Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tuần 23

Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tuần 23

A. Mức độ cần đạt:

* Giúp học sinh :Thấy được giá trị và ội dung độc đáo trong Vượt thác.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đối với người lao động.

- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên con người.

 2. Kỹ năng

- Đọc diễn cảm, giọng đọc phải thay đổi phù hợp với cảnh sắc thiên nhiên.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.

 3. Thái độ:

- Biết trân trọng vẻ đẹp và thưởng thức cái đẹp của quê hương.

- Yêu những con người lao động và cuộc sống lao động.

C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo

 

doc 10 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1027Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 Ngày soạn:26/01/13
TIẾT 85 Ngày dạy: 28/01/13 
 Văn bản: VƯỢT THÁC
	 	- Võ Quảng -
A. Mức độ cần đạt:
* Giúp học sinh :Thấy được giá trị và ội dung độc đáo trong Vượt thác.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1. Kiến thức
- Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đối với người lao động.
- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên con người.
 2. Kỹ năng
- Đọc diễn cảm, giọng đọc phải thay đổi phù hợp với cảnh sắc thiên nhiên.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.
 3. Thái độ: 
- Biết trân trọng vẻ đẹp và thưởng thức cái đẹp của quê hương.
- Yêu những con người lao động và cuộc sống lao động.
C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
 D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6a1 vắng.. Lớp 6a1 vắng..
2. Bài cũ:
 C Qua truyện Bức tranh của em gái tôi thì nhân vật người anh để lại cho em ấn tượng ntn? Cũng từ câu chuyện này em rút ra bài học gì cho bản thân?
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : “ Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
 Như sông, như núi, như người Việt Nam”
Đíng vậy, dải đất hình chữ S của chúng ta đẹp vô cùng. Và nếu ở tiết trước chúng ta đã được biết đến miền Tây với kênh rạch chằng chịt thì hôm nay chúng ta lại trở ngược miền Trung của đất nước để đến với vẻ đẹp của những thác nước.
 * Tiến trình bài học :
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs tìm hiểu chung:
 CDựa vào sgk, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả và xuất xứ của văn bản này ?
- Gv giới thiệu thêm về tác giả, chân dung tác giả ( chú ý năm tác giả qua đời – 2007 ). 
C Em hiểu gì về xuất xứ cũng như thể loại của văn bản này
Hoạt động 2 Hướng dẫn hs đọc – hiểu văn bản :
- Gv nêu yêu cầu giọng đọc: đọc to, rõ ràng, mạch lạc, nhịp điệu thay đổi hợp nội dung : Cảnh vượt thác sôi nổi, mạnh mẽ; đoạn cuối êm ả, thoải mái.
- Gv gọi hs đọc nối tiếp toàn bộ văn bản và nhận xét giọng đọc của các em.
 C Có thể chia văn bản thành mấy đoạn,nêu nội dung của từng đoạn.
=> * Đoạn 1 : Từ đầu " thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước" => thuyền qua đoạn sông bằng phẳng trước khi đến chân thác.
* Đoạn 2 : Tiếp theo  thác Cô Tô => thuyền qua sông có nhiều thác dữ với cảng Vượt thác của DHT
* Đoạn 3 : Phần còn lại => Cảnh dòng sông và hai bên bờ sau khi thuyền Vượt thác.
 C Từ bố cục nêu trên, em hãy khái quát nội dung của toàn văn bản ?
C Em cảm nhận được nội dung đặc sắc của văn bản ấy qua phương thức biểu đạt chủ yếu nào ?
=> Cảnh thiên nhiên sông nước trên con sông Thu Bồn ở miền trung trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người,
- Hướng dẫn phân tích văn bản
 C Trong bài khi miêu tả cảnh thiên nhiên, tác giả đã lựa chọn miêu tả những gì ?
=> Cảnh dòng sông và cảnh hai bên bờ 
 C Cảnh dòng sông được miêu tả qua những chi tiết nổi bật nào ?
