Giáo án Ngữ văn 6 tiết 10+ 11: Nghĩa của từ

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 10+ 11: Nghĩa của từ

I. YÊU CẦU :

 Hiểu được thế nào là nghĩa của từ và nắm được một số cách giải thích nghĩa của từ – tích hợp với văn học.

 II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Tham khảo tài liệu: SGV, SGK, SBT, tra từ điển, bảng phụ.

- HS : Đọc trả lời SGK, xem lại chú thích các truyện đã học.

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1370Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 10+ 11: Nghĩa của từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 03 Ngày soạn : 
NGHĨA CỦA TỪ
Tiếng Việt 
 Tiết : 10, 11 Ngày dạy : 
I. YÊU CẦU : 
 Hiểu được thế nào là nghĩa của từ và nắm được một số cách giải thích nghĩa của từ – tích hợp với văn học.
 II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Tham khảo tài liệu: SGV, SGK, SBT, tra từ điển, bảng phụ.
- HS : Đọc trả lời SGK, xem lại chú thích các truyện đã học.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
+ Hoạt động 1 : Khởi động. 
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài mới.
- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
Hỏi: Em hiểu thế nào là từ mượn? Nêu nguyên tắc mượn từ.
- Kiểm tra bài tập về nhà.
- GV giới thiệu về tính đa nghĩa của từ và tầm quan trọng của việc dùng từ đúng nghĩa -> dẫn vào bài -> ghi tựa.
- Báo cáo sỉ số.
- Trả lời cá nhân.
- Nghe, ghi tựa.
+ Hoạt động 2: Hình thành tri thức mới. 
I. Ngiã của từ là gì:
Ví dụ: Lẫm liệt, hùng dũng, oai nghiêm.
Ghi nhớ:
 Nghĩa của từ là nội dung ( Sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ.) mà từ biểu thị.
II. Cách giải thích nghĩa của từ:
VD1: a. Người Việt có tập quán ăn trầu -> có thể thay thế.
b. Bạn Nam có thói quen ăn quà vặt -> không thể thay thế.
Tập quán: thói quen của một cộng đồng (diễn tả khái niệm).
VD 2: a. Tư thế lẫm liệt của người anh hùng.
b. Tư thế hùng dũng của người anh hùng.
c. Tư thế oai nghiêm của người anh hùng.
=> Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm (từ đồng nghĩa).
VD 3: Cao thượng: Là không nhỏ nhen, không ti tiện, không đê hèn. (từ trái nghĩa).
Ghi nhớ SGK trang 35.
- Treo bảng phụ -> gọi HS đọc phần giải thích nghĩa của từ.
Hỏi: Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận? Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ?
(Cho HS xem sơ đồ, bảng phụ).
Hỏi: Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình nào dưới đây?
Hỏi: Vậy em hiểu nghĩa của từ là gì? -> rút ra ghi nhớ – gọi HS đọc ghi nhớ.
-Gọi HS đọc lại phần giải thích từ “tập quán”. 
Hỏi: Trong hai câu sau đây (bảng phụ) 2 từ tập quán và thói quen có thể thay thế cho nhau được không? Tại sao?
- Yêu cầu HS thảo luận.
- GV nhấn mạnh: không thể thay thế được vì từ tập quán có nghĩa rộng gắn liền với chủ thể là số đông. Từ thói quen có nghĩa hẹp gắn liền với chủ thể là cá thể. 
Hỏi: Vậy từ tập quán được giải thích nghĩa bằng cách nào?
Bài tập nhanh: (NXBĐH quốc gia HN)
Yêu cầu HS giải thích nghĩa từ đi, cây theo cách trên.
- Gọi HS đọc lại phần giải thích từ “lẫm liệt” ở mục 1.
- Treo bảng phụ (vd 2)
Hỏi: Theo em ba từ trên có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
- Yêu cầu HS thảo luận.
Hỏi:Vậy từ lẫm liệt được giải thích nghĩa theo cách nào?
- Cho HS xem vd 3.
Hỏi: Từ cao thượng được giải thích theo cách nào?
Bài tập nhanh: yêu cầu HS thử giải thích nghĩa từ mất theo cách trái nghĩa?
Vậy có những cách giải nghĩa từ nào?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Quan sát - đọc.
- Cá nhân phát hiện hai bộ phận.
- Quan sát.
- Cá nhân trả lời phần nội dung.
- Đọc ghi nhớ SGK.
- Đọc.
- Nhìn, nghe, xác định yêu cầu.
- Thảo luận và trả lời.
- Nghe.
- HS trả lời cá nhân: diễn tả khái niệm.
- Suy nghĩ trả lời:
Đi: hoạt động rời chỗ bằng chân, tốc độ bình thường.
Cây: loài thực vật có rễ, thân, lá.
- Đọc.
- Đọc, suy nghĩ, trả lời.
- Có thể thay thế cho nhau.
-HS trả lời cá nhân: từ đồng nghĩa.
-Đọc.
- HS trả lời cá nhân: giải thích bằng từ trái nghĩa.
- HS trả lời: mất là không còn tồn tại.
- HS trả lời cá nhân. 
- Ghi nhớ SGK.
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.. 
III. Luyện tập: 
 Bài tập 1: Giải nghĩa từ theo cách: vd: chú thích truyện ST,TT.
- Trình bày khái niệm: Tản Viên, lạc hầu.
-Từ đồng nghĩa: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, cầu hôn, phán.
Bài tập 2.Điền từ thích hợp:
Học hành
Học lõm.
Học hỏi.
Học tập.
Bài tập 3: Điền từ thích hợp:
Trung bình.
Trung gian.
Trung niên.
Bài tập 4: Giải nghĩa từ:
Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, dùng để lấy nước.(khái niệm).
Rung rinh: là sự chuyển động qua lại nhẹ nhàng, liên tiếp (Khái niệm).
Hèn nhát: thiếu can đảm đến mức đáng khinh. (Trái nghĩa).
Bài tập 5: 
-Mất: theo cách giải thích của Nụ là “không biết ở đâu”không đúng.
-Cách hiểu đúng: không còn, không tồn tại, không thuộc về mình nữa.
Bài tập 6:
- Trung điểm: điểm giữa.
- Trung trực: là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng và vuông góc với đoạn thẳng ấy.
- Trung tuyến: là đường hạ từ đỉnh của một tam giác đến trung điểm của cạnh đối diện. 
TIẾT 2
 - Cho HS xác định yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu đọc thầm chú thích các văn bản đã học -> xác định cách giải nghĩa từ.
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc + xác định yêu cầu bài tập 2, 3 SGK.
- Cho 4 HS điền từ bài tập 2.
- Cho 3 HS điền từ bài tập 3
-> nhận xét, sửa chữa.
- Yêu cầu HS giải nghĩa từ theo các cách đã học.
- Cho thảo luận.
- Gọi đại diện nhóm trình bày -> GV nhận xét bổ sung.
- Gọi HS đọc truyện và nhận xét cách giải nghĩa từ mất.
- Yêu cầu HS dựa vào kiến thức toán học để giải nghĩa từ.
- Đọc+ xác định yêu cầu bài tập.
- Đọc thầm, suy nghĩ, trả lời cá nhân.
-Đọc SGK – nắm yêu cầu bài tập 2, 3.
- Cá nhân lên bảng điền từ – nhận xét.
- Thảo luận tổ -> suy nghĩ, trả lời. Lớp nhận xét.
- HS trả lời cá nhân. 
-Đọc SGK.
- Thảo luận (2 HS)
-> nhận xét từ mất.
- HS trả lời cá nhân theo khái niệm toán học.
+ Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò. 
-Củng cố:
- Dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ.
-Yêu cầu HS:
 + Thuộc ghi nhớ, biết giải thích từ.
 + Chuẩn bị: “Sự việc và nhân vật trong văn tự sự”.
 + Trả bài: Tìm hiểu chung tự sự
- HS trả lời cá nhân. 
- Thực hiện theo yêu cầu giáo viên.

Tài liệu đính kèm:

  • doca9-10-11-NGHICUATU.doc