Giáo án Ngữ văn 6 - Năm học 2009 - 2010

Giáo án Ngữ văn 6 - Năm học 2009 - 2010

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Qua giờ học giúp học sinh:

- Kiến thức: Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết. Hiểu nội dung và ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện “Con Rồng cháu Tiên “.

- Kỹ năng:: Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu nt, nd tư tưởng của truyện truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên .

- Giáo dục: Tinh thần đoàn kết của dt, lòng tự hào về truyền thống, về nguồn gốc, dòng giống Tiên Rồng cao quí linh thiêng của dt mình.

2. Tích hợp : Văn bản "Bánh Chưng bánh Giầy"; Tiếng việt "Từ và cấu tạo từ"; Tập làm văn "Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt".

3. Trọng tâm : ý nghĩa của truyện

doc 99 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 992Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Năm học 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dậy
Tiết: 1
Văn bản:
Truyền thuyết:
Con rồng cháu tiên
 A. Mục tiêu cần đạt:
1. Qua giờ học giúp học sinh:
- Kiến thức: Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết. Hiểu nội dung và ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện “Con Rồng cháu Tiên “.
- Kỹ năng:: Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu nt, nd tư tưởng của truyện truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên .
- Giáo dục: Tinh thần đoàn kết của dt, lòng tự hào về truyền thống, về nguồn gốc, dòng giống Tiên Rồng cao quí linh thiêng của dt mình. 
2. Tích hợp : Văn bản "Bánh Chưng bánh Giầy"; Tiếng việt "Từ và cấu tạo từ"; Tập làm văn "Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt". 
3. Trọng tâm : ý nghĩa của truyện.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Bài soạn, tranh vẽ, 1 số truyện dân gian có ý nghĩa 
 - HS: Chuẩn bị bài ở nhà. 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học. 
Nội dung hoạt động
TG
Hoạt động của GV
HĐ của HS
* Hđ1: khởi động
1-Kiểm tra bài cũ:
2- Giới thiệu bài:
* Hđ 2: Đọc tìm hiểu văn bản
I- đọc – chú thích:
1. Đọc
2. Chú thích
a- KN về truyền thuyết
b - Thể loại: Truyền thuyết thời kì các vua Hùng thời kì đầu.
c- Từ khó:
3. Bố cục: 
II- Đọc – hiểu văn bản
1- Giới thiệu truyện 
- Thời gian: ngày xưa 
- Nhân vật: LLQ và Âu Cơ 
- Nguồn gốc: đều là thần 
/ Các chi tiết kì lạ, kết hợp miêu tả.
- Sự kì lạ, lớn lao đẹp đẽ về nguồn gốc, về hình dạng, tính cách: LLQ mang vẻ đẹp của tài năng, đức độ.Âu Cơ mang vẻ đẹp của nhan sắc và tính cách thanh cao. 
- Sự việc kết duyên kỳ lạ
- Biểu tượng của sự kết hợp 2 thành phần chính của cộng đồng dân tộc 2 miền. 
2- Diễn biến truyện: 
- Sự sinh nở kì lạ.
- Đàn con kì lạ .
/ Vừa kì lạ vừa hợp lí
* Dấu ấn thần tiên thể hiện rõ ở những đứa con khoẻ đẹp .
- Sự việc chia con ; lời dặn
--> Khẳng định nhu cầu phát triển dân tộc và việc cai quản đất đai rộng lớn của đất nước.
3- Kết thúc truyện
=> Giải thích nguồn gốc giống nòi người việt và việc thành lập nhà nước đầu tiên trong LS dựng nước - nhà nước văn Lang.
*Hđ 3: Tổng kết 
1. Nghệ thuật: Truyện xây dựng bằng những chi tiết tưởng tượng, kì ảo gắn liền với cốt lõi lịch sử.
2. Nội dung: Truyện nhằm giải thích suy tôn nguồn gốc nòi giống cao quý linh thiêng của người việt và sự nghiệp dựng nước của ông cha, thể hiện ý nguyện đoàn kết, yêu thương, thống nhất cộng đồng của người việt.
* Hđ 4: củng cố - dặn dò
3
10
23
8
2
- GV kiểm tra vở, sách và việc chuẩn
bị bài của học sinh.
