Giáo án Ngữ văn 6 kì 1

Giáo án Ngữ văn 6 kì 1

BÀI 1 - VĂN BẢN: CON RỒNG CHÁU TIÊN

 (Truyền thuyết)

 Tiết 1: Đọc - hiểu văn bản

A. Mục tiêu cần đạt:

 Học xong bài này học sinh cần

 1. Kiến thức:

 - Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết

 - Nhân vật, sự kiện,cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu .

 -Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.

 -Nhận ra những sự việc chính của truyện.

 -Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.

 

doc 227 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1679Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1:
Ngày soạn:14/8/2010 
Ngày dạy : 16 /8/2010
BÀI 1 - VĂN BẢN: CON RỒNG CHÁU TIÊN
 (Truyền thuyết)
 Tiết 1: Đọc - hiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt:
 Học xong bài này học sinh cần
 1. Kiến thức:
 - Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết
 - Nhân vật, sự kiện,cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu .
 -Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.
 -Nhận ra những sự việc chính của truyện.
 -Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.
 3. Thái độ:
 - Tự hào dân tộc, yêu quí truyền thống dân tộc, đoàn kết thân ái với mọi người.
B. Chuẩn bị .
- Giáo viên: - Tranh ảnh về Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con
 - Tranh ảnh về Đền Hùng hoặc vùng đất Phong Châu.
- Học sinh : Sách, vở ghi, soạn bài theo yêu câu hỏi (SGK).
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động :
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra sách, vở, bài soạn của học sinh.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Mỗi chúng ta đều thuộc về 1 dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kỳ diệu. Dân tộc kinh (Việt) của chúng ta đời sống trên dải đất hẹp và dài hình chữ S bên bờ biển Đông, bắt nguồn từ 1 truyền thuyết xa xăm, huyền ảo: "Con Rồng, cháu Tiên"
* Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
 - GV: Nêu yêu cầu đọc: Đọc rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kỳ, tưởng tượng
- Giáo viên đọc 1 đoạn.
- Gọi học sinh đọc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên kể tóm tắt 1 lần.
- Yêu cầu học sinh kể.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
 -HS đọc
 -Học sinh nhận xét.
- Học sinh kể 1 lần.
- Học sinh nhận xét.
I. Đọc - tiếp xúc văn bản.
 *Đọc và kể:
 ? Em hiểu như thế nào về các từ: Ngư tinh, thuỷ cung, thần nông, tập quán ?
- Học sinh trả lời dựa vào (SGK).
 * Từ khó:
 - GV: Yêu cầu học sinh đọc phần chú thích dấu * SGK.
? Nêu những điểm cơ bản về truyền thuyết?
? Em hãy xác định bố cục của văn bản ?
- Học sinh đọc phần chú thích dấu * (SGK).
- HS xác định
 * Cấu trúc văn bản.
+ Thể loại:
- Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Thường có yếu tố kì ảo, tưởng tượng.
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nội dung đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
+ Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu ... "Long Trang"" Việc kết hôn của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Phần 2: Tiếp ... "lên đường"" Việc sinh con và chia con ... 
- Phần 3: còn lại " Sự trưởng thành của các con ... 