 C Theo em tại sao khi tả dòng sông tác giả chỉ lựa chọn tả họat động của con thuyền ? 
=> Con thuyền là sự sống của dòng sông, miêu tả thuyền cũng là miêu tả dòng song
GV: Cần lựa chọn hình ảnh tiêu biểu để tả.
CCảnh hai bên bờ được tác giả miêu tả qua những hình ảnh cụ thể nào ? 
CEm có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên của tác giả ? Chỉ ra tác dụng qua nghệ thuật miêu tả đó ? 
=> Dùng nhiều từ láy gợi hình; phép so sánh, nhân hoá làm cho cảnh trở nên rõ nét hơn, sinh động hơn, có hồn hơn.
* Thảo luận : C Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua miêu tả của tác giả có sự thay đổi ntn theo từng chặng đường của con thuyền. Theo em, vị trí quan sát của người kể chuyện trong bìa là ở chỗ nào ? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không ? Vì sao
=>  Thay đổi theo trình tự ngược dòng với con thuyền theo trật tự không gian . Người kể ngồi trên thuyền để quan sát. Đó là vị trí thích hợp nhất để cảnh hiện ra như một cuốn phim quay chậm với sự đổi thay của nó qua từng vùng. Vd : Cảnh đồng bằng ( êm ả, thơ mộng, trù phú, bao la, dâu bạt ngàn). Đoạn sông có nhiều thác dữ : nước từ trên cao phóng xuống hai vách đá dựng đứng, chảy đứt đuôi con rắn. Khi thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ thì đồng ruộng lại mở ra.
C Qua đó em thấy bức tranh thiên nhiên ở đây ntn ? Theo em, phải là người như thế nào thì tác giả mới thể hiện được bức tranh thiên nhiên như vậy?
 Bài Tập: CTìm và đọc hai câu văn khác nhau trong văn bản tả những cây cổ thụ và cho biết em cảm nhận được gì qua cách miêu tả ấy ? 
=> a. Những chòm cổ thụ  lặng nhìn xuống nước.
 b. Những cây mọc to phía trước.
GV:: Nghệ thuật nhân hoá, hình ảnh cây cổ thụ như cảnh báo con người rằng phía có hiểm nguy. Hình ảnh so sánh đúng, hay như lời động viên thúc giục con người tiến lên phía trước. 
 C Theo em, có một bức tranh thiên nhiên đẹp như vậy là do cảnh vốn có hay do người tả ra như thế ? 
=> Do cả hai : Cảnh đẹp; người ta có tài năng, am hiểu và có tình yêu mến cảnh vật quê hương.
- Gv liên hệ giáo dục hs : Muốn tả cảnh cho sinh động ngoài quan sát kĩ thì còn cần phải có tình với cảnh
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cuộc Vượt thác của dượng Hương Thư :
 C Cuộc Vượt thác của DHT diễn ra trong hoàn cảnh nào?
 C Trong hoàn cảnh ấy dượng Hương Thư liên hệ với những nét đẹp nào về ngoại hình và hành động ?
 C Nét đẹp nghệ thuật nào được người ta sử dụng khi miêu tả để làm nổi bật hình ảnh dượng Hương Thư ? Nêu tác dụng? 
=> So sánh mới lạ hợp lí -> Khắc hoạ vẻ đẹp dũng mãnh, tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên; gợi liên tưởng đến những anh hùng trong huyền thoại xưa : những con người rắn chắc, quả cảm, vượt lên gian khó.
 C Theo em từ hình ảnh dượng Hương Thư, tác giả muốn khẳng định để cao điều gì ? 
=> Đề cao sức mạnh, lòng dũng cảm của người lao động, quý trọng người lao động trên quê hương.
C Qua văn bản, em hiểu gì về con người lao động đã được miêu tả?
C Khái quát giá trị nghệ thuật cũng như nội dung ý nghĩa của văn bản?
Hs trả lời – gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ/gk. – 1 hs đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
- GV hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
I. Giới thiệu chung :
1. Tác giả : (sgk)
- Võ Quảng ( 1920-2007)
2. Tác phẩm : 
 Xuất xứ : Trích từ chương XI của tác phẩm " Quê Nội"
- Thể loại: Truyện ngắn
II. Đọc – hiểu văn bản :
1. Đọc –tìm hiểu nghĩa từ khó :
2. Tìm hiểu văn bản:
2.1. Bố cục: 3 đoạn
2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả. 
2.3. Phân tích
a. Bức tranh thiên nhiên 
 - Cảnh dòng sông
+Cánh buồm căng phồng
+ Rẽ sóng lướt bon bon
+ Chở đầy sản vật.