- GV giới thiệu chương trình: là truyền thuyết rất được nhiều người việt nam yêu thích. Vì sao vậy Hôm nay
- GV hướng dẫn HS đọc bài - đọc1 lần - GV gọi 3 HS đọc - GV sửa cho HS
- GV: GT về truyền thuyết:
+ Là loại truyện dân gian
+ Kể về nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
+ Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về các sự kiện LS và nhân vật LS được kể.
H. Em hiểu thế nào là yếu tố tưởng tượng kỳ ảo?
- GV nhấn mạnh đặc trưng của truyền thuyết.
H. Xác định thể loại của truyện?
- HDHS giải thích 1 số từ khó: ngư tinh, thuỷ cung, thần nông, Phong Châu.
H. Em hãy tóm tắt truyện theo bố cục 3 phần?
+ GTT: Từ đầu đến cung điện Long Trang
+ DBT: Tiếp đến “lên đường”
+ KTT: Còn lại
H. Tác giả dân gian giới thiệu truyện xảy ra vào thời gian nào? Tác dụng? 
(TD: phù hợp với truyện thời kì các vua hùng- TK đầu dựng nước)
H: Truyện giới thiệu nhân vật nào? GT những gì về nhân vật? 
+ Nguồn gốc: LLQ nòi rồng ở dưới nước, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ dòng tiên, ở núi cao phía Bắc
+ Hình dáng, tính cách:
(LLQ: mình rồng, khoẻ vô địch, nhiều phép lạ để giúp dân. Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, thăm vùng đất hoa thơm cỏ lạ.) 
H. Thế nào là vô địch? Có thể thay bằng từ nào? (phi thường) dùng từ nào diễn đạt rõ hơn về nhân vật? 
H. Nhận xét cách GT nhân vật?
H. Em hiểu gì về nhân vật LLQ và Âu Cơ? 
H. Truyện giới thiệu sự việc nào? Sự việc đó có gì lạ? ý nghĩa? (kẻ non cao - kẻ dưới nước - biểu tượng của sự kết hợp sự kết hợp những gì tinh tú nhất của thiên nhiên, của sông núi, của lòng người) 
H. Truyện diễn biến với những chi tiết nào? nhận xét những chi tiết đó?
- bảng phụ:
+ sự sinh nở kì lạ: 1 bọc
+ đàn con kì lạ: không bú 
+ việc chia con: “50 con xuống ...
Lời hẹn”.
H. Chi tiết kì lạ có ý nghĩa gì ?
H. Sự việc chia con của LLQ và Âu Cơ có hợp lí không? Mục đích của việc chia con ?
(hợp lí, mục đích chia nhau cai quản các phương)
H. ý nghĩa của sự việc đó?
H. Truyện được kết thúc với những chi tiết nào? (- con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua - hiệu Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu.
- Tục truyền ngôi: mười mấy đời
- Người việt ta: nguồn gốc là con Rồng, cháu Tiên.)
H. Truyện kết thúc như vậy có ý nghĩa gì? Gắn liền với sự kiện lịch sử nào của dân tộc?
H. Truyện được XD bằng những chi tiết có đặc điểm như thế nào? (GV yêu cầu HS phân biệt được cốt lõi LS: có sự thành lập nhà nướcVăn Lang; có sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt với Âu Việt; có vua là Hùng Vương)
H. Có ý kiến cho rằng: “dựa vào cốt lõi LS DN ta tưởng tượng ra những chi tiết kỳ ảo, XD truyện bởi 2 yếu tố đã tạo ra giá trị to lớn của truyện”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Nêu ý nghĩa của truyện?
H. Em biết truyện nào của đồng bào DT ít người khác có ý nghĩa giống truyền thuyết “CR, CT”? 
- GV chốt: DT Mường: “Quả trứng to nở ra con người”, “ Đẻ đất, đẻ nước”
+ DT Khơ-mú: Quả bầu mẹ
- GV tóm tắt ngắn gọn truyện Qủa bầu mẹ)
H. Sự giống nhau của các truyện đó?
( ý nghĩa: Kích động cội nguồn của dân tộc; thể hiện ý nguyện đoàn kết)
- GT tranh vẽ nêu ND của tranh.
- GV nhắc nhở:+ tập phân tích truyện nắm được ý nghĩa sâu sắc của truyện
 	 + Soạn bài "Bánh chưng bánh giày"
- Nghe
-Đọc.