II. Đọc - hiểu văn bản.
- GV: Yêu cầu học sinh đọc: Từ đầu -> Long Trang.
? Đoạn truyện em vừa đọc giới thiệu với chúng ta điều gì?
- HS đọc.
-HS trả lời.
1. Giới thiệu nhân vật:
- Lạc Long Quân và Âu Cơ.
? Lạc Long Quân và Âu Cơ được giới thiệu như thế nào?
- Học sinh phát hiện.
+ Lạc Long Quân:
- Là con trai thần biển.
- Nòi Rồng.
- Sống dưới nước.
- Sức khoẻ vô địch.
- Diệt trừ Ngư tinh.
- Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi.
+ Âu Cơ:
- Là con gái thần nông.
- Thuộc dòng tiên.
- Sống trên núi cao.
- Xinh đẹp.
- Dạy dân phong tục, lễ nghi.
? Nêu cảm nhận của em về 2 nhân vật? ( Thảo luận nhóm 2 em ).
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh thảo luận nhóm 2 em.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lạc Long Quân: Vẻ đẹp kỳ vĩ, dũng mãnh, nhân hậu.
- Âu Cơ: Vẻ đẹp dịu dàng, trong sáng, thơ mộng.
=> Khác thường, đẹp đẽ, kỳ vĩ, lớn lao.
 GV: Đó là tưởng tượng của người Việt cổ về sự kỳ lạ, tài năng phi thường của 2 vị tổ tiên.
 "Như vậy trong tưởng tượng mộc mạc của người Việt cổ nguồn gốc dân tộc chúng ta thật là cao đẹp, là con cháu thần tiên, là kết quả của 1 tính yêu, 1 mối lương duyên Tiên - Rồng.
- GV: Kết thúc cuộc gặp gỡ: Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên vợ chồng và sống ở cung điện Long Trang, câu truyện tiếp diễn như thế nào?
-HS chú ý lắng nghe
- GV: Yêu cầu 1 học sinh đọc tiếp -> Lên đường.
 ? Phần vừa đọc nêu lên sự việc gì?
 ? Kể lại việc sinh nở của Âu Cơ?
 ? Từ đó em có suy nghĩ gì về việc kết duyên và sinh nở của Âu Cơ?
 ? Sự kì lạ khác thường ấy có ý nghĩa gì?
- GV: Gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trờ thành vợ chồng như 1 mối kỳ ngộ lương duyên như trời đã định sẵn để họ trở thành 2 vị tổ tiên của dân tộc. Sinh ra 100 trứng Đây là những điều tưởng như không thể có, không bao giờ có được, vậy mà nó đã xảy ra với 2 con người đẹp đẽ, xuất chúng này, khiến chúng ta có thể nghĩ rằng: Dường như chỉ có 2 con người ấy đến với nhau thành vợ, chồng thì mới có được cái điều kỳ diệu ấy.
- Hai người có dòng dõi, tính tình, tập quán khác nhau, khó ăn ở cùng nhau lâu dài được, Lạc Long Quân và Âu Cơ quyết định chia con.
-HS đọc.
-HS trả lời.
-HS kể.
-HS nhận xét.
-HS suy nghĩ trả lời.
- HS chú ý lắng nghe.
2. Việc sinh nở của Âu Cơ và việc chia con của 2 người.
- Sinh ra 1 cái bọc có 100 trứng, nở thành trăm con, đàn con không cần bú mớm vẫn lớn 
-> Kì lạ khác thường và đẹp đẽ.
- Để phù hợp với nguồn gốc xuất thân của 2 người.
 ? Việc chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ được diễn ra như thế nào?
- HS trả lời.
- 50 con theo cha xuống biển.
- 50 con theo mẹ lên núi.
 ? Việc chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ ý nghĩa gì?
 ? Lời nguyện của Lạc Long Quân lúc chia tay phản ánh ước nguyện gì của nhân dân?
- Học sinh rút ra ý nghĩa.
- HS trả lời.
- Sự phát triển của cộng đồng dân tộc, sự mở mang của đất nước về 2 hướng: Biển và rừng, sự phong phú đa dạng của các tộc người đều chung 1 dòng máu, 1 gia đình, cha mẹ.
-> Ý nguyện đoàn kết, giúp đỡ gắn bó lâu bền của dân tộc Việt.
 - GV: Như trong phần định nghĩa các em đã biết: Truyền thuyết thường có yếu tố: kỳ ảo tưởng tượng.