- Cảnh hai bên bờ sông
+ Bãi đậu bạt ngàn
+ Vườn tược um tùm
+ Chòm cổ thụ mãnh liện nhòm xuống nước
+ Núi cao sừng sững
+ Cây to như những cụ già vung tay.
-> Từ láy gợi hình, gợi cảm ; so sánh ; nhân hóa
=> Bức tranh thiên nhiên, đa dạng phong phú, giàu sức sống, vừa tươi đẹp vừa nguyên sơ cổ kính
= > Tác giả là người yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
b. Cuộc vượt thác của dượng Hương Thư
a. Hoàn cảnh :
+ Nước to
+ Nước từ trên cao phóng xuống dựng đứng
-> Khó khăn nguy hiểm
b.Dượng Hương Thư :
+ Ngoại hình :
- Cởi trần như pho tượng đồng đúc
- Bắp thịt cuồn cuộn
- Hàm răng cắt chặt
- Quai hàm bạnh ra
- Cặp mắt nảy nửa
+ Hành động : 
- Co người phóng sào
- Ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ - sào cong lại.
- Thả sào, rút sào nhanh như cắt
-> So sánh mới lạ
=> Con người lao động rắn chắc, quả cảm vượt lên gian khó
3. Tổng kết : 
a. Nghệ thuật:
b. Nội dung:
* Ý nghĩa: Văn bản là một bài ca về thiên nhiên, đất nước, quê hương, về lao động; từ đó kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn
 III. Hướng dẫn tự học:
- Đọc kĩ văn bản, nhớ những chi tiết miêu tả tiêu biểu.
- Hiểu ý nghĩa các phép tu từ được sử dụng trong bài khi miêu tả cảnh thiên nhiên.
- Chuẩn bị bài tiết sau: So sánh( tt)
E. Rút kinh nghiệm :
...
TUẦN 23 	Ngày soạn: 26/01/13
TIẾT 86 Ngày dạy: 28/01/13
 SO SÁNH (tt) 	
A. Mức độ cần đạt:
* Giúp học sinh :
Biết vận dụng có hiệu quả phép tu từ so sánh khi nói và viết.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1. Kiến thức: Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh khi nói và viết.
 2. Kỹ năng
- Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để có nhựng phép so sánh đúng, so sánh hay. 
- Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản.
 3. Thái độ: - Thấy được sự phong phú đa dạng của các phép tu từ nghệ thuật, thêm yêu hơn Tiếng Việt. Động thời có ý thức sử dụng biện phát tu từ so sánh khi làm văn miêu tả.
C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số. Lớp 6a1	.Lớp 6a2..
2. Bài cũ: C Trình bày khái niệm về biện pháp tu từ so sánh? Hãy đặt câu có sử dụng phép so sánh ?
	 C Tìm ở văn bản Vượt thác một ví dụ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh? 
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài:
Kông phải ngẫu nhiên mà các tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản, nhất là đối với văn bản miêu tả. Vậy sử dụng so sánh có tác dụng ntn, có mấy kiểu so sánh chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể ở tiết học này?
 * Tiến trình dạy học :
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
* Hướng dẫn Tìm hiểu các kiểu so sánh
- Gv treo bảng phụ có ghi khổ thơ.
 “Những ngôi sao thức ngoài kia 
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
 Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”
C Tìm phép so sánh trong khổ thơ bằng cách điền vào mô hình cấu tạo phép so sánh?
- Hs làm ra bảng phụ. 1 Hs làm bảng lớp. Gv chữa bài.
C Từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh vừa tìm được có gì khác nhau?
-> So sánh ngang bằng A như (là) B và So sánh không ngang bằng A chẳng bằng B.
C Tìm hiểu thêm 1 số từ so sánh thuộc 2 kiểu trên?
SS ngang bằng
SS không ngang bằng
Là, như, y như, tựa như, giống như, bao nhiêu, bấy nhiêu
Hơn, hơn là, kém, thua, không bằng, chưa bằng, chẳng bằng, khác
C Từ những điều vừa tìm hiểu trên, em hãy cho biết có mấy kiểu so sánh?
Hs căn cứ Ghi nhớ trả lời.
C Hãy đặt cho cô một câu có sử dụng phép so sánh?
* Tìm hiểu tác dụng của so sánh
Gv treo bảng phụ ghi đoạn văn trong sgk.Gọi Hs đọc.
C Tìm phép so sánh có trong đoạn văn? 
Hs nêu.
Thảo luận(2p): C Cho biết phép so sánh có tác dụng gì đối với việc miêu tả sự vật, sự việc; đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả?
Giáo viên gợi ý:
1. Phép so sánh có tác dụng gợi hình: Giúp việc miêu tả sự vật, sự việc cụ thể và sinh động hơn.
2. Phép so sánh còn có tác dụng gợi cảm, biểu hiện thái độ, tư tưởng: Tình cảm của người nói và người viết sâu sắc hơn.
CVậy, phép so sánh có những tác dụng gì?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
BT1: CChỉ ra phép so sánh trong những khổ thơ, cho biết chúng thuộc những kiểu so s ... g của so sánh
2.1. Phân tích ví dụ
* Phép so sánh trong đoạn văn nằm ở 4 câu. Từ “Có chiếc lá” đến “bay trở lại cành”.
* Tác dụng:
+ Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người đọc hình dung được những cách rụng khác nhau của chiếc lá.
+ Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết: Phép so sánh thể hiện quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết.
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/42)
II. Luyện tập
BT1: Các phép so sánh
a. So sánh ngang bằng: là.
b. So sánh không ngang bằng: chưa bằng.
c. + So sánh ngang bằng: như.
 + So sánh không ngang bằng: hơn.
BT2:
+ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng, nhanh như cắt.
+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
+  những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
BT3: Hs thực hành ở nhà.
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung bài học, học thuộc Ghi nhớ.
- Làm Bt 3.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
E. Rút kinh nghiệm :
...
...
..
TUẦN 23 	Ngày soạn: 29/01/13
TIẾT 87 Ngày dạy: 31/ 01/13
 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG 	
A. Mức độ cần đạt:
* Giúp học sinh :
 - Phát hiện và chữa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của một số cách phát âm địa phương.
- Hạn chế lỗi chính tả do ảnh hưởng cách phát âm ở địa phương. 
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1. Kiến thức : Một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương. 
 2. Kỹ năng : Phát hiện và sửa một số lỗ chính tả do ảnh hưởng của một số cách phát âm địa phương.
 3. Thái độ :Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số. Lớp 6a1.Lớp 6a2..
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS.
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Với những phong tục tập quán tốt đẹp ta cần gìn nhưng một số hủ tục hoăc thói quen xấu và việc phát âm sai, viết sai chính tả của mỗi vùng miền, địa phương lại là một trong những vấn đề cần phải bỏ. Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này, Sở GD &ĐT Hà Nội yêu cầu các trường khẩn trương, tích cực sửa lỗi lẫn lộn phụ âm l và n, tr và ch cho học sinh( Năm hoc 2011 -2012. Và bài học hôm nay cũng không nằm ngoài mục đích ấy.
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
 Hoạt động 1:Hướng dẫn hs viết đúng chính tả:
- Gv nêu yêu cầu của tiết học
- Gv treo bẳng phụ ghi các từ dễ mắc lỗi chính tả ? 
- 4 hs lần lượt đọc ví dụ. ( Gv đặc biệt chú ý gọi các em thường xuyên đọc sai để sửa lỗi).
- Cả lớp tự phát hiện ra lỗi sai và sửa lại vào giấy nháp.
1 HS lên bảng làm bài 
- HS khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa .
- Gv sửa bài cho các em .
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập :
- Gv nêu yêu cầu và lần lượt hướng dẫn HS hoàn thành phần luyện tập .
* Bài 1 : Gv đọc đoạn văn : " Thuyền chúng tôi  khói sóng ban mai", Hs chép vào vở nháp rồi đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi sai .
* Bài 2 : Điền vào chỗ trống :
a. Điền n hay l vào chỗ trống :
Vd : Lời nói hoa nở trên nền văn hoá 
