Giáo án Ngữ văn 8 tiết 2 bài 1: Tôi đi học - Thanh Tịnh

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 2 bài 1: Tôi đi học - Thanh Tịnh

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh:

 a. Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "Tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên.

 b. Thấy được thái độ, cử chỉ yêu thương và trách nhiệm của người lớn đối với thế hệ tương lai.

 c. Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.

 2. Kĩ năng:

 Rèn cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.

 3. Tư tưởng:

 Giáo dục học sinh biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 963Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 2 bài 1: Tôi đi học - Thanh Tịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/8/2011
Ngày dạy :
- Lớp: 8a: Ngày18/8/2011
- Lớp: 8c: Ngày17/8/2011
TÊN BÀI DẠY:
Bài 1: TÔI ĐI HỌC
 Thanh Tịnh
TUẦN 1
Tiết: 02
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 a. Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "Tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên.
 b. Thấy được thái độ, cử chỉ yêu thương và trách nhiệm của người lớn đối với thế hệ tương lai.
 c. Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.
 2. Kĩ năng:
 Rèn cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.
 3. Tư tưởng:
 Giáo dục học sinh biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.
II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
 2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo sách giáo khoa.
III. Phương Pháp: 
 Trực quan, Nêu vấn đề, phân tích.
IV. Hoạt động trên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1 phút).
 2. Kiểm tra: (4 phút).
 a. Dụng cụ học tập của học sinh.
 3. Bài mới: 
 Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Đặc biệt, đáng nhớ hơn là các kỷ niệm, ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
20
Phút
05
Phút
10
Phút
II. Tìm hiểu văn bản:
 2. Cảm giác của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
 a. Khi cùng mẹ đi trên đường tới trường.
 - Có sự thay đổi lớn trong lòng.
 - Thấy mình lớn lên, nhận thức về sự nghiêm túc học hành
 - Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo mới, vở mới.
 - Muốn được chững chạc như bạn.
 b. Khi đứng giữa sân trường.
 - Cảm thấy mình bé nhỏ so với trường. Lo sợ.
 c. Khi ông đốc gọi tên.
 - Hồi hộp chờ nghe tên mình.
 d. Khi cùng các bạn đi vào lớp.
 - Cảm thấy mình bước vào một thế giới khác và cách xa mẹ hơn bao giờ hết. Giàu cảm xúc với trường, người thân.
 e. Khi ngồi trong lớp học.
 - Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, với bạn.
 - Vừa ngỡ ngàng vừa tự tin.
 3. Nghệ thuật: Giàu chất thơ.
Trữ tình man mác.
 * GHI NHỚ: ( sgk )
III. Luyện tập:
 1. Phát biểu cảm nghĩ.
 2. Viết đoạn văn ngắn.
Hoạt động 3
Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hop, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ tới trường?
Cảm giác quen mà lạ của nhân vật “tôi” có ý nghĩa gì?
Chi tiết “tôi không học sơn nữa” có ý nghĩa gì?
Có thể hiểu gì về nhân vật “ tôi ” qua chi tiết “Ghì thật chặt hai quyển ” và 
“muốn thử sức mình tự cầm bút thước”?
Hs thảo luận, nêu, nhận xét.
Gv chốt.
Khi nhớ lại ý nghĩ chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước, tác giả nhận xét : “ ý nghĩ ấytrên ngọn núi”. Hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn trên ”?
(nghệ thuật so sánh ® kỷ niệm đẹp, đề cao việc học).
Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí trong tâm trí tác giả có gì nổi bật?
(đông người, ai cũng đẹp).
Cảnh tượng được nhớ lại có ý nghĩa gì?
(Không khí ngày khai trường, tinh thần hiếu học, tình cảm sâu nặng của tác giả đối với mái trường)
Hình ảnh so sánh :“Trườngnhư cái đình” có ý nghĩa gì?
Khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu tiên đến trường học, tác giả dùng hình ảnh so sánh nào? ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó?
(Miêu tả sinh động, khát vọng bay bổng).
Khi chờ nghe đọc tên, cảm giác của nhân vật “tôi” như thế nào?
Em suy nghĩ gì về tiếng khóc của các cậu học trò khi xếp hàng vào lớp?
Đến đây, em hiểu gì về nhân vật “tôi”?
Những cảm giác mà nhân vật “tôi” nhận được khi bước vào lớp học là gì?
Những chi tiết cuối văn bản nói thêm điều gì về nhân vật “tôi”.
(yêu thiên nhiên, tuổi thơ nhưng yêu cả việc học)
Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học?
(Mọi người yêu thương, chăm chút, khuyến khích).
Hoạt động 4
Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện?
Sức cuốn hút của tác phẩm, theo em được tạo nên từ đâu?
Hs thảo luận, nêu, nhận xét.
Gv chốt.
Hoạt động 5
 4. Củng cố: ( 2 phút ).
 - Tác giả, tác phẩm.
 - Trình tự không gian và thời gian . 
 - Cảm giác của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
 5. Dặn dò: ( 3 phút ).
 - Học bài, làm bài.
 - Chuẩn bị “Cấp độ khái quát, Tính thống nhất”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTOI DI HOC(1).doc