-Trả lời, thảo luận, bổ sung.
-Xác định thể loại.
-Giải thích từ.
-Tóm tắt.
-Trả lời.
-Trả lời, nhận xét.
-Trả lời.
-Nhận xét.
-Thảo luận, bổ sung.
-Nhận xét.
-Phân tích.
-Thảo luận, trả lời.
-Phân tích.
-Thảo luận, phân tích.
-Trả lời.
-Thảo luận.
--trả lời.
-Phân tích.
-Nghe.
_______________=====o0o=====_______________
Ngày soạn: 20/08/2008	
Ngày dạy: 26/08/2008
Tiết: 2
Văn bản
Truyền thuyết:
báNH CHƯNG, BáNH GIàY
- Tự học có hướng dẫn -
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Qua giờ học giúp học sinh:
- Kiến thức: Hiểu được nd ý nghĩa của truyền thuyết "BC, BG", nhằm giải thích nguồn gốc của BC, BG; phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông, thấy được truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian.
- Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc, pt truyện. 
- Giáo dục: Tinh thần yêu lđ, sáng tạo trong lđ, yêu quí con người lđ, nét đẹp văn hoá của dân tộc. 
2. Tích hợp: TV; từ và cấu tạo từ ; TLVvăn bản tự sự.
3. Trọng tâm: ý nghĩa của truyện. 
B. Chuẩn bị: - GV: bài soạn, tranh vẽ. 
	 - HS: đọc, trả lời câu hỏi sgk. 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học. 
Nội dung hoạt động
Tg
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
* Hđ 1: khởi động
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Giới thiệu bài:
* Hđ 2: đọc - hiểu văn bản
I. Đọc - chú thích
1. Đọc: 
2. Chú thích: 
 a- thể loại : truyền thuyết về thời đại Vua Hùng . 
b- từ khó :
3. Bố cục : 3 phần .
II. Đọc- hiểu văn bản.
1- Giới thiệu truyện: Vua Hùng chọn người nối ngôi
- Hoàn cảnh . 
 - ý của Vua : 
 - Hình thức chọn : 
 -->Vua Hùng có chí lớn, quan điểm tiến bộ, muốn chọn người tài, đức . 
2- Diễn biến truyện: cuộc thi tài giải đố. 
 - Các Lang không đoán được ý Vua làm cỗ thật hậu. 
 - Lang Liêu: nghèo khó lo đồng áng, được thần giúp, mách bảo lấy gạo làm bánh.
- LL nghĩ cách làm bánh bằng những nguyên liệu bình thường trồng cấy được.
--> LL rất thông minh, sáng tạo.
- Vua Hùng chọn hai thứ bánh của Lang Liêu tế trời đất, cúng Tiên Vương, đặt tên bánh truyền ngôi cho LL.
--> KĐ tài đức của LL; Vua Hùng quí trọng nghề nông; quí trọng hạt gạo và sản phảm do chính con người làm ra; tình cảm quí trọng con người lao động.
3- Kết thúc truyện .
 - Tục làm bánh chưng bánh giày ngày tết --> 1 phong tục đẹp giầu ý nghĩa. 
* Hđ 3: tổng kết
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật: Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian, gây hấp dẫn. 
2. Nội dung: Ttruyện giải thích nguồn gốc của BC, BG phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông; thể hiện sự thờ kính trời đất, tổ tiên của dt ta. 
* Hđ 1: củng cố - dặn dò
5
10
20
8
2
H. Nêu khái niệm về truyền thuyết? Nêu giá trị nt, nd của truyện ? 
- Nêu cảm xúc của em sau khi học xong truyện "Con Rồng, cháu Tiên"? 
 - LĐ cần cù sáng tạo đã tạo ra những sản phẩm có giá trị văn hoá cổ truyền độc đáo của dt -> truyền thuyết " BC, BG " nói rõ điều đó. 
- GV nêu yêu cầu đọc - gv đọc mẫu 
 - Gọi 3 hs đọc, gv chú ý sửa sai cho hs.
- GV giới thiệu thể loại truyện.
H- Em hãy giải thích nghĩa của các từ : tổ tiên, phúc ấm , tiên vương, ghẻ lạnh , tế 
H- Em phân biệt bố cục 3 phần của truyện? Tóm tắt cốt truyện? 