 ? Hãy chỉ ra các chi tiết kỳ ảo, tưởng tượng trong truyện?
- HS phát hiện.
- Âu Cơ sinh ra 1 cái bọc có 100 trứng, nở thành 100 con.
- Đàn con không cần bú mớm vẫn lớn thư thổi .
 ? Theo em thế nào là những chi tiết kỳ ảo tưởng tượng?
-Học sinh phát biểu, suy nghĩ.
- Là những chi tiết không có thực, không thể xảy ra trong cuộc sống con người.
 ? Trong truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên" các chi tiết kỳ ảo, tưởng tượng đó có ý nghĩa gì?
 ? Theo em chi tiết nào trong truyện em cho là kì diệu nhất? Tại sao?
- Học sinh trả lời độc lập.
-HS tự bộc lộ.
- Tô đậm tính chất kỳ lạ lớn lao của các nhân vật, sự kiện.
- Thần kỳ hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc.
- Tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
- Chi tiết: '' Bọc 100 trứng nở ra 100 người con trai ''. Tôn vinh nguồn gốc đẹp đẽ, thiêng liêng của dân tộc Việt nam. Dân tộc ta có chung cội nguồn thống nhất, có chung 2 tiếng ''đồng bào'' ruột thịt, yêu thương.
- GV: Yêu cầu học sinh đọc từ '' Người con trưởng -> Không hề thay đổi.
- HS đọc.
 ? Đoạn vừa đọc cho ta hiểu thêm gì về XH, phong tục tập quán của người Việt cổ xưa?
- Học sinh làm việc độc lập.
- Tên nước của ta cổ xưa là Văn Lang (Tươi đẹp, sáng ngời) có văn hoá - văn - ; đất nước của những người đàn ông khỏe mạnh, giàu có. 
- Thủ đô là Phong Châu.
- Người con trưởng lên làm vua gọi là Hùng Vương.
- GV:Truyện kết thúc với cảnh con Rồng, cháu Tiên lên lập nước Văn Lang, xây dựng triều đại vua Hùng phát triển.
? Câu truyện có ý nghĩa gì? (Thảo luận nhóm ).
- GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
- HS thảo luận nhóm. 
- Đại diện trả lời.
3. Ý nghĩa:
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
- Đề cao nguồn gốc chung, biểu hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất dân tộc.
 ? Học xong truyện em thấy cơ sở lịch sử của truyện là ở chỗ nào?
-HS trả lời.
- Thời đại Vua Hùng, tên nước, thủ đô.
 ? Đặc điểm nổi bật về mặt nghệ thuật của truyện "Con Rồng cháu Tiên" là gì?( truyền thuyết hấp dẫn em vì sao?) 
 ? Ý nghĩa của truyện?
- Học sinh đọc ghi nhớ 
(SGK)
III. Tổng kết
* Nghệ thuật:
- Chi tiết hoang đường, tưởng tượng kì ảo.
* Nội dung:
* Ghi nhớ (SGK)
 ? Theo em chi tiết nào trong truyện là kỳ diệu nhất? Tại sao?
- HS tự bộc lộ
IV.Luyện tập.
GV: Giới thiệu tranh minh hoạ.
GV: Yêu cầu HS kể lại câu truyện (đúng, diễn cảm).
- HS kể lại câu truyện
 *Hoạt động 4. Hướng dẫn hs hoạt động tiếp theo.
 - Tìm đọc ở nhà từ 1-> 3 truyền thuyết về nguồn gốc các dân tộc khác trong tập '' Truyện cổ các dân tộc ít người ở Việt Nam''.
 - Tập kể lại truyền thuyết ''Con rồng, cháu Tiên'' trong vai kể Lạc Long Quân hoặc Âu Cơ.
* * * * * * * * * * * * * * 
Ngày soạn: 15/8/2010
Ngày dạy: 17/8/2010
VĂN BẢN: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
 (Hướng dẫn đọc thêm)
 Tiết2: Đọc - hiểu văn bản
Mục tiêu cần đạt:
Học xong bài này hs biết được:
1.Kiến thức:
 -Nhân vật, sự kiện,cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
 -Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.
 -Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông-một nét đẹp văn hóa của người Việt 
