Giáo án Ngữ văn 11 tiết 79-80: Vội Vàng - Xuân Diệu

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 79-80: Vội Vàng - Xuân Diệu

Tiết 79-80:

Vội Vàng

 _Xuân Diệu_

1. Mục tiêu học tập

1.1. Về tri thức

Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:

- Nêu được những hiểu biết của mình về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà thơ Xuân Diệu.

- Trình bày được lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời mãnh liệt cùng với quan niệm mới mẻ về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của nhà thơ.

- Chỉ ra sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết lý sâu sắc trong bài thơ cùng với những sáng tạo mới lạ trong hình thức thể hiện.

 

doc 10 trang Người đăng vultt Lượt xem 12228Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 79-80: Vội Vàng - Xuân Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 79-80:
Vội Vàng
 _Xuân Diệu_
Mục tiêu học tập
Về tri thức
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
Nêu được những hiểu biết của mình về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà thơ Xuân Diệu.
Trình bày được lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời mãnh liệt cùng với quan niệm mới mẻ về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của nhà thơ.
Chỉ ra sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết lý sâu sắc trong bài thơ cùng với những sáng tạo mới lạ trong hình thức thể hiện.
Về kĩ năng
Đọc diễn cảm bài thơ, lúc say mê, náo nức, lúc chậm rãi, trầm buồn, đúng nhịp điệu.
Phân tích được nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Về thái độ
Có tình cảm với bài thơ “Vội vàng” và nhà thơ Xuân Diệu
Nhận thức được giá trị của thời gian và tuổi trẻ trong cuộc đời của mỗi con người để từ đó có thái độ sống tích cực hơn.
Khái quát những nội dung chính
Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
Đọc-hiểu tác phẩm:
+ Những cảm nhận độc đáo về thiên nhiên tươi đẹp
+ Quan niệm mới mẻ về thời gian và tuổi trẻ
+ Thái độ của nhà thơ trước cuộc đời
+ Những biện pháp nghệ thuật độc đáo.
Phương pháp, phương tiện, tài liệu học tập.
Phương pháp dạy học chủ yếu
Thuyết trình kết hợp đàm thoại.
Câu hỏi gợi mở kết hợp phần luyện tập trong SGK.
Phương tiện, tài liệu học tập
GV: SGK ngữ văn 11 (tập 2), SGV ngữ văn 11 (tập 2), tập thơ Xuân Diệu.
Giáo án cá nhân.
Kiểm tra bài cũ
Đặt 2 câu hỏi cho 2 học sinh lên kiểm tra bài cũ.
Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về cuộc đời của nhà văn Tản Đà. Sự nghiệp văn chương của ông có gì đáng chú ý?
Câu 2: Đọc thuộc lòng bài thơ “Hầu trời”. Nêu nội dung và những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Tản Đà ( 1889 – 1939) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở Sơn Tây (nay là Ba Vì). Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.
Lận đận trong thi cử, ông chuyển sang viết văn và làm báo kiếm sống => là một trong những người Việt Nam đầu tiên sinh sống bằng nghề viết văn.
Cá tính: phóng khoáng, yêu đời, “ngông”, thích giang hồ xê dịch.
Sự nghiệp: có vị trí đặc biệt trong nền văn học nước nhà:
+ Là cây bút tiêu biểu của VHVN trong buổi giao thời, người đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực
+ Được coi là gạch nối giữa VH truyền thống và hiện đại.
Câu 2:
Đọc thuộc lòng bài thơ.
Nội dung: là bài thơ mới mẻ, thể hiện cái “tôi” và ý thức cá nhân, cái nhìn mới của tác giả về nghề văn và văn chương.
Nghệ thuật: 
+ Bài thơ được chia thành nhiều khổ và kết cấu lồng khung.
+ Giọng điệu khôi hài, nhiều khẩu ngữ, lối kể chuyện bình dân.
+ Hình tượng thơ không còn cổ điển ước lệ mà gần gũi, bình dân.
 Dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA
GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Mở đầu bài học
GV: Đặt câu hỏi có tính vấn đề:
“Theo em thời gian là gì? Thời gian có tuân theo chu kì nhất định không?”
HS: suy nghĩ và trả lời
“Thời gian là khoảng kéo dài từ quá khứ tới hiện tại và tương lai. Thời gian có tính chu kì.”
