Giáo án Ngữ văn 6 tiết 44: Cụm danh từ

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 44: Cụm danh từ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS nắm được:

 Đặc điểm của cụm danh từ.

 Cấu tạo phần trung tâm, phần trước, phần sau.

 II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Soạn giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

- HS : Tham khảo – trả lời câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2860Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 44: Cụm danh từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 11 Ngày soạn : 
Tiết : 44 Ngày dạy : 
CỤM DANH TỪ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 Giúp HS nắm được:
 Đặc điểm của cụm danh từ.
 Cấu tạo phần trung tâm, phần trước, phần sau.
 II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Soạn giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
- HS : Tham khảo – trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
+ Hoạt động 1 : Khởi động – Giới thiệu: 
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra .
- Bài mới.
- Ổn định nề nếp – sỉ số.
Hỏi: Danh từ chỉ sự vật chia ra làm mấy loại lớn?
 Cho VD (bảng phụ)
 Yêu cầu HS phân biệt danh từ chung và danh từ riêng.
-> Nhận xét, cho điểm.
- GV đưa ví dụ cụm danh từ -> tạo tình huống vào bài -> ghi tựa.
- Báo cáo sỉ số.
- Trả lời theo yêu cầu GV. 
- Quan sát -Nghe - Ghi tựa bài.
+ Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm và cấu tạo cụm danh từ. 
 I. Cụm danh từ là gì:
 Ví dụ: (bảng phụ)
Ví dụ: đặt câu:
 1. Mã Lương (là) một hoạ sĩ tài năng.
 Cụm danh từ làm vị ngữ.
 2. Những truyện ngụ ngôn ấy đều nhằm mục đích khuyên răn.
 Cụm danh từ làm chủ ngữ.
3. Ông lão đang sống trong một túp lều nát.
Cụm danh từ làm phụ ngữ.
- Ghi nhớ SGK trang 117.
II. Cấu tạo cụm danh từ:
 * Mô hình cấu tạo cụm danh từ. (Bảng phụ)
- Ghi nhớ SGK trang 118.
- GV treo bảng phụ mục 1 SGK.
- Gọi HS đọc.
- Yêu cầu HS: 
 + Phân tích chủ ngữ, vị ngữ.
 + Tìm danh từ trung tâm.
 + Phụ ngữ trước và sau danh từ.
- GV nhận xét -> rút ra kết luận: các tổ hợp từ nói trên là cụm danh từ. (ý 1 – ghi nhớ).
- Treo bảng phụ mục 2 SGK.
- Yêu cầu HS so sánh các cách nói trên đây rồi nhận xét rút ra về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ.
- GV nhấn mạnh: Nghĩa cụm danh từ đầy đủ hơn nghĩa một danh từ, số lượng phụ ngữ càng nhiều, càng phức tạp thì nghĩa cụm danh từ càng đầy đủ hơn.
- Yêu cầu HS: 
+ Tìm một cụm danh từ.
+ Đặt câu với cụm danh từ ấy.
 -> Rút ra nhận xét về hoạt động trong câu của cụm danh từ so với danh từ.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
-> Chốt lại: hoạt động của cụm danh từ trong câu giống như một danh từ.
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK.
- Yêu cầu HS:
+ Đọc ngữ liệu (Bảng phụ).
+ Tìm cụm danh từ.
+ Phân tích cấu tạo cụm danh từ.
+ Rút ra nhận xét chung.
- GV nhấn mạnh nội dung: cụm danh từ đầy đủ có 3 bộ phận: phần trước, phần trung tâm, phần sau.
* Lưu ý HS: 
+ Phụ ngữ trước : t 
+ t1 : phụ ngữ chỉ số lượng: 1, 2, 3.
+ t2 : phụ ngữ chỉ toàn thể: tất cả, cả thảy, hết thảy.
+ Phần trung tâm: t.
+ t1 : danh từ chỉ đơn vị.
+ t2 : danh từ chỉ sự vật.
+ Phụ ngữ sau: s.
+ s1 : nêu đặc điểm sự vật, vị trí.
+ s2 : chỉ từ: (ấy, này, kia.)
- Treo bảng phụ (Mô hình cấu tạo cụm danh từ).
- Cho HS điền ví dụ vào mô hình.
- GV chốt lại vấn đề chính.
- Yêu cầu HS nắm ghi nhớ:
Có thể hỏi: Một cụm danh từ đầy đủ có cấu tạo mấy phần? Hãy nêu nhiệm vụ từng phần?
- Đọc bảng phụ.
- Cá nhân lần lượt xác định chủ ngữ, vị ngữ, phân tích cụm từ.
- Nghe + hiểu cụm danh từ.
- Đọc bảng phụ.
- Thảo luận 2 HS.
-> nhận xét.
+ Thêm nghĩa về số lượng.
+ Nêu đặc điểm.
+ Xác định vị trí.
- Cá nhân tìm cụm danh từ, đặt câu, phân tích.
-> Nhận xét: Hoạt động cụm danh từ giống như danh từ.
- Cá nhân đọc ghi nhớ.
- Cá nhân lần lượt thực hiện các yêu cầu -> lớp nhận xét, bổ sung. 
- Nghe- hiểu.
- Nghe- nhớ.
- Cá nhân lên bảng điền ví dụ vào mô hình.
- Trả lời ghi nhớ.
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. 
 III. Luyện tập:
Bài tập 1: Các cụm danh từ:
 + Một người chồng thật xứng đáng.
+ Một lưỡi búa của cha để lại.
+ Một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
Bài tập 2: 
 Điền cụm danh từ vào mô hình:
a. Một người chồng thật xứng đáng.
b. Một lưỡi búa của cha để lại.
c. Một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ. 
Bài tập 3: Điền phụ ngữ:
+ Thanh sắt ấy.
+ Thanh sắt vừa rồi.
+ Thanh sắt cũ.
- Gọi HS đọc bài tập 1.
 + Phân tích câu.
+ Tìm cụm danh từ.
- GV nhận xét.
- GV vẽ mô hình cấu tạo cụm danh từ (bảng phụ)
- Yêu cầu HS điền các cụm danh từ đã tìm vào mô hình cấu tạo.
- Cho HS đọc bài tập 3.
- Yêu cầu tìm phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
- Đọc, xác định yêu cầu bài tập 1.
- 3 HS lên bảng tìm cụm danh từ -> lớp nhận xét.
- 3 HS lên bảng điền vào mô hình -> lớp nhận xét.
- Đọc-điền phụ ngữ thích hợp.
+ Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 
- Củng cố.
- Dặn dò.
- Cho bài tập nhanh (1 câu)
- Yêu cầu HS tìm cụm danh từ và phân tích cấu tạo của nó.
- Yêu cầu HS:
 + Thuộc ghi nhớ, làm bài tập 4, 5, 6 sách bài tập trang 42
 + Chuẩn bị: “Ếch ngồi đáy giếng – Thấy bói xem voi”.
 + Trả bài: “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”.
- Cá nhân thực hiện.
- Thực hiện theo yêu cầu GV.
DUYỆT
Ngày tháng ..năm 2005

Tài liệu đính kèm:

  • docd7-44-CUMDANHTU.doc