sâu hại lúa ta dựa vào đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của chúng. Câu5: (3điểm) vẽ sơ đồ đẻ nhánh của cây lúa. Biểu điểm Câu1-2đ; Câu-2đ; Câu3: 1điểm ; Câu4: (2điểm) ; Câu5: (3điểm)
Tài liệu đính kèm: