Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 27

Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 27

A/Mức độ cần đạt

- Nắm được khái niệm thành phần chính của câu.

- Biết vận dụng kiến thức trên để nói, viết đúng cấu tạo.

B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

1.Kiến thức

- Các thành phần chính của câu.

- Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.

2.Kĩ năng:

- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu.

- Đặt được câu có chủ ngữ, vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước.

3.Thái độ: Chăm chỉ, tích cực hoạt động, viết nói có chủ ngữ, vị ngữ.

C/Phương pháp: Phát vấn, phân tích ví dụ, thuyết trình, thảo luận.

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 637Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27	 Ngày soạn: 11/03/2012
Tiết 105 	 Ngày dạy: 13/03/2012
 Tiếng Việt: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
A/Mức độ cần đạt
- Nắm được khái niệm thành phần chính của câu.
- Biết vận dụng kiến thức trên để nói, viết đúng cấu tạo.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức
- Các thành phần chính của câu.
- Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
2.Kĩ năng:
- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu.
- Đặt được câu có chủ ngữ, vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước.
3.Thái độ: Chăm chỉ, tích cực hoạt động, viết nói có chủ ngữ, vị ngữ.
C/Phương pháp: Phát vấn, phân tích ví dụ, thuyết trình, thảo luận.
D/Tiến trình bài dạy
1.Ổn định lớp: 6a2.......................................................
2. Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là hóan dụ? Các kiểu hóan dụ? Lấy ví dụ minh họa.
3. Bài mới:
* Lời vào bài: Câu là đơn vị tạo văn bản. Hằng ngày các em sử dụng câu để giao tiếp. Câu cần phải đảm bảo hai thành phần chính. Tiết học này các em sẽ hiểu rõ hơn vê fthanhf phần chính của câu.
* Bài mới:
 Hoạt động của Gv và Hs
 Nội dung kiến thức
Tìm hiểu chung
Gv:Nhắc lải thành phần chính của câu đã được học ở cấp 1 ?
Hs trả lời.
- HS đọc ví dụ SGK /92 
- Gv:Em hãy phân tích ví dụ trên ? thành phần nào có thể bỏ được, thành phần nào không thể bỏ được. 
- Gv:Tìm vị ngữ chính của câu ? thuộc loại từ nào ? 
- Hs: Trả lời
- Gv:Từ đứng trước nó “đã” (phó từ)
Phó từ chỉ quan hệ thời gian.VN “trở thành” trả lời cho câu hỏi như thế nào ? 
Đặc điểm của vị ngữ ? 
Cấu tạo của vị ngữ ? 
Trong câu thường có mấy vị ngữ ? 
Hs: Trả lời 
Gv thuyết trình lại
- Gv:Quan sát ví dụ theo em thế nào là chủ ngữ ? CN thường trả lời cho câu hỏi như thế nào? 
CN thường do loại từ nào đảm nhận ? 
Trường hợp ngoại lệ chủ ngữ do ? 
Một câu thường có mấy chủ ngữ ? 
- HS đọc ghi nhớ 3 sgk.
Luyện tập
Bài 1:
Hs đọc yêu cầu của đề
Gv hướng dẫn hs làm vào bảng
HSTL xác định điền vào bảng.
HS theo dõi, nhận xét bổ sung cho nhau.
Bài 2
Gv yêu cầu Hs đặt câu dựa vào ghi nhớ và ví dụ đã phân tích.
Hs tập đặt câu, làm việc cá nhân.
Hs: Trình bày, gv phân tích cho cả lớp nghe.
Hướng dẫn tự học
- Tập xác định thành phần chính của câu.
- Chuẩn bị bài “Câu trần thuật đơn”. Đọc sgk, tham khảo ví dụ để biết thế nào là câu trần thuật đơn.
I.Tìm hiểu chung
1.Phân biệt thành phần chính, thành phần phụ trong câu:
Ví dụ : SGK / 92 
Nhận xét : Chẳng bao lâu tôi // đã trở 
 TN – TPP CN VN 
