Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 34

Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 34

A/Mức độ cần đạt

 Hệ thống hóa kiến thức cơ bản của các văn bản đã học trong chương trình ngữ văn lớp 6.

B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:

1.Kiến thức:

- Nội dung, nghệ thuật của các văn bản.

- Thể loại, phương thức, biểu đạt của các văn bản.

2.Kĩ năng:

- Nhận biết ý nghĩa, yêu cầu và cách thức thực hiện các yêu cầu của bài tổng kết.

- Khái quát, hệ thống văn bản trên các phương diện cụ thể.

- Cảm thụ và phát biểu cảm nghĩ cá nhân.

3.Thái độ: giáo dục truyền thống yêu nước và tinh thần nhân ái trong hệ thống văn bản đã học ở chương trình Ngữ văn 6.

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34	 Ngày soạn: 06/05/2012
Tiết 133 	 Ngày dạy: 08 /05/2012
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN 
A/Mức độ cần đạt
	Hệ thống hóa kiến thức cơ bản của các văn bản đã học trong chương trình ngữ văn lớp 6.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1.Kiến thức: 
- Nội dung, nghệ thuật của các văn bản.
- Thể loại, phương thức, biểu đạt của các văn bản.
2.Kĩ năng: 
- Nhận biết ý nghĩa, yêu cầu và cách thức thực hiện các yêu cầu của bài tổng kết.
- Khái quát, hệ thống văn bản trên các phương diện cụ thể.
- Cảm thụ và phát biểu cảm nghĩ cá nhân.
3.Thái độ: giáo dục truyền thống yêu nước và tinh thần nhân ái trong hệ thống văn bản đã học ở chương trình Ngữ văn 6.
C/Phương pháp: Phát vấn, thuyết giảng, thảo luận.
D/Tiến trình bài dạy: 
1.Ổn định lớp: 6ª2..
2.Kiểm tra bài cũ: Trình bày công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than?
3.Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Để giúp các em nắm vững những trọng tâm, trọng điểm của chương trình không để kiến thức vào tình trạng lộn xộn, rời rạc, dễ bị rơi rụng, tiết học hôm nay cô sẽ hệ thống hóa các văn bản đã học cho các em.
* Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Câu 1
Gv: Chương trình Ngữ văn 6 bao gồm các tác phẩm tự sự và văn bản nhật dụng nào? 
Gv phân nhóm cho các nhóm liệt kê theo thể loại
Các nhóm thảo luận trình bày
Gv nhận xét, hs ghi vở
Câu 2
Gv:Nhắc lại khái niệm các thể loại truyện đã học? Kể tên những tác phẩm theo thể loại đó?
Gv phát vấn truy bài học sinh
Hs trả lời, nghe, ghi khái niệm chính
Câu 3
Gv phát phiếu học tập theo mẫu thống kê
HSTLN hoàn thành phiếu học tập, thuyết trình
Hs và giáo viên nhận xét bổ sung
Câu 4: Hs chọn nhân vật yêu thích, phát biểu về nhân vật yêu thích trước lớp.
Câu 5: Gv gợi ý, Hs phát hiện điểm giống nhau giữa truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại.
Câu 6: 
- Gv kẻ mẫu lên bảng, phát vấn nhanh
- Hs xung phong trả lời.
Câu 7: Gv hướng dẫn Hs về nhà đọc bảng tra cứu yếu tố Hán Việt trong sgk 169-170.
I. Thống kê, phân loại các tác phẩm đã học ở lớp 6 
1.Truyện dân gian:
- Truyền thuyết: 5 văn bản
- Cổ tích: 
- Truyện cười: 2 văn bản
- Truyện ngụ ngôn: 4 văn bản
2.Truyện trung đại: 3 văn bản
3.Truyện hiện đại
- Truyện đồng thoại
- Truyện ngắn
- Truyện dài
4.Kí : Cô Tô, Cây tre Việt Năm, Lao xao.
5.Thơ 
6.Văn bản nhật dụng:
- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ; Động Phong Nha.
II. Khái niệm thể loại:
1.Truyện truyền thuyết
2. Truyện cổ tích
3. Truyện cười
4. Truyện ngụ ngôn
5. Truyện trung đại
6. Văn nhật dụng
III. Thống kê văn bản truyện theo mẫu
(Có bảng thống kê kèm theo)
 IV. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật yêu thích
V. Đặc điểm của truyện
- Cốt truyện
- Nhân vật
- Lời kể
- Sự việc
VI.Tinh thần yêu nước và tinh thần nhân ái
Văn bản thể hiện tinh thần yêu nước
Văn bản thể hiện tinh thần nhân ái
Lượm, Lòng yêu nước, Buổi học cuối cùng, Cây tre Việt Nam, Cầu Long Biên-Chứng nhân lịch sử, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Động Phong Nha
Dế Mèn phiêu lưu kí, Đêm nay Bác không ngủ, Lao xao, Bức tranh của em gái tôi
VII.Yếu tố Hán Việt 
Thống kê văn bản truyện theo mẫu
Tên văn bản 
Nhân vật
Tính cách, ý nghĩa của nhân vật chính
Bài học đường đời đầu tiên
Dế Mèn
Hung hăng, hống hách, coi thường người khác. Khi nhận ra lỗi thì đã muộn màng.
Sông nước Cà Mau
Bé An
Ham hiểu biết, thích phiêu lưu
Vượt thác
Dượng Hương Thư
Hiệp sĩ, quả cảm, chế ngự thiên hiên
Bức tranh của em gái tôi
Anh trai
Ích kỉ, mặc cảm, ân hận và biết sửa lỗi.
Buổi học cuối cùng
Ha - Men
Yêu nước, Pháp, yêu tiếng mẹ đẻ, căm thù kẻ xâm lược.
4. Hướng dẫn tự học
- Nắm các thể loại truyện đã học: nội dung, nghệ thuật.Ôn kỹ chuẩn bị kiểm tra học kì.
- Soạn bài “Ôn tập phần tập làm văn”: Ôn lại các kiểu bài tập làm văn và cách làm các kiểu tập làm văn đã học.
E/Rút kinh nghiệm:	
..
..
Tuần 34	 Ngày soạn: 06/05/2012
Tiết 134 	 Ngày dạy: 10/05/2012
TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN
A/Mức độ cần đạt
Củng cố kiến thức về đặc điểm các phương thức biểu đạt đã học, bố cục một bài văn.
Ôn lại kiến thức về văn miêu tả, tự sự.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học.
- Đặc điểm và cách thức tạo lập các kiểu văn bản.
- Bố cục của các loại văn bản đã học.
2.Kĩ năng:
- Nhận biết các phương thức biểu đạt đã học trong các văn bản đã học.
- Phân biệt được ba loại văn bản: tự sự, miêu tả, hành chính-công vụ(đơn từ).
- Phát hiện lỗi sai và sửa về đơn từ.
3.Thái độ: Tích cự ôn tập, hoạt động.
C/Phương pháp: Phát vấn, phân tích, thuyết giảng, thảo luận.
D/Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: 6a2..............................................
2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài: Bài viết tập làm văn quyết định rất lớn đến kết quả điểm thi học kì. Vì vậy các em càn làm tốt bài viết. Để viết văn tốt các em phải nắm vững phương phương pháp làm văn.
* Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
 Hệ thống hóa kiến thức
Bài 1: Em hãy phân loại các văn bản đã học theo các phương thức biểu đạt?
- HSTLN trả lời
- Hs và Gv nhận xét, bổ sung
Bài 2:
Gv cho biết phương thức biểu đạt của một số văn bản đã học.
HS trả lời nhanh.
Bài 3: 
Gv gợi ý cho Hs
Hs phân biệt sự khác nhau.
Bài 4: Gv thuyết giảng, phân tích cho HS thấy bố cục của hai dạng văn bản tự sự và miêu tả.
Luyện tập
Bài 1: Hs suy nghĩ làm tại lơp
Bài 2: Về nhà làm vào vở.
Hướng dẫn tự học
- Tiếp tục xác định phương thức biểu đạt của các văn bản đã học.
- Chuẩn bị bài “ Tổng kết phần Tiếng Việt”. Xem sơ đồ tư duy ở sgk/168.
I.Hệ thống hóa kiến thức
1.Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học 
a,Tự sự: Truyện dân gian, truyện trung đại, truyện đồng thoại, bức tranh của em gái tôi, đêm nay Bác không ngủ.
b, Miêu tả: Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà Mau, Vượt thác, Cây tre Việt Nam, Lượm, Mưa.
c, Biểu cảm: Cây tre Việt Nam, Lượm, Đêm nay Bác không ngủ, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
d, Nghị luận: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
e, Thuyết minh: Động Phong Nhan, Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử.
f, Hành chính công cụ: Đơn từ
2.Phương thức biểu đạt của một số văn bản
STT
Tên văn bản
Phương thức biểu đạt chính
1
Thạch Sanh
Tự sự
2
Lượm
Tự sự trữ tình
3
Mưa
Miêu tả, biểu cảm
4
Bài học đường đời đầu tiên
Tự sự hiện đại
5
Cây tre Việt Nam
Miêu tả, biểu cảm, giới thiệu, thuyết minh.
3.Đặc điểm các văn bản
Văn bản
Mục đích
Nội dung
Hình thức
Tự sự
Thông báo, giải thích, nhận thức
Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả.
Văn xuôi
Miêu tả
Cho hình dung, cảm nhận.
Tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người.
Văn xuôi
Đơn từ
Đề đạt yêu cầu
Lí do và yêu cầu
Theo mẫu
4. Cách làm
Các phần
Tự sự
Miêu tả
Mở bài
Giới thiệu tên, xuất thân, lai lịch
Miêu tả khái quát
Thân bài
Kể hành động, sự việc.
Miêu tả chi tiết, cụ thể
Kết bài
Kết quả hành động, sự việc
Cảm nhận chung về đối tượng.
II.Luyện tập
1.Dựa vào bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”, hãy kể lại bằng bài văn.
2.Từ bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa” hãy viết bài văn miêu tả lại trận mưa mà em quan sát được
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: Lập bảng hệ thống các phương thức biểu đạt thể hiện qua các bài đã học.
* Bài mới: Soạn bài “Tổng kết phần Tiếng Việt”
E/Rút kinh nghiệm:
Tuần 34	 Ngày soạn: 08/05/2012
Tiết 135 	 Ngày dạy: 10/05/2012
 	 TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT
A/Mức độ cần đạt
	Ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần Tiếng Việt.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức
- Danh từ, động từ, tính từ, cụm động từ.
- Các thành phần chính của câu.
- Các kiểu câu.
- Các phép nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
- Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
2. Kĩ năng:
- Nhận ra các từ loại và phép tu từ.
- Chữa được các lỗi về câu và dấu câu.
3. Thái độ: Chăm chỉ, tích cực ôn tập.
C/Phương pháp: Phát vấn, phân tích sư đồ tư duy, thảo luận, thuyết trình.
D/Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp: 6a2.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài viết tả cơn mưa trong vở của học sinh.
3. Bài mới:
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung kiến thức
Hệ thống hóa kiến thức
Gv: Dựa vào sư đồ tư duy trang 167, cho biết có những từ loại nào đã được học?
Hs trả lời.
Gv: Nêu những phép tu từ đã học? Trình bày định ngữ? Cho ví dụ?
HS thảo luận thuyết trình.
Gv:Nêu các kiểu cấu tạo câu đã học? Nhắc lại khái niệm các kiểu câu? Cho ví dụ?
Hs: Trả lời, cho ví dụ minh họa.
Gv:Nêu các loại dấu câu đã học? Tác dụng?
Hs trả lời nhanh.
Luyện tập
Bài 1:GV hướng dẫn HS làm bài tập, Hs làm theo hướng dẫn
Bài 2: Hs luyện tập viết đoạn văn, đọc cho lớp nghe, sử lỗi.
Hướng dẫn tự học
Ôn tập các đơn vị kiến thức đã học
Chuẩn bị kiểm tra học kì II: Làm quen với dạng đề trắc nghiệm vài tự luận, chú ý văn miêu tả.
I.Hệ thống hóa kiến thức
1. Các từ loại đã học :
- Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ.
2.Các phép tu từ đã học
 So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
3.Các kiểu cấu tạo câu đã học
- Câu trần thuật đơn:
+ Có từ là.
+ Không có từ là.
4.Các dấu câu đã học
- Dấu kết thúc câu: Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than.
- Dấu phân cách các bộ phận câu: dấu phẩy
II.Luyện tập
Bài 1: Làm bài tập ở sách bài tập Ngữ văn 6 - Trang 33.
Bài 2: Viết đoạn văn ngắn, chủ đề tự chọn có sử dụng câu trần thuật đơn và các biện pháp tu từ đã học. 
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: Tóm tắt các kiến thức đã học về Tiếng Việt.
* Bài mới: Nắm phần kiến thức đã học. Chuẩn bị thi học kì II.
E/ Rút kinh nghiệm: 	
Tuần 34	 Ngày soạn: 08/05/2012
Tiết 136 	 Ngày dạy: 10/05/2012
 ÔN TẬP TỔNG HỢP
A/Mức độ cần đạt
- Nắm được kiến thức cơ bản của môn ngữ văn 6 về văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn.
- Tích hợp ba phân môn để làm tốt bài tập.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức
- Bài tập làm văn số 8 là bài kiểm tra tổng hợp cuối năm nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện sau:
	+ Sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của môn học Ngữ văn.
	+ Năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt (kể và miêu tả) trong 1 bài viết và các kĩ năng viết bài nói chung.
2.Kĩ năng: Biết liên hệ phần văn bản nhật dụng đã học trong Ngữ văn 6 - Tập 2 để làm phong phú thêm nhận thức của mình về chủ đề đã học.
 3.Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu và niềm đam mê đối với môn Văn học.
C/Phương pháp: Thảo luận, phát vấn, thuyết giảng.
D/Tiến trình bài dạy
1.Ổn định lớp: 6a2..
2.Kiểm tra bài cũ: Kể tên các thể loại văn bản đã được học? Cho ví dụ văn bản cụ thể.
3.Bài mới: 
- Lời vào bài: Tiết “Ôn tập tổng hợp” sẽ giúp các em có kiến thức tổng hợp về môn Ngữ văn để làm tốt bài kiểm tra học kì.
- Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Phần đọc - hiểu văn bản 
- Yêu cầu học sinh nắm chắc các đặc điểm thể loại đã học.
- Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản đã học: nhân vật, cốt truyện, một số chi tiết tiêu biểu, vẻ đẹp của các trang văn miêu tả, bút pháp miêu tả, kể chuyện của tác giả, cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ và ý nghĩa của văn bản.
- Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm, thể loại ở những văn bản đã học.
- Nắm nội dung và ý nghĩa 3 văn bản nhật dụng.
Phần Tiếng Việt:
- Gv:Phần tiếng Việt ở học kì II, cần chú ý những gì?
- Hs: - Phó từ.
	- Các vấn đề về câu: 
+ Các thành phần chính của câu.
+ Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn.
+ Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.
- Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
Phần Tập Làm Văn
- Gv nhắc lại kiến thức về văn tự sự, miêu tả và đơn từ.
- Gv cho hs làm quen với một số dạng đề kiểm tra học kì những năm trước.
Hướng dẫn tự học: 
Hướng dẫn làm bài kiểm tra học kì II
- Cấu trúc: Trắc nghiệm, tự luận tier lệ 3/7.
- Nội dung: Chú ý các phép tu từ, thành phần chính của câu.
- Ôn tập chu đáo, luyện tập nhiều về văn miêu tả, đặc biệt là văn tả người.
I. Về phần đọc - hiểu văn bản
- Yêu cầu học sinh nắm chắc các đặc điểm thể loại đã học.
- Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản đã học: nhân vật, cốt truyện, một số chi tiết tiêu biểu, vẻ đẹp của các trang văn miêu tả, bút pháp miêu tả, kể chuyện của tác giả, cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ và ý nghĩa của văn bản.
* Thơ:
Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ
Lượm – Tố Hữu
Mưa – Trần Đăng Khoa
*Nội dung và ý nghĩa 3 văn bản nhật dụng.
- Động Phong Nha: danh lam thắng cảnh.
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: bảo vệ, giữ gìn môi trường.
- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử: di tích lịch sử.
II. Phần Tiếng Việt:
- Phó từ.
- Các vấn đề về câu: 
+ Các thành phần chính của câu.
+ Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn.
+ Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.
- Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
III. Phần Tập Làm Văn
- Tự sự
- Miêu tả
- Đơn từ.
IV.Hướng dẫn tự học:
* Bài cũ: 
- Ôn lại những kiến thức đã học.
- Làm một số dạng bài tập trong các đề kiểm tra học kì năm trước.
* Bài mới: Kiểm tra học kì II vào sáng ngày 11/05/2012. Cần ôn tập chu đáo để làm bài kiểm tra.
E/Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34.doc