- GTT: từ đầu đến -> chứng giám .
- DBT: tiếp đến -> xin giám .
- KTT: còn lại . 
H- Phần giới thiệu truyện tg dân gian giới thiệu sự việc gì ? 
H- Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? ý của Vua và hình thức chọn người nối ngôi? 
- Hoàn cảnh: giặc ngoài đã yên, vua tập trung chăm lo cho dân, Vua đã già muốn truyền ngôi.
- ý của vua: người nối ngôi phải nối được chí Vua không nhất thiết phải là con trưởng.
- Hình thức chọn: thử tài . 
H- Qua đó em hiểu vua Hùng là người ntn? 
H- Diễn biến truyện là sự việc gì? 
H- Các Lang và LL có đoán được ý Vua không?
H- Vì sao Lang Liêu được thần giúp đỡ ý nghĩa của sự việc đó? 
(LL: là người thiệt thòi nhất, thân là con Vua nhưng phận rất gần gũi dân thường, nghèo khó, chỉ lo việc đồng áng -> Mơ ước của nd ta: người lao động nghèo được thần linh giúp đỡ) 
H- Thần có mách bảo cụ thể cách làm bánh không? Việc LL nghĩ cách làm bánh và tự làm bánh? 
H- Kết quả của cuộc thi?
H- Việc Vua Hùng chọn 2 thứ bánh của LL tế trời đất, cúng Tiên Vương cung với suy nghĩ của Vua về 2 loại bánh, việc truyền ngôi cho LL có ý nghĩa gì? giúp em hiểu gì về Vua Hùng? 
- GV nêu lời bình: đó là bánh của ý thần, của lòng dân, của chí Vua, cũng là sáng tạo của người anh hùng văn hoá DT. 
H- Truyện được kết thúc bằng sự việc nào? ý nghĩa của sự việc đó? 
H- Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian. Đó là những chi tiết nào? 
H- Em hãy nêu ý nghĩa của truyện? 
H- ý nghĩa của phong tục; ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng bánh giầy? 
(đề cao nghề nông, giữ gìn truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc văn hoá dt). 
* Luyện tập: Bức tranh vẽ muốn giới thiệu điều gì? 
- Trong truyện em thích nhất chi tiết nào? vì sao? 
- Đọc, phân tích tru ... hoạt động
Tg
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
* HĐ I: Khởi động
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thỉệu bài mới
* HĐ II: Đọc - tìm hiểu văn bản
I. Đọc - hiểu chú thích
1. Đọc, kể
2. Chú thích
+ Từ khó
3. Bố cục:
- 3 phần
ii. Đọc - hiểu văn bản
1. Các ông thầy bói xem voi
* Điểm giống nhau
- Đều mù
- Chưa biết về voi
* Hoàn cảnh
- ế hàng
- Có voi đi qua
* Cách xem:
- Sờ bằng tay (mỗi thầy sờ một bộ phận của voi)
à Giễu cợt các thầy bói về cách xem voi.
2. Các thầy bói phán về voi
- Sun sun - con đỉa
- Chần chẫn - đòn càn
- Bè bè - quạt thóc
- Sừng sững - cột đình
- Tun tủn - chổi sể cùn
à Thái độ chủ quan: xem xét một bộ phận mà đánh giá toàn thể.
3. Hậu quả của việc xem và phê phán về voi.
- Xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.
* HĐ III: Tổng kết
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
2.Nội dung
* HĐ IV: Củng cố - dặn dò
5'
10'
20'
8'
2'
H. Kể tóm tắt và phân tích truỵên "ếch ngồi đáy giếng"?
- Để hiểu rõ hơn về truyện ngụ ngôn, hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu truyện "Thày bói xem voi"
- GV nêu yêu cầu đọc - Yêu cầu chú ý thể hiện giọng từng thầy bói khác nhau, nhưng thầy nào cũng hết sức quả quyết, đầy tự tin, hăm hở và mạnh mẽ.
- GV đọc mẫu
- HDHS đọc theo vai của từng nhân vật
+ 1 HS đóng vai người dẫn chuyện
+ 5 HS nam đóng vai 5 thầy bói
- GV cho HS nhận xét cách đọc của các bạn
- GVHDHS tìm hiểu các chú thích: 1,3,4,6,8
H. Em thấy trong văn bản còn có từ nào khó hiểu nữa không?
H. VB "TBXV" là một truyện ngụ ngôn được kết cấu bằng 3 sự việc;
- Các thầy bói xem voi
- Các thầy bói phán về voi
- Hậu quả của việc xem và phán về voi
Tương ứng với 3 sự việc đó là các đoạn truyện nào trong văn bản?
H. 3 sự việc trên cũng chính là những phần nào trong bố cục một văn bản tự sự?
(phần MB, TB, KB trong bố cục một văn bản tự sự)
- Gọi HS đọc đoạn 1
H. Các ông thầy bói này đều có đặc điểm gì giống nhau?
H. Các thầy bói nảy ra ý định xem voi trong hoàn cảnh nào?
- GV nhấn mạnh: Các thầy bói đều mù, đều chưa biết về voi và đều muốn xem voi.May mắn thay cho các thầy bói là đúng lúc ấy có voi đi qua. Ccá thầy bói đã thực hiện được ý định xem voi.
H. Như vậy, em thấy có dấu hiệu nào không bình thường trong việc xem voi của 5 ông thầy bói? (người mù lại muốn xem voi)
H. Các thầy bói đã xem voi bằng cách nào? Có gì khác thường trong cách xem ấy?
- GV nhấn mạnh: các thầy bói thường bị mù loà. Do bị mù nên các thầy không thể xem voi bằng mắt mà dùng tay để xem voi. Bởi vậy, mỗi thầy chỉ rờ rẫm một bộ phận riêng lẻ của con voi rồi phán về voi.
H. Vậy qua đây, tác giả dân gian muốn biểu hiện thái độ gì đối với cách xem voi của các thầy bói?
- GV chuyển ý: Cách các thầy bói xem voi đã có dấu hiệu không bình thường rồi, có điều gì thú vị khi các thầy bói phán về voi. Các em theo dõi đoạn 2 của truyện.
H. Sau khi tận tay sờ voi, các thầy bói đã lần lượt nhận định về voi như thế nào?
- Yêu cầu HS quan sát đoạn 2 trên máy
H. Em thấy các thầy bói đều dùng loại từ nào để phán về voi?
(Dùng từ láy đặc tả để so sánh ví von về voi)
H. Các thầy phán về voi như thế, em thấy có hợp lí không?
H. Thái độ của các thầy bói khi phánvềvoi như thế nào?
(Ai cũng khẳng định ý của mình là đúng và phủ định ý của người khác bằng những từ ngữ nào?
- GV gạch chân dưới các từ ngữ trên máy chiếu: "Tưởng hoá ra" "không phải","đâu có", "ai bảo", "không đúng".
H. Tại sao các thầy lại tự tin và quả quyết về con voi như vậy?
- GV: Trong lời phán của các thầy về voi đềucóphần hợp lí vì "nói có sách, mách có chứng", dù sao các thầy cũng đã được tiếp xúc trực tiếp với con voi và mỗi thầy đều nói đúng từng bộ phận của con voi.
H. Nhưng kết cục, có thầy nào nói đúng về voi không? Vậy sai lầm của các thầy là chỗ nào?
- Các thầy xem voi một cách chủ quan,mõi thầy xem xét một bộ phận của con voi màlại phán đó là cả con voi.
- Bình: Cuộc xem voi của 5ông thầy bói như một màn kịch nhỏ rất sinh động, hài hước. 5 thầy bói đều đã được sờ voi thật và mỗi thầy đều mô tả đúng một bộ phận của con voi nhưng không thầy nào nói đúng về voi. 5 ông thầy bói đưa ra 5 khái niệm về con voi hoàn toàn khác nhau. Sai lầm của họ làmỗi thầy chỉ sờ vào một bộ phận của con voi mà đã tưởng đó là toàn bộ con voi. Họ lại càng sai hơn khi mỗi thầy đều khẳng định mình là đúng và phủ định ý của người khác. Như vậy, các thầy đều chung nhau một cách xem voi phiến diện: dùng bộ phận để nói toàn diện, trong khi ở trường hợp này cái bộ phận không thể nói cái toàn thể.
H. Vậy qua sự việc các thầy bói phán về voi em thấy truyện đã ngụ ý phê phán điều gì ở con người?
- Phê phán cách xem xét sjư vật hiện tượng một cách phiến diện.
H. Từ việc các thầy bói xem và phán về voi, em rút ra bài học gì?
- Muốn hiểu biết sự vật phải xem xét chúng một cách toàn diện.
- GV nêu tình huống: Nếu cô muốn em cho các thầy bói một lời khuyên khi biết về voi, em sẽ nói cách hiểu của em như thế nào về con voi?
- Định nghĩa về voi phải là sự tổng hợp nhận xét của cả 5 thầy bói: vòi voi sun sun như con đỉa, ngà voi chần chẫn như cái đòn càn, tai voi bè bè như cái cột đình và đuôi voi ngắn tun tủn như chiổi sể cùn.
- Chuyển ý: Kết quả của việc xem và phán về voi như thế nào? Chúng ta tìm hiểu đoạn cuối của văn bản.
H. Vì sao các thầy bói xô xát nhau? Tai hại của việc xô xát này là gì?
H. Em có suy nghĩ gì về chi tiết các thầy bói đánh nhau toác đầu, chảy máu?
- Đó là chi tiết phóng đại, gây cười.
H. Tác dụng của chi tiết phóng đại, gây cười này là gì?
- Giễu cợt sự hồ đồ, kém hiểu biết của các thầy bói khi xem xét sự vật, hiện tượng.
H. Em thấy NT ở truyện này có gì khác với NT ở truyện "ÊNĐG"?
H. Câu chuyện đã đem đến cho em bài học gì?
H. Truyện ngụ ngôn ngụ ý phê phán điều gì con người?
- Phê phán sự kém hiểu biết của con người trong việc xem xét sự vật, hiện tượng.
- GV khái quát lại nội dung kiến thức
- Học kĩ bài
- Làm BT phần luyện tập
- Trả lời
- Đọc
- GT từ khó
 - Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Nghe
- Khái quát
- Nghe
- Trả lời
- Quan sát
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Nghe
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
Ngày soạn: 
Ngày dậy:
Tiết 39+40
Tập làm văn
Viết bài tập làm văn số 2
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Qua giờ học giúp học sinh:
- Kiến thức: Củng cố lại kiến thức lí thuyết qua viết bài văn tự sự số 1 .
- Kỹ năng: Ren kĩ năng viết bài văn tự sự theo yêu cầu .
- Giáo dục: ý thức tự giác làm bài .
2. Tích hợp: vb tự sự đã học .
3. Trọng tâm: học sinh viết bài .
B. Chuẩn bị:- GV: Đề bài , đáp án .
	 - HS: Ôn tập . 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học. 
Nội dung hoạt động
Tg
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
* Hđ I: khởi động
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
 * Hđ II: Giao đề .
 Đề bài: Em hãy kể về một thầy giáo hay cô giáo mà em yêu quý.
 * Hđ III : Học sinh viết bài .
 * HĐ IV: củng cố - dặn dò
1
3'
83'
3'
 - GV kiểm tra vở viết văn của HS.
 - Bài viết số 1: văn tự sự .
- GVchép đề lên bảng .
- GV: Nhắc nhở hs làm bài nghiêm túc 
- GV thu bài , nhận xét giờ làm bài.
- Chuẩn bị bài "Danh từ"
- hs chép đề vào vở
- hs viết bài 
 Duyệt của tổ trưởng:
 Nguyễn Thị Hằng
Ngày soạn:
Ngày dậy:
Tiết 41
TRả bài kiểm tra văn
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Qua giờ học giúp học sinh:
- Kiến thức: Nhận rõ ưu điểm, tồn tại trong bài viết của mình, biết cách sửa chữa.
- Kỹ năng: Rèn kĩ nănglàm bài; xây dựng cốt truyện, nhân vật, tình tiết, lời văn, đoạn văn của văn bản tự sự.
- Giáo dục: ý thức phê và tự phê.
2. Tích hợp: TLV " Lời văn, đoạn văn tự sự".TV- "Chữa lỗi dùng từ" 
3. Trọng tâm: Chữa dàn ý, lỗi.
B. Chuẩn bị: - GV: Chấm, trả bài, đáp án, sửa lỗi.
	 - HS: Ôn tập về thể loại tự sự 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học. 