thành một chàng dế thanh niên cường tráng 
TPCN, VN không thể bỏ được 
THP: Bỏ được 
* Ghi nhớ 1: SGK 
2.Vị ngữ : 
+ Ví dụ : SGK 
+ Nhận xét : 
- VN kết hợp với phó từ, trả lới cho câu hỏi: Làm sao ? như thế nào ? làm gì ? là gì ? 
- Cấu tạo :ĐT (cụm động từ, tính từ (cụm tính từ)
- Thường có một ví dụ hoặc hơn 
Ghi nhớ 2 : 
3.Chủ ngữ:
Thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái được miêu tả ở VN. Trả lời ai ? Cái gì ? còn gì ? 
CN do danh từ đảm nhận, đại từ, cụm danh từ. 
- Một câu thường có 1 CN hoặc hơn 
* Ghi nhớ 3: SGK / 93 
II Luyện tập : 
Bài 1 : Xác định CN, VN, cấu tạo 
Tôi // đã trở thành cường tráng 
CN VN 
CN
VN
Đôi càng tôi 
Những cái viết 
Tôi 
Đại tá 
Cứ cứng dần  hoắt (2cụm ĐT)
Co cẳng  ngoan cố (2cụm Đt)
Gẫy rạp  lia qua (1cụm ĐT) 
Bài 2 : 
- VN làm gì ? em bé đang tập chạy ( tập đi) 
- Như thế nào ?: Chợ Tùng Nghĩa nằm cạnh bến xe đông vui, tấp nập. Len luôn hoà đồng với mọi người 
Là gì ? Na là một bé ngoan. Lượm là một chú bé liên lạc hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời.
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ
- Nhớ được đặc điểm cơ bản của chủ ngữ và vị ngữ.
- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
* Bài mới: Soạn bài “Câu trần thuật đơn”
E/Rút kinh nghiệm
Tuần 27	 Ngày soạn: 12/03/2012
Tiết 106 	 Ngày dạy: 15/03/2012
 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN:THI LÀM THƠ NĂM CHỮ
A/Mức độ cần đạt
- Ôn lại và nắm chắc các đặc điểm và yêu cầu của thể thơ năm chữ.
- Kích thích tinh thần sáng tạo, tập làm thơ năm chữ, mạnh dạn trình bày miệng những câu thơ làm được.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức
- Đặc điểm của thể thơ năm chữ.
- Các khái niệm vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách được củng cố lại.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức về thể thơ năm chữ vào việc tập làm thơ năm chữ.
- Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ.
3. Thái độ: Yêu thích thơ ca, sáng tạo thơ.
C/Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, phát vấn.
D/Tiến trình bài dạy
1.Ổn định lớp: 6ª2..................................................
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc làm thơ 4 chữ ở nhà của học sinh.
3. Bài mới: Tiết trước các em đã làm quen với thể thơ 4 chữ. Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu thơ 5 chữ và thi làm thơ năm chữ.
 Hoạt động của Gv và Hs
 Nội dung kiến thức
Củng cố kiến thức
- GV cho HS đọc 3 đoạn thơ sgk. Rút ra đặc điểm của thể thơ 5 chữ ?
- Hs: Rút ra số câu, số dòng, số khổ, nhịp thơ, vần thơ.
- Gv chốt ý ghi.
- Gv:Dựa vào những hiểu biết về thơ 5 chữ. Mô phỏng tập làm thơ 5 chữ theo đoạn thơ của Trần Hữu Thung.
 Thi làm thơ năm chữ
- Gv chia mỗi nhóm 5 Hs, thảo luận nội dung các bài thơ đã chuẩn bị ở nhà. Chọn 8 câu thơ 5 chữ hay nhất trong nhóm để thi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Gv và nhóm khác nhận xét, hoàn thiện, chấm điểm.
Hướng dẫn tự học
- Gv gợi ý: Sưu tầm trong sgk, trên mạng, trong các tuyển tập thở hoặc báo tường. Mỗi bạn nên sáng tác một khổ thơ.
I. Củng cố kiến thức
- Thơ 5 chữ là thể thơ mỗi dòng 5 chữ (gọi là thơ ngũ ngôn).
- Mỗi khổ gồm 4 dòng, số khổ trong bài không hạn đinh, ngắt nhịp 2/3 và 3/2.
- Vần thơ có thể dùng vần liền, vần cách, vần chân, vần lưng.
=> Ghi nhớ sgk/105
II. Thi làm thơ năm chữ:
Hãy viết 8 câu bằng 2 khổ thơ 5 chữ nội dung tuỳ chọn.
* Ví dụ: BỐN MÙA
Xuân còn mãi đi chơi
Hạ đã qua mất rồi
Cuối trời thu vàng úa
Đông sầm sập tới nơi.
* Ví dụ: MƯA RÀO
Bầu trời đang xanh cao
Thoắt trắng mờ biển nước
Trận mưa rào đầu hè
Bỗng òa về bất chợt!
Mưa cồn cào từng đợt
Gió nghiêng ngả cành tre
 Đất đồng đang ải trắng
Con đường mưa dậy bùn
III. Hướng dẫn tự học
Nhớ đặc điểm thể thơ năm chữ, sưu tầm hoặc sáng tác thêm thể thơ năm chữ.
E/Rút kinh nghiệm
Tuần 27	 Ngày soạn: 13/03/2012
Tiết 107-108 	 Ngày dạy: 15/03/2012
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ TẢ NGƯỜI
I. Mục đích kiểm tra:
 - Qua bài viết văn, học sinh nắm vững và vận dụng tốt lý thuyết văn tả người vào việc tạo lập văn bản. Qua đó các em biết quan sát, so sánh, tưởng tượng, nhận xét về hình ảnh người thân. 
 - Rèn kỹ năng tạo lập văn bản miêu tả người..
II. Hình thức kiểm tra:
 - Hình thức: Tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90phút.
III. Biên soạn đề kiểm tra:
Đề bài: Đề bài: Em hãy viết bài văn miêu tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình(ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...)
IV. Hướng dẫn, biểu điểm:
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
a.Yêu cầu chung:
- Kiểu văn bản: Miêu tả người
- Nội dung: Người thân gần gũi như ông, bà, cha, mẹ, ...
- Chọn được các đặc điểm nổi bật của đối tượng để miêu tả.
- Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần, trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, lập luận rõ ràng.
b.Yêu cầu cụ thể : Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần
* Mở bài: Giới thiệu chung về người được miêu tả ( Ai? Có quan hệ với em như thế nào? Ấn tượng nổi bật? )
* Thân bài: Miêu tả chi tiết cụ thể.
- Ngoại hình: Dáng dấp, mặt mũi, tóc tai, nụ cười, ăn mặc, ...
- Tính cách: Tốt bụng, nghiêm khắc, hiền lành,...
- Lời nói: Nhẹ nhàng, trầm ấm, thánh thót, trìu mến,..
- Cử chỉ, hành động: Âu yếm, vuốt ve, nhanh nhẹn, tháo vát.
- Sở thích, việc làm có gì đặc biệt
- Sự quan tâm đối với em và mọi người thể hiện qua việc làm gì?
* Kết bài: Tình cảm của em đối với người thân yêu gần gũi ( Lời chúc, hứa hẹn, mong ước)
(Chú ý: Trên đây chỉ là đáp án sơ lược, tùy từng đối tượng HS cụ thể ở địa phương mà GV chấm và cho điểm thích hợp)
1.0 đ
0.75 đ
3.5đ 
1.0 đ
IV. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra.
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
Tuần 28	 Ngày soạn: 18/03/2012
Tiết 109 - 110 	 Ngày dạy: 20/03/2012
Văn bản: CÂY TRE VIỆT NAM (Thép Mới)
A/Mức độ cần đạt
- Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre-một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam.
- Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài kí.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức:
- Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam.
- Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí.
2.Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp.
- Đọc- hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Nhận ra phương thức biểu đạt chính: Miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận.
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
3.Thái độ:Giáo dục học sinh rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp của một con người Việt Nam thông qua biểu tượng của cây tre.
C/Phương pháp: Đọc diễn cảm, phát vấn, phân tích bình giảng, tích hợp văn bản, thảo luận.
D/Tiến trình bài dạy
1.Ổn định lớp: 6ª2..................................................
2.Kiểm tra bài cũ:
- Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô được Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào?
- Cảm nhận của em về cảnh sinh hoạt của người dân trên đảo ?
3.Bài mới:
* Lời vào bài: Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước; tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, trong hiện tại và trong cả tương lai. Có một nhà báo viết rất hay về cây tre. Đó là Thép Mới. Hôm nay chúng ta tìm hiểu vẻ đẹp của cây tre Việt Nam qua văn bản “Cây tre Việt Nam”
* Bài mới:
 Hoạt động của Gv và Hs
 Nội dung và kiến thức
Giới thiệu chung
- Học sinh đọc chú thích dấu sao trong SGK/98.
- Gv:Em có hiểu biết gì về tác giả Thép Mới và văn bản Cây tre Việt Nam.
- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt ý và cho học sinh ghi nét chính về tác giả tác phẩm.
Đọc-hiểu văn bản
- Gv hướng dẫn cho học sinh đọc chú thích trong Sgk, chú ý (1),(2)(4)(7)(8)(10)(11)
- Gv hướng dẫn Hs đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. Gv đọc mẫu, cho học sinh đọc từng đoạn tiếp theo.
- Gv: Hãy tìm bố cục văn bản và nêu ý chính của từng đoạn?
- Hs: Chia bố cục 4 đoạn.
- Học sinh đọc đoạn 1 
- Gv: Dựa vào đoạn 1 hãy tìm chi tiết thể hiện phẩm chất của cây tre?
- Hs:Trả lời
- Gv: Vì sao cây tre là người bạn thân thiết của người nông dân?
- Gv: Qua đó tác giả đã phát biểu và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp nào ở cây tre? 
- Hs: Rút ra tiểu kết.
- Gv phân tích chốt ý.
TIẾT 110
* Tích hợp: Đọc 1 đoạn trong bài Tre Việt Nam của Nguyễn Duy ở phần đọc thêm.
Ngoài những phẩm chất tốt đẹp, tre còn có vai trò như thế nào đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam thì chúng ta tìm hiểu đoạn 2
- Gv nêu câu hỏi cho HSTLN: Tìm những chi tiết thể hiện sự gắn bó của tre với đới sống con người
? Để miêu tả cây tre gắn bó với đời sống sinh hoạt lao động của nhân dân, tác giả dùng phép tu từ nào ? 
- Hs: Thảo luận, trình bày, bổ sung cho nhau
- Gv nhận xét, chốt ý cho ghi và phân tích
- Gv:Tre được giới thiệu trong cuộc kháng chiến ra sao?
- Hs:Tre cùng người làm nên bao trang sử vẻ vang, tên sông Bạch Đằng 3 lần đánh tan quân Nam Hán bằng chông tre  
- Gv bình: Thép Mới sử dụng nghệ thuật nhân hóa ca ngợi công lao chiến đấu bảo vệ dân tộc của cây tre. Tre mang những phẩm chất cao quý của người Việt Nam: Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ...
- Gv:Tiếp đó tác giả giới thịêu vị trí của cây tre trong tương lai. Khẳng định giá trị muôn đời của cây tre đối với người Việt Nam. Hình ảnh nổi bật gần gũi của tre đối với đời sống dân quê Việt Nam là gì?
- Hs: Sáo, diều, điếu cày
- GvNói như thế có ý nghĩa gì? 
- Hs: Thể hiện nét đẹp văn hoá độc đáo của tre. – Gv:Hình ảnh măng mọc trên phù hiệu được tác giả đưa ra có tác dụng gì? 
- Hs:Dẫn tới những suy nghĩ về cây tre trong tương lai của đất nước khi đi vào công nghiệp hoá
- Gv:Tác giả đã thể hiện sự gắn bó của cây tre với đất nước và con người Việt Nam trong hiện tại và tương lai như thế nào? Em hãy nêu suy nghĩ của mình về điều đó?
- Hs: Hs bộc lộ
- Gv: Qua bài văn em cảm nhận được gì về hình ảnh cây tre?
- Hs: Cây tre biểu tượng cho tâm hồn, phẩm chất và dũng khí của con người Việt Nam.
- Gv: Em hãy khái quát nội dung nghệ thuật của văn bản?
- Hs: Trả lời, đọc ghi nhớ sgk/100
 Hướng dẫn tự học
- Đọc văn bản, hiểu vai trò của cây tre.
- Sưu tầm các văn bản viết về tre.
* Ví dụ: Tục ngữ : Tre già, măng mọc 
Thành ngữ: Tre ấm bụi (cảnh gia đình đông vui) 
Thơ : Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh 
Truyện cổ tích: Cây tre trăm đốt – Thánh Gióng
- Chuẩn bị bài “Lao xao”. Đọc văn bản, tìm các hình ảnh miêu tả cảnh chớm hè ở làng quê?
I.Giới thiệu chung:
1.Tác giả: Thép Mới(1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở Hà Nội. Ngoài viết báo, ông còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.
2.Tác phẩm: 
- Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.
- Thể loại: Thể kí
II.Đọc-hiểu văn bản
1.Đọc- tìm hiểu từ khó
2.Tìm hiểu văn bản
a, Bố cục: 4 đoạn
-Từ đầu à “chí khí như người”: Giá trị chung của cây tre.
-Tiếp đến “chung thuỷ”: Cây tre trong đời sống lao động, sinh hoạt.
-Tiếp đến “tre anh hùng trong chiến đấu”: Cây tre trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước.
- Còn lại: Tre là người bạn đồng hành của dân tộc ta.
b, Phân tích:
b1/Những phẩm chất chung của cây tre.
- Cây tre là người bạn thân của nông dân.
- Tre thân thuộc: đâu đâu cũng có 
- Tre, nứa, trúc, mai, vầu  
- Ơ đâu cũng sống, cũng xanh tốt 
- Dáng mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí như người 
 Liệt kê, so sánh, nhân hoá: Cây mang những phẩm chất tốt đẹp của con người, tre tượng trưng cho dân tộc Việt Nam.
b2/Cây tre trong đời sống sinh hoạt, lao động 
- Dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp.
- Giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân. 
- Tuổi thơ: Đánh chuyền, chắt 
- Cụ già: Điếu cày 
- Cất tiếng chào đời – nhắm mắt xuôi tay 
 Liệt kê, nhân hoá, hoán dụ:Tre là người bạn của nhà nông Việt Nam. 
b3/Tre với đời sống chiến đấu :
- Là đồng chí cùng ta đánh giặc 
- Là vũ khí chống lại sắt thép quân thù 
- Xung phong giữ làng, giữ nước, mái nhà, đồng lúa, hy sinh bảo vệ con người.
- Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu! 
 Nhân hoá, điệp ngữ: Tre mang phẩm chất hiền hoà, thẳng thắn, can đảm, thuỷ chung, dũng cảm, anh hùng. 
c4/Tre là người bạn đồng hành của dân tộc
- Tre làm nên âm thanh tiếng sáo, diều.
-Tre già, măng mọc trên phù hiệu
-Tre xanh vẫn là bóng mát
-Cây tre Việt Nam 
=>Tre là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.
3.Tổng kết
a, Nghệ thuật
- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.
- Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.
- Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu và có tính biểu cảm cao.
- Sử dụng thành công phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.
b, Ý nghĩa: Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre.
* Ghi nhớ Sgk/100.
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
- Đọc kĩ văn bản, nhớ được các chi tiết, các hình ảnh so sánh, nhân hóa đặc sắc.
- Hiểu vai trò của cây tre đối với đời sống của nhân dân ta trong qua khứ, hiện tại và tương lai.
- Sưu tầm một số bài văn, bài thơ viết về cây tre Việt Nam.
* Bài mới: Soạn bài “Lao xao”
E/Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc