Giáo án Ngoài ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi

Giáo án Ngoài ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi

CHĂM NGOAN HỌC GIỎI

 A/- MỤC TIU GIO DỤC:

Giúp học sinh:

- Hiểu được tầm quan trọng cuả việc học tập để trở thành người công dân có kiến thức nhằm phục vụ tốt cho XH.

- Giúp HS có ý chí vươn lên để các em đạt được mục đích đã đề ra và có thái độ học tập đúng đắn.

- Rèn luyện kĩ năng điều khiển, tự quản hoạt động học tập và kĩ năng trình bày, trao đổi ý kiến trước tập thể.

 

doc 4 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 8292Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngoài ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 10/10/2010 Ngày thực hiện: 14/10/2010
CHỦ ĐIỂM THÁNG
10
 CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
 A/- MỤC TIÊU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
- Hiểu được tầm quan trọng cuả việc học tập để trở thành người công dân có kiến thức nhằm phục vụ tốt cho XH.
- Giúp HS có ý chí vươn lên để các em đạt được mục đích đã đề ra và có thái độ học tập đúng đắn.
- Rèn luyện kĩ năng điều khiển, tự quản hoạt động học tập và kĩ năng trình bày, trao đổi ý kiến trước tập thể.
	B/- CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:
Hoạt động 1:
VÂNG LỜI BÁC HỒ DẠY EM GẮNG HỌC CHĂM
I/- Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Hiểu được những nội dung chính trong thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 9/1945.
- Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ; giáo dục thái độ học tập nghiêm túc và ý chí vươn lên trong học tập.
- Rèn kĩ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể.
II/- Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Nội dung thư của Bác Hồ gửi cho HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước ta và ý nghĩa, tác dụng của thư Bác đối với HS.
- Vui văn nghệ.
2.Hình thức hoạt động :
Thi trình bày nội dung và ý nghĩa thư Bác.
III/- .Chuẩn bị hoạt động:
1.Về phương tiện hoạt động:
Câu hỏi và đáp án.
2.Về tổ chức:
- GVCN nêu mục đích, yêu cầu, cách tiến hành, 4 câu hỏi.
- HS chuẩn bị thư Bác, cử BGK, người điều khiển, trang trí, một số tiết mục văn nghệ theo chủ đề về Bác Hồ.
IV/- Tiến hành hoạt động:
Người thực hiện
Nội dung thực hiện 
Thời lượng
Hoạt động 1.1: TUYÊN BỐ LÝ DO
6’
Cả Lớp
Người điều khiển
-Hát bài “Bác Hồ - Người cho em tất cả”
-Nêu lí do, mục đích, yêu cầu của buổi trao đổi trao đổi tìm hiểu nội dung, ý nghĩ thư của Bác.
Hoạt động 1.2: THI TÌM HIỂU THƯ BÁC
25’
Người điều khiển 
Học sinh 
Người điều khiển 
Học Sinh 
Người điều khiển 
Học Sinh
Người điều khiển 
Học Sinh
Đọc thư Bác có câu “Trước đây cha anh các em và mới năm ngoái cả các em nữa một nước độc lập”, bạn có suy nghĩ như thế nào?
Trước đây, cha anh bị thiệt thòi không được học hành chịu cảnh nô lệ.
Ngày nay, chúng ta được học hành đầy đủ, được hưởng một nền giáo dục của một nước độc lập nên chúng ta tự hào, sung sướng và ra sức học tập để đền đáp công ơn Bác, của cách mạng.
-Hãy nêu tác dụng của việc học tập?
+Học tập giúp con người tiếp thu tri thức cần thiết và ứng xử đúng đắn với mọi người. Nhờ học tập ta mới trưởng thành, trở thành người có ích cho xã hội.
?.Bác dặn học sinh cần phải làm gì? Bác mong muốn điều gì? Để làm được điều Bác dạy HS cần phải làm gì? 
+Bác dặn cần phải chăm học, chăm làm. Để đất nước Việt Nam trở nên tươi đẹp, có thể sánh vai với các nước khác. Học sinh cần phải học tập tốt, trung thực, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
?.Trong thư thể hiện tình cảm của Bác đối với thiếu nhi như thế nào? Tình cảm khiến em xúc động nhất? Vì sao?
+Bác quan tâm, chăm lo đến việc học tập tu dưỡng học sinh Bác tin tưởng và đề cao việc học tập, rèn luyện trong viêc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Hoạt động 1.3: VUI VĂN NGHỆ
10’
Học Sinh
-Mỗi tổ cử một bạn hát bài hát về đề tài Bác Hồ. 
Hoạt động 1.4: CÔNG BỐ KẾT QUẢ
4
Ban Giám Khảo 
GVCN 
Người điều khiển 
-Công bố kết quả.
Tuyên dương các tổ đạt kết quả cao.
Đánh giá, nhận xét ý thức thái độ tham gia của các tổ.
Hoạt động 2:
LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA TIẾT HỌC TỐT
I/- Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Hiểu được thê nào là một tiết học tốt và những yêu cầu mà các em cần thực hiện trong tiết học tốt đó.
- Xác định thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tính chăm chỉ sáng tạo trong học tập, biết đấu tranh phê phán những biểu hiện sai trái trong học tập. 
II/- Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Tiết học tốt và ý nghĩa tác dụng của nó.
- Bạn cần làm gì và làm như thế nào để góp phần thực hiện tốt tiết học?
- Đăng kí thi đua giữa các tổ với tiêu đề “Tiết học tốt theo lời Bác dạy”.
2.Hình thức hoạt động :
Trao đổi về yêu cầu và cách thực hiện tiết học tốt, tiến hành việc đăng kí thi đua giữa các tổ và có các tiêt mục văn nghệ xen kẽ.
III/- .Chuẩn bị hoạt động:
1.Về phương tiện hoạt động:
- Các tổ họp và thống nhất nội dung đăng kí thi đua thực hiện tiết học tốt.
- Chuẩn bị câu hỏi và đáp án.
2. Về tổ chức:
- Phân công người điều khiển trang trí.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
IV/- Tiến hành hoạt động:
Người thực hiện
Nội dung thực hiện
Thời lượng
Hoạt động 2.1: TUYÊN BỐ LÝ DO
6’
Cả lớp .
Người điều khiển
-Hát tập thể bài hát “Mơ ước ngày mai”.
-Tuyên bố lý do lễ phát động thi đua “Tiết học tốt”.
Hoạt động 2.2: THẢO LUẬN VỀ TIẾT HỌC TỐT
20’
Người điều khiển
HS
Người điều khiển 
HS
Người điều khiển 
HS
Người điều khiển 
-Thế nào là một tiết học tốt.
+Một tiết học được coi là tốt nếu học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học, tích cực tham gia phát biểu ý kiến, hiểu bài vận dụng tốt kiến thức của mình, giữ trật tự, kỉ luật theo sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
-Tác dụng của những tiết học tốt là gì? 
+Nó giúp chúng ta chủ động trong học tập nắm bài sâu hơn, không khí học tập sôi nổi, nhờ đó kết quả học tập ngày càng được nâng cao.
-Để có những tiết học tốt học sinh cần phải làm gì?
+Học sinh cần phải ôn bài, làm bài tập trước khi đến lớp, chăm chú nghe thầy cô giảng bài, giao nhiệm vụ tích cực tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình, tự tin trình bày suy nghĩ kết quả bài của mình.
-Tổng kết lại ngắn gọn những nội dung chính về một tiết học tốt.
Hoạt động 2.3: ĐĂNG KÝ VÀ GIAO ƯỚC THI ĐUA
4’
Đại diện từng tổ
Lớp trưởng 
-Đọc đăng kí thi đua của tổ mình và treo đăng kí đó lên bảng.
-Đọc bản giao ước thi đua của tổ.
Hoạt động 2.4: BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ
15’
Đại diện từng tổ 
GVCN
Người điều khiển
-Biểu diễn văn nghệ.
-Nhận xét, ghi nhận động viên các tổ, lớp thực hiện kế hoạch của mình, nêu một số biện pháp theo dõi, kiểm tra đôn đốc.
-Tổng kết lại toàn buổi hoạt động.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an HDNGLL thang 10.doc