2.Kĩ năng:
 -Đọc-hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.
 -Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
3.Thái độ:
 -Tự hào dân tộc yêu quý truyền thống dân tộc
B.Chuẩn bị:
-Giáo viên: Soạn giáo án,tranh
-Học sinh:Soạn bài
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
 Mỗi khi tết đến, xuân về, người Việt Nam chúng ta lại nhớ tới đôi câu đối quen thuộc và rất nổi tiếng:
" Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
	Bánh Chưng và bánh Giầy là 2 thứ bánh không những rất ngon, rất bổ, không thể thiếu được trong mâm cỗ tết của dân tộc Việt Nam mà còn mang bao ý nghĩa sâu xa lí thú. Các em có biết 2 thứ bánh đó bắt nguồn từ 1 truyền thuyết nào từ thời Vua Hùng ?
* Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
- GV: Nêu yêu cầu đọc: Đọc chậm rãi, tình cảm.
- Giáo viên đọc mẫu.
GV: Yêu cầu học sinh đọc.
 ? Giải nghĩa các từ: Lang, chứng giám, sơn hào, hải vị?
 ? Truyện có mấy sự việc? Đó là những sự việc nào?
I. Hướng dẫn đọc.
* Đọc.
* Từ khó:
* Cấu trúc văn bản:
- 2 sự việc: Vua Hùng chọn người nối ngôi, Lang Liêu làm bánh và được chọn là người nối ngôi.
 ? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? ý định ra sao, hình thức như thế nào?
II. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản.
1. Hoàn cảnh, ý định cách thức chọn người nối ngôi của Vua Hùng
* Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, vua đã già, các con đông.
* Ý định: Người nối ngôi phải nối được chí vua 
* Hình thức: Nhân ngày lễ tiên vương.
 ? Em có suy nghĩ gì về ý định chọn người nối ngôi của Vua Hùng?
 ? Tại sao nói đó là ý định đúng đắn, tiến bộ?
- GV: Yêu cầu học sinh đọc đoạn ' ... hông thể trở thành 1 thầy thuốc giỏi nếu không có tình thương và trách nhiệm.
- Luôn tu dưỡng nhân đức để thực hiện'' Lương y như từ mẫu'' 
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Chi tiết chân thật, giản dị, xây dựng tính huống truyện gay cấn.
2. Nội dung.
- Truyện ca ngợi vị thái sư y đức họ Phạm có tài có đức, có lòng yêu thương, yêu người bệnh, không sợ uy quyền.
* Ghi nhớ: SGK.
IV. Luyện tập
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp
 - Học bài.
 - Chuẩn bị chương trình địa phương.
- * * * * * * * - 
Ngày soạn:7/12/2010 
Ngày dạy:6A1:11/12/2010
 6A2:9/12/2010 
Tiết 66: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A.Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
- Củng cố kiến thức về cấu tạo củ từ tiếng Việt,từ mượn, nghĩa củ từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.
2. Kĩ năng.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: chữa lỗ dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn.
3. Thái độ.
- Có ý thức ôn luyện những kiến thức về tiếng việt đã học.
B. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Chuẩn bị sơ đồ, bảng phụ.
2. Học sinh: Ôn tập phần Tiếng Việt.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 * Hoạt động 3:bài mới
 Hoạt động của giáo viên và hs
Nội dung cần đạt
? Từ Tiếng Việt được cấu tạo như thế nào?
? Điền vào sơ đồ trên bảng.
? Thế nào là từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy?
 - GV cho học sinh điền khuyết theo dạng hoàn thiện các câu sau.
 - Tương tự như trên học sinh điền vào sơ đồ.
 ? Hoàn thiện các câu sau?
-gv hướng dẫn hs làm bài tập theo nhóm.
- hs thảo luận nhóm(10p)
- hs tự làm phần luyện tập
I. Lý thuyết.
1. Cấu tạo từ.
a. Vẽ sơ đồ:
b. Hoàn thiện các câu sau. 
- Từ đơn là: Từ có tiếng.
- Từ phức là: Từ có 2 hoặc nhiều tiếng.
- Từ ghép: Là từ được tạo ra bằng cách ghép lại các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
- Từ láy: Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
2. Nghĩa của từ.
a. Điền vào sơ đồ.
b. Hoàn thiện các câu sau.
- Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
- Nghĩa gốc.
- Nghĩa chuyển.
3. Phân loại từ theo nguồn gốc.
- Từ thuần việt.
- Từ muợn.
- Từ gốc hán.
- Từ hán việt.
4. Lỗi dùng từ.
a. Điền vào sơ đồ.
b. Hoàn thiện các câu.
- Danh từ là:
- Cụm danh từ là:
- Động từ là:
- Cụm động từ là:
- Tính từ là:
- Cụm tính từ là:
- Chỉ từ là:
- Cụm chỉ từ là:
II. Luyện tập.
 Yêu cầu học sinh làm lại các bài tập kèm theo mỗi nội dung kiến thức trên.
 *Hoạt động 4: Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp
 - Ôn lại toàn bộ phần lí thuyết, chuẩn bị thi học kỳ I
 - Học bài.
 - Làm lại các bài tập.
- * * * * * * * - 
TUẦN18
Ngày soạn: 11/12/2010
Ngày giảng: 6A2:13/12/3010
 6A1:15/12/2010
 Tiết 67,68:KIỂM TRA HỌC KỲ I
(Năm học: 2010 - 2011)
 --------------------------------------------------
Ngày soạn:14/12/2010 
Ngày dạy:6A1:18/12/2010
 6A2:16/12/2010 
TIẾT 69: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN :THI KỂ CHUYỆN.
A.Mục tiêu cần đạt:học xong bài này hs biết được:
1. Kiến thức: 
-Lôi cuốn học sinh tham gia các hoạt động về ngữ văn.
2. Kĩ năng: 
-Rèn cho học sinh thói quen yêu văn, yêu tiếng việt, thích làm văn, kể truyện.
3. Thái độ: 
-Có thái độ nghiêm túc trong học tập
B. Chuẩn bị.
1.GV: Sưu tầm các truyện dân gian, truyện hay trên báo.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.
C. Tiến trìnnh tổ chức các hoạt động.
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
 * Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của h/S
Nội dung cần đạt
 GV nêu yêu cầu:
 * Mỗi học sinh phải kể một câu chuyện ( tùy thể loại truyện ) nhưng phải là câu chuyện mà mình tâm đắc nhất.
GV nêu yêu cầu kể
 * Kể rõ ràng, rành mạch có ngữ điệu, diễn cảm, không phải đọc thuộc lòng.
 * Khi kể phải phát âm đúng, tư thế đàng hoàng tự tin, nhìn thẳng vào mọi người, nói đủ nghe, không to quá, không nhỏ quá.
 * Biết mở đầu khi bắt đầu kể và cảm ơn khi kết thúc truyện.
 GV phân lớp thành 6 nhóm, nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm lần lượt kể, nhận xét, ghi biên bản.
 GV nhận xét, bổ sung.
 - Lưu ý: HS có thể kể bất cứ câu chuyện gì, truyện do học sinh sáng tác hay truyện sưu tầm trên báo, miễn là học sinh thích thú, tâm đắc. Các truyện tỏ ra có công phu sưu tầm ở địa phương, trên báo chí sẽ được đánh giá cao hơn là truyện có sẵn trong SGK.
 - Tuyên dương những học sinh xuất sắc.
- Lựa chọn
- Nghe
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm nhận xét, bổ xung
- Nghe
I. Yêu cầu chung.
II. Cụ thể.
- HS nhận xét về các khía cạnh: Thuộc truyện, hiểu truyện, biết kể chuyện ( Kể tự nhiên, liền mạch, có ngữ điệu, biết nhấn mạnh, biết diễn cảm, biết ngừng đúng chỗ để gây chú ý không kể thừa ). Gây được ấn tượng tốt đẹp cho người nghe.
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh hoạt động tiếp theo
- Học bài.
- Tiếp tục sưu tầm tục ngữ, ca dao, truyện dân gian địa phương.
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.
 -----------------------------------------------------------------
TUẦN19
Ngày soạn:18/12/2010 
Ngày dạy:6A1:22/12/2010
 6A2:20/12/2010 
TIẾT 70,71: CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
A.Mục tiêu cần đạt.học xong bài này hs biết được.
1. Kiến thức: 
-Một số lỗi chính tả do phát âm sai thường thấy ở địa phương.
2. Kĩ năng: 
-Sửa 1 số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âmđịa phương.
3. Thái độ: 
-Có ý thức sử dụng đúng chính tả khi nói và viết.
B. Chuẩn bị.
*GV: Sưu tầm một số truyện dân gian địa phương.
* Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ(5p)
 Cho các từ sau: Bút, học, xanh.
- Hãy phát triển thành cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và đăt câu với các cụm từ đó.
- Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu vừa đặt
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài(1p)
 * Hoạt động 3: Bài mới?(35p)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của h/s
Nội dung cần đạt.
 GV hướng dẫn học sinh đọc và viết đúng các cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi.
 GV đọc theo chuẩn chính tả.
 GV hướng dẫn học sinh trao đổi bài cho nhau, đối chiếu với SGK để chữa lỗi cho bạn.
 GV yêu cầu học sinh đọc lại phần vừa viết.
 - Yêu cầu đọc đúng chính tả, to, rõ ràng.
 - HS nhận xét bạn đọc.
 - GV nhận xét, sửa sai nếu có.
 GV phô tô các bài tập 1, 2, 3, 4/167 phát cho học sinh làm bài.
 - Thu chấm điểm.
 GV nêu yêu cầu luyện tập, chữa lỗi chính tả trong các câu sau.
 GV gọi học sinh trình bày 
- Gv đọc mẫu bài SGK/168.
- Yêu cầu: Viết sạch, đẹp, đúng chính tả.
 Tiết 70
 ? Chương trình ngữ văn lớp 6 em đã được học những loại truyện dân gian nào?
? Kể tên các tác phẩm cụ thể của từng thể loại đó.
 ? Kể tên 1 vài câu truyện dân gian ở địa phương mình mà em sưu tầm được?
 - Kể lại truyện đó.
 ? Các truyện dân gian trên có gì giống và khác với truyện dân gian đã được học trong sách ngữ văn 6?
 GV khái quát: Văn hóa dân gian địa phương có nét tương đồng với văn hóa dân gian của dân tộc.
 ? Hãy nêu một số hình thức văn hóa dân gian được coi là của riêng địa phương em?
 ? Hãy mô tả lại sinh hoạt văn hóa này?
 ? Hãy nêu những đặc sắc văn nghệ, nghệ thuật ở địa phương em?
 ? Tập kể lại một truyện dân gian hay giới thiệu một trò chơi dân gian địa phương mà em yêu thích?
 - GV nhận xét, tuyên dương, khích lệ.
- Viết theo lời đọc của giáo viên
- Trao đổi bài, chữa lỗi cho bạn
- Đọc
- Nhận xét
- Thực hiện
- Nộp bài
- Phát hiện
- Thực hiện
- Nghe
- Viết
- Hệ thống
- Kể 
- Thực hiện
- Kể
- So sánh
- Nghe
- Thảo luận
- Thực hiện
- Trình bày
- Lựa chọn, trình bày
I. Nội dung luyện tập.	
A. Phần tiếng việt: Đọc, viết các phụ âm.
1. Phụ âm: tr / ch
* Tra xét, trầm tĩnh, trại giam, trở ngại, trợ cấp, trách nhiệm, trật tự.
 * chặt chẽ, chắc chắn, chắt lọc, chọn lựa, chuyển dịch...
- Phụ âm: s / x.
* Sáng tạo, sản xuất, sang trọng, sôi nổi, sỏi đá, sung sướng, sáo sậu, sấp ngửa.
* Xô đẩy, xì xào, xa cách, xương xẩu, xó xỉnh...
- Phụ âm: r / d / gi.
* Rừng rực, rùng rợn, bịn rịn, bứt rứt, rầm rập...
* Do thám, dính dáng, dò la, dông dài...
* Giở ra, giỗ tết, giương buồm...
- Phụ âm: l / n.
* La hét, lo liệu, lo sợ, lập nghiệp, luật pháp, luận điểm, lẫn lộn, lợi ích...
* Nêu lên, nương tựa, nảy sinh, nan giải, nô lệ, nóng bức...
2. Viết đúng các phụ âm.
- Điền các phụ âm: tr / ch, s /x, r / d / gi, l / n vào chỗ trống. 
( SGK/167 )
3. Chữa lỗi chính tả.
- Tía đã nhiều lần căng dặn rằng không được kiêu căng.
- Một cây che chắng ngan đường chắn cho ai vô dừng chặt cây đốn gỗ.
- Có đau thì cắng răng chịu nghen.
4. Viết chính tả.
B. Phần văn - Tập làm văn.
1. Hệ thống các truyện dân gian đã được học chia theo thể loại.
- Truyền thuyết.
- Cổ tích.
- Truyện ngụ ngôn.
- Truyện cười.
2. Kể tên 1 số truyện dân gian ở địa phương.
Ví dụ: Quả bầu mẹ; ý ưởi ý nọong.
* Giống nhau:
- Cốt truyện đơn giản.
- Thường có yếu tố thần kỳ.
- Có 1 ý nghĩa nhất định.
* Khác nhau:
- Không gian nhân vật trong truyện phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc, từng vùng, miền khác nhau.
* Một số hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian địa phương.
 Ví dụ: Ném còn ( Đồng bào dân tộc Thái ).
- Múa sạp, múa nón, múa xòe 
 ( Đồng bào dân tộcThái ).
*Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà(4p)
- Học bài.
- Sưu tầm truyện dân gian địa phương.
- Tập kể một câu chuyện mà em tâm đắc nhất.
- Chuẩn bị thi kể chuyện.
Ngày soạn:21/12/2010 
Ngày dạy:6A1:25/12/2010
 6A2:23/12/2010 
TIẾT 72: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I.
A.Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
- Giúp học sinh nhận thấy rõ ưu, nhược điểm trong bài làm của mình
2. Kĩ năng.
- Biết cách chưa lỗi các lỗi sai thường mắc phải để rút ra kinh nghiệm.
3. Thái độ.
-Có ý thức sửa lỗi khi làm bài kiểm tra
B. Chuẩn bị.
* Gv: Tổng hợp các lỗi sai phổ biến và những lỗi sai cụ thể của học sinh..
* Học sinh: Xem lại đề bài đã kiểm tra
C. Tiến trình tổ chức các hoạt đông.
 *Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
 *Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
 *Hoạt động 3:Bài mới.(40p)
* Đề bài
-Đè rút từ ngân hàng đề của nhà trường
I. Yêu cầu: 
- GV yêu cầu hs đọc lại đề bài
II. Dàn ý:
-GV đưa ra dàn ý và đáp án biểu điểm
III. Nhận xét – trả bài:
1. Ưu điểm: 
-Một số em đã nắm và vận dụng phương pháp kể chuyện. Xác định được đối tượng
- Bố cục ba phần tương đối rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
2.Hạn chế: 
-1 số em chưa làm được phần trắc nghệm
- Một số em chưa xác định được yêu cầu của đề
- Nội dung còn sơ sài.
- Diễn đạt, dùng từ, đặt câu còn sai nhiều. Chữ viết cẩu thả.
- Chưa có ý thức tự sửa lỗi.
- Học sinh tự sửa lỗi
*GV trả bài cho hs
IV. Chữa lỗi:
-hs trao đổi bài cho nhau và tự sửa lỗi
V. Đọc bài mẫu-tổng hợp điểm- thu bài:
-gv đọc cho hs nghe 1 số bài tiêu biểu, gọi điểm vào sổ, thu bài
*Hoạt động 4: Hướng dẫn hs hoạt động tiếp theo:(5p)
-Về nhà học bài, chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docki 1 da chuyen ma.doc