Nội dung hoạt động
Tg
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
* Hđ I: khởi động.
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài:
* Hđ I+II: Trả bài.
1- Đề bài: Hãy kể lại chuyện "Thánh Gióng" bằng lời văn của Gióng.
2- Tìm hiểu đề bài .
- Thể loại: Tự sự 
- Nội dung tự sự: Truyện "TG"
- Hình thức tự sự: Lời kể của Gióng 
- Yêu cầu diễn đạt: Làm rõ các sự việc có lồng cảm xúc của người kể. 
3- Dàn bài và biểu điểm .
* MB : (1,5 đ) .
- Giới thiệu nhân vật kể chuyện. 
+ Giới thiệu trực tiếp nhân vật kể chuyện (xưng tôi): Tôi là Gióng, tôi thật tự hào vì tôi đẫ giúp người dân Âu Lạc đánh tan quân XL Ân đem lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân,
* TB (7 đ). 
- Đảm bảo kể các sự việc chính của truyện.
+ Gióng đầu thai vào bà lão nông dân nghèo phúc đức 
+ Gióng 3 tuổi không nói, không cười
+ Khi nghe tiếng sứ giả rao tìm người tài đánh giặc cứu nước 
+ Gióng lớn nhanh như thổi 
+ Sứ giả đến Gióng vươn vai thành tráng sĩ  đi đánh giặc
+ Roi sắt gẫy nhổ tre làng đánh giặc  
+ Giặc tan bay về trời 
* KB (1,5đ) 
+ Dấu tích còn lại hội làng Gióng 
+ Gióng bộc lộ suy nghĩ: Tự hào; khuyên mọi người sẽ luôn giúp dân bảo vệ đất nước. 
4- Nhận xét ưu nhược điểm .
+ Ưu điểm: Đi đúng thể loại; có bài nội dung sâu, diễn đạt tốt (Thảo, Duy, Tâm) 
+ Nhược điểm: 
- Có 1 số bài nội dung sơ sài.
- Diễn đạt yếu, không lồng cảm nghĩ người kể chuyện.
- Chữ viết cẩu thả, kĩ nằng trình bài yếu
5- Chữa lỗi .
 a- Lỗi sắp xếp sự việc.
 b- Lỗi dùng từ.
 c- Lỗi đặt câu.
6- Đọc bài mẫu - gọi điểm .
* Hđ IV: củng cố - dặn dò.
5' 
38'
H- Nêu yêu cầu khi viết lời văn tự sự? Đoạn văn tự sự? 
 Trả bài viết số 1.
- GV chép đề lên bảng 
H- Em hãy xác định thể loại ? Nội dung tự sự ? Hình thức tự sự ? 
H- Yêu cầu diễn đạt ? 
H- Phần mở bài cần nêu những nội dung nào? 
H- Phần thân bài cần trình bày những nội dung nào ? 
H- Kết bài đưa ra sự việc nào ? 
( GV hướng dẫn HS bộc lộ suy nghĩ trong tình huống cụ thể ) 
- Chữ cẩu thả: Hải, Kỳ Anh
- Diễn đạt yếu: Điều, Hải . 
- GV nêu lỗi sắp xếp các sự việc không theo thứ tự trước sau .
- Lỗi dùng từ sai , lỗi lặp từ 
- GV đưa ra lỗi sai cụ thể -->sửa cho HS .
- Cho HS đọc bài mẫu .
 + Khá: Mạnh Tú
 + Trung bình: Tuân
 + Yếu: Điều
- GV nhấn mạnh lại yêu cầu của bài văn tự sự.
- Chuẩn bị bài: Luyện nói văn kể chuyện - Làm bài tập: 1 trang 77 
- Trả lời
- hs xác định 
- hs nêu 
- hs nêu 
- hs trả lời .
- hs nêu .
- hs nghe .
- HS đọc
_______________=====o0o=====_______________
_______________=====o0o=====_______________
_______________=====o0o=====_______________
_______________=====o0o=====_______________
_______________=====o0o=====_______________
_______________=====o0o=====_______________
_______________=====o0o=====_______________
_______________=====o0o=====_______________
_______________=====o0o=====_______________
_______________=====o0o=====_______________
_______________=====o0o=====_______________

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7(7).doc