GV: giải quyết câu hỏi và dẫn nhập vào bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về tác giả - tác phẩm 
GV: cho HS đọc SGK tìm hiểu khái quát cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ.
GV nêu những nét chính trong cuộc đời của nhà thơ. 
HS đọc SGK và theo dõi phần trình bày của GV và ghi chép bài.
GV yêu cầu HS: “Em hãy nêu những sáng tác chính của nhà thơ Xuân Diệu?”
HS đọc phần Tiểu dẫn (SGK) và trả lời câu hỏi.
GV bổ sung, tiểu kết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu.
- Sự nghiệp sáng tác văn chương của Xuân Diệu rất đa dạng và phong phú. Ông đem đến cho thơ ca đương thời sức sống mới, cảm xúc mới cùng với những cách tân nghệ thuật nghệ thuật đầy sáng tạo, ông được mệnh danh là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. 
GV: yêu cầu học sinh nêu xuất xứ bài thơ và chia bố cục.
HS: dựa vào SGK trả lời.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
GV: gọi một HS đọc 4 câu thơ đầu.
HS: theo dõi 4 câu thơ.
GV: đặt câu hỏi: “Nhân vật trữ tình có những ước muốn gì? Em có nhận xét gì về những ước muốn đó không?”
HS: suy nghĩ và trả lời
Những ước muốn: tắt nắng, buộc gióđây là những ước muốn phi lý, trái hiện thực.
GV: chỉ ra sự phi lý, trái quy luật tự nhiên trong ước muốn của nhà thơ, giải thích vì sao có sự phi lý đó.
- Nhà thơ có những ước muốn nghe có vẻ rất trái với quy luật tự nhiên: muốn tắt nắng cho màu đừng nhạt, muốn buộc gió cho hương đừng bay, đó đều là những ước muốn phi lý mà một con người của đời thực sẽ chẳng bao giờ làm được. 
- Nhà thơ xưng tôi thể hiện “cái tôi” của mình trước cuộc đời, thể hiện ước muốn ngự trị cả thiên nhiên. 
- Sử dụng những động từ mạnh tắt, buộcthể hiện tư thế chủ động của mình trước thiên nhiên, trước cuộc đời.
=> tình yêu mãnh liệt đối với thiên nhiên, với cuộc đời, muốn lưu giữ lại những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.
- Nhà thơ sử dụng những hình ảnh, màu sắc hết sức rực rỡ: “hoa của đồng nội xanh rì”, “lá của cành tơ phơ phất”, những âm thanh đắm say, ríu rít của “yến anh”, của “khúc tình si”.
- Nhà thơ đã phát hiện ra một thiên đường có thật ngay trên mặt đất, thiên đường ấy giống như một mâm cỗ được bày sẵn, dâng đón, mời chào, giục giã mọi người hãy đón lấy, hãy tận hưởng những hoa thơm, trái ngọt mà cuộc đời đã ban tặng. 
=> Thiên nhiên rạo rực, tràn trề sức sống. Người đọc như thấy được cả cái háo hức của chính tâm hồn nhà thơ, một nhà thơ ham sự sống nên luôn nhìn sự sống trong trạng thái sinh sôi, nảy nở và tràn đầy sức sống nhất. 
GV: Em hãy nêu cảm nhận của mình về câu thơ: “tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
- Xuân Diệu ví thiên nhiên như hình ảnh của một cô gái qua hình ảnh “tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Nếu như thơ ca trung đại thường lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm tiêu chuẩn miêu tả vẻ đẹp con người ( khuôn trăng, mày ngài) thì ở đây nhà thơ lại lấy vẻ đẹp của con người trần thế (chủ yếu là người phụ nữ) để làm tiêu chuẩn cho vẻ đẹp của thế giới tự nhiên. Các nhà thơ hiện đâị đều coi con người lầ chuẩn mực của cái đẹp, nhưng với Xuân Diệu thì đó còn phải là người con gái ở độ tuổi xuân sắc. Nhà thơ cảm nhận mùa xuân như hương vị ngọt ngào của tình yêu.
Cách dùng chữ, tạo hình ảnh và so sánh rất mới mẻ, độc đáo và táo bạo.
- Tuy nhiên trong khúc ca si mê ấy ta dường như vẫn cảm nhận được một sự lo lắng ở nhà thơ thông qua 2 câu thơ:
“ Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
 Câu thơ “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa” được ngắt nhịp 3/5 với một dấu chấm câu ở giữa tạo nên sự đứt gãy của câu thơ. Trong niềm vui đã len lỏi nỗi buồn, sự lo lắng.
GV: Gọi HS đọc phần 3 của bài thơ.
HS đọc đoạn thơ.
GV: “Theo em mùa xuân ở đây được hiểu thế nào và nhà thơ quan niệm về mùa xuân như thế nào”?
- Mùa xuân là mùa khởi đầu của năm mới, mùa xuân cũng chính là thời xuân sắc nhất của tuổi trẻ. Nhưng mùa xuân còn là dấu hiệu của bước chuyển thời gian:
 “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
 Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”
Mùa xuân gắn liền với cái đẹp của tình yêu, tuổi trẻ, của cảnh vật, nên “xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”.
GV: Em có nhận xét gì về nhịp điệu của đoạn thơ này so với đoạn 1?
GV: Em có cảm nhận gì về câu thơ: “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi?”
HS: suy nghĩ trả lời.
- Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận mất mát, hẫng hụt:
 “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
 Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”
Xuân Diệu đã mang đến một cảm nhận đầy tính lạ hóa về không gian và thời gian.
 Mỗi sự vật trong đời sống tự nhiên như đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời
của chính nó. Tạo nên sự phai tàn của từng cá thể.
=> Mỗi khoảnh khắc trong cuộc đời con người đều quý giá, thiêng liêng. Con người phải biết quý từng giây, từng phút của đời mình, biết làm cho từng khoảnh khắc của đời mình tràn đầy ý nghĩa. 
GV: đọc đoạn thơ cuối
HS theo dõi đoạn thơ.
GV: Nhà thơ sử dụng điệp từ “ta muốn” có dụng ý gì không?
HS: trả lời
- Cảm xúc tràn trề, ào ạt, vồ vập, hăm hở. Sử dụng động từ mạnh, tăng tiến dần “muốn ôm - muốn riết - muốn say - muốn thâu - muốn cắn”
Một chuỗi câu lặp lại: “ta muốn... ta muốn...” thể hiện sự ham muốn, yêu đời, khao khát hòa nhập của tác giả với thiên nhiên và tình yêu tuổi trẻ.
- Hạnh phúc của sự sống là mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc. Tận hưởng cuộc đời chính là có dược cảm nhận về những điều ấy ở độ tràn trề nhất. Xuân Diệu muốn tận hưởng cuộc sống cho đến “no nê”, “chuếnh choáng”, “đã đầy”. 
GV: Câu thơ cuối cùng gợi cho em cảm xúc gì?
Gọi HS trả lời.
- Trong niềm cảm hứng ở độ cao nhất, Xuân Diệu nhận ra cuộc đời, mùa xuân như một cái gì quý nhất, trọn vẹn như một trái đời đỏ hồng, chín mọng, thơm ngát, ngọt ngào, để cho nhà thơ tận hưởng trong niềm khao khát cao độ: 
”Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”
Mùa xuân như một trái chin ửng hồng , mời mọc, hấp dẫn ta, thôi thúc ta phải hành động để đến cái đích: “cắn vào ngươi”.
 => Câu thơ là đỉnh cao của những khao khát sống, của tình yêu sống rạo rực trong con tim nồng cháy của nhà thơ.
- Sống vội vàng, cuống quít không có nghĩa là ích kỷ, tầm thường, thụ động, mà đó là cách sống biết cống hiến, biết hưởng thụ. Đó là quan niệm nhân sinh mới mẻ của thi sĩ.
=> Một quan niệm sống nhân văn cao đẹp. Một trái tim sôi nổi, trẻ trung, khát vọng hưởng thụ và cống hiến cho đời. Xuân Diệu đã khẳng định được cái tôi trong quan hệ gắn bó với cuộc đời. 
Hoạt động 4: Tổng kết bài học
GV: “Các em rút ra được bài học gì thông qua bài thơ này”?
HS trả lời: trong cuộc sống hãy biết quý trọng thời gian, sống tích cực, sống có ích cho bản thân và xã hội
GV bổ sung và tổng kết bài học.
GV: gọi HS đọc ghi nhớ (SGK)
- Thời gian là một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và khoảng kéo dài của chúng. Thời gian được xác định bằng số lượng các chuyển động của các đối tượng có tính lặp lại vì vậy có thể nói thời gian tuần hoàn theo chu kì nhất định. Thời gian chỉ có một chiều duy nhất đó là từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Tuy nhiên đối với văn chương nghệ thuật, thời gian có thể được đảo lộn trật tự và không tuân theo một chu kì nhất định. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu để thấy được những quan niệm mới mẻ của nhà thơ về thời gian và tuổi trẻ của cuộc đời.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời
- Xuân Diệu (1916-1985), bút danh Trảo Nha, tên thật là Ngô Xuân Diệu.
- Sinh ra và lớn lên ở quê ngoại: Tùng Giản, Tuy Phước, Bình Định. 
- Quê quán: Đại Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. 
- Học xong tú tài ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho ( Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn. 
- Là thành viên của “Tự lực văn đoàn” (1938-1940).
- Năm 1943 Xuân Diệu bí mật tham gia Hội văn hóa cứu quốc, dưới sự lãnh đạo của mặt trận Việt Minh. Trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc và những năm xây dựng CNXH ở miền Bắc, Xuân Diệu lấy sự nghiệp văn chương của mình phục vụ Đảng và nhân dân. 
- Ông được bầu là đại biểu quốc hội khóa I năm 1946.
- Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983.
Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996).
b. Sự nghiệp
Thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945) ,Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), Hai đợt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt (1970),Thanh ca (1982)
Văn xuôi: Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam tập I, II (1981)
2. Tác phẩm
- Vội vàng được in trong tập Thơ thơ (1938).
- Là một trong những sáng tiêu biểu của nhà thơ giai đoạn trước CM tháng 8.
- Bố cục: 3phần
+ phần 1: 13 câu thơ đầu: ước muốn đi ngược quy luật của tự nhiên, khát khao giao cảm với đời. 
+ phần 2: tiếp theođến “mùa chưa ngả chiều hôm”: quan niệm mới mẻ về mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ.
+ phần 3: đoạn còn lại: chạy đua với thời gian để tận hưởng cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế.
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Khát khao giao cảm với đời. 
* 4 câu thơ đầu:
- tắt nắng, buộc gió
=> trái với quy luật tự nhiên
- xưng “tôi” : thể hiện cái tôi trước cuộc đời.
- động từ: tắt, buộc 
=> thể hiện tư thế chủ động trước cuộc đời.
- điệp từ “tôi muốn” : khát vọng muốn đoạt quyền của tạo hóa , khát vọng níu giữ màu sắc hương vị của tự nhiên, của cuộc đời. 
* Những câu tiếp theo:
- hoa đồng nội, yến anh, khúc tình si
=> thiên đường trên mặt đất như mời chào, giục giã mọi người đón lấy.
- điệp ngữ: “này đây” : liệt kê một loạt cảnh đẹp của thiên nhiên.
=> bức tranh mùa xuân diễm lệ, mơ màng, rộn ràng và đầy sức sống.
- “tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
=> hình ảnh so sánh rất mới mẻ, táo bạo, gợi liên tưởng mạnh mẽ về tình yêu đôi lứa, hạnh phúc tuổi trẻ.
- Tâm trạng tưởng chừng mâu thuẫn nhưng lại thống nhất:
“sung sướng >< vội vàng”
=> muốn sống gấp, sống nhanh, sống vội để tranh thủ thời gian
2.Quan niệm mới mẻ về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc
- xuân tới_xuân qua
xuân non_xuân già
=> thời gian như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không bao giờ trở lại. 
Mỗi phút giây trôi qua là mất đi vĩnh viễn.
- Nhịp điệu chùng xuống chuyển sang bâng khuâng, lo sợ : “Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất”
- Giọng thơ trở nên xót xa; “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”=> cái còn mãi ở đây là thời gian nhưng cái mất đi sẽ là tuổi trẻ, là sức sống của con người.
- “Mùi tháng năm”: Thời gian được cảm nhận bằng khứu giác.
- “rớm”: khứu giác đã chuyển thành thị giác.
-“vị chia phôi”: vị giác
=> nhà thơ sử dụng phép chuyển đổi cảm giác rất nhuần nhị và tinh tế. 
=> Hiện tại đang lìa bỏ để trở thành quá khứ, được hình dung như một cuộc chia li.
3. Thái độ trước cuộc đời.
- động từ mạnh: ôm, riết, say, thâu: thể hiện cảm xúc tràn trề, ào ạt, vồ vập, ham hở.
-“ta muốn”: sự ham muốn, yêu đời, khát khao hòa nhập với cuộc đời, thể hiện một khát vọng sống mãnh liệt.
- Đại từ “ta” : khát khao hòa nhập với cuộc đời của nhà thơ, hòa cái “tôi” cá nhân với cái “ta” của cộng đồng.
- “chếnh choáng, đã đầy, no nê”
Nhà thơ luôn muốn cảm nhận cuộc sống ở độ tràn trề, viên mãn nhất.
- “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”
=> Thể hiện thái độ sống tích cực, say sưa, cuồng nhiệt, hết mình.
III. Ghi nhớ
Vội vàng là lời giục giã sống mãnh liệt, sống hết mình, quay trọng từng giây từng phút của cuộc đời.
Nghệ thuật độc đáo mới mẻ được thể hiện qua sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luân lí, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ.
6.	Hướng dẫn học tập ở nhà
-	Đọc thuộc lòng bài thơ. 
-	Làm bài tập luyện tập Sgk
-	Soạn bài “Thao tác lập luận bác bỏ”

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 7980 Voi Vang.doc