 Nói năng là nét đẹp làm nên nhân cách con người . Lời nói như những bông hoa nở trên nền văn hoá . Nó là nhịp cầu nối những tâm hồn, làm đẹp thêm niềm vui bạn bè . Mỗi lời nói hay lung linh một nét đẹp làm cho ai nấy đều lấy làm hài lòng . Mỗi lời nói nặng nề , chì chiết đều làm cho người nghe khó chịu rồi lặng lẽ lãng xa  Vì vậy . cần luôn luôn tâm niệm :
 " Lời nói chẳng mất tiền mua 
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
- GV hướng dẫn HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung :
1. Viết đúng các cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi :
 a. tr / ch 
- con châu -> con trâu ; cây che -> cây tre ;
- chân chời -> chân trời ;trăm trỉ –> chăm chỉ .
b. s / x
- sinh sắn -> xinh xắn ; sốn sang -> xốn xang ; xâu xắx -> sâu sắc 
c. r / d/ gi
- dung dinh -> rung rinh ; dịu giàng -> dị dàng ; giỏi dang -> giỏi giang 
d. l / n
- nẫn nộn -> lẫn lộn ; nạnh nẽo -> lạnh lẽo; nong nanh -> long lanh 
e. v / d 
- dỗ dề -> vỗ về ; dui dẻ -> vui vẻ , đi dề -> đi về ,
2. Viết đúng một số cặp phụ âm cuối dễ mắc lỗi :
a. c / t
- ngựa sắc -> ngựa sắt ; xéc néc -> xét nét ; 
b. n / ng 
- làng da -> làn da ;muông ngàng -> muôn ngàn
 3. Viết đúng các thanh dễ mắc lỗi : ( hỏi – ngã )
-cứng cõi -> cứng cỏi ; mẩu tữ -> mẫu tử ; vổ voề -> vỗ về ; nảo nề -> não nề 
4. Viết đúng một số nguyên âm dễ mắc lỗi :
a. i / iê 
- tỉu thư -> tiểu thư ; kì dịu -> kì diệu ; diu hồng -> diêu hồng 
b. o / ô 
- lòng lọng ->lồng lộng ; mong lung -> mông lung 
II. Luyện tập :
* Bài 1 : Chép lại đoạn : Thuyền chúng tôi  khói sóng ban mai"
* Bài 2 : Điền vào chỗ trống :
b. Điền r / d / gi vào chỗ trống :
 - Xem ra danh giá con người 
 Giỏi giang một , dịu dàng mười mới nên 
 - Dẫu rắng khôn khéo giỏi giang 
Vẫn cần giáo dục như vàng phải tôi 
 - Rèn sắt còn đổ mồ hôi 
Huống chi rèn người lại bỏ dở dang .
 * Bài 3 : Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 đến 7 câu ), tả cảch dượng Hương Thư đang chèo thuyền . 
III. Hướng dẫn tự học
Lập sổ tay chính tả những từ dễ viết sai.
Chuẩn bị bài tiết sau: Phương pháp tả cảnh.
E. Rút kinh nghiệm :
...
...
TUẦN 23 Ngày soạn: 31/01/13
TIẾT 88 Ngày dạy: 02/02/13
 PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH 	
A. Mức độ cần đạt:
* Giúp học sinh :
 - Hiểu được phương pháp làm bài văn tả cảnh.
- Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh .
- Biết viết đoạn văn, bài văn tả cảnh .
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1. Kiến thức :
- Yêu cầu của bài văn tả cảnh .
- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh .
 2. Kỹ năng :
- Quan sát cảnh vật.
- Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật một cách hợp lý.
 3. Thái độ :
- Hình thành lòng yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
- Có ý thức sử dụng linh hoạt biện pháp tu từ so sánh khi làm văn miêu tả.
C. Phương pháp:Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số. . Lớp 6a1.Lớp 6a2..
2. Bài cũ: 
CTrình bày những kĩ năng cầnt hiết để viết một bài văn miêu tả?
- Gv kiểm tra vở soạn của 3 HS.
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài : 
Ở học kì I chúng ta đã biết cách làm một bài tự sự, và hôm nay chóng ta sẽ tìm hiểu cách làm bài văn miêu tả để các em không chỉ làm bài đạt kết quả cao mà chúng ta còn có thể miêu tả lại những gì mình quan tâm hoặc muốn giới thiệu cho người khác cùng biết.
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu phương pháp viết văn tả cảnh
Chia lớp ra 3 nhóm, mỗi nhóm đọc 1 đoạn văn ở SGK/45 và trả lời câu hỏi ra giấy nháp: Nhóm 1: a; nhóm 2: b; nhóm 3: c. 
 Văn bản miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư trong một chặng đường của cuộc vượt thác.
CTại sao có thể nói, qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu ở khúc sông có nhiều thác dữ?	- Đoạn (b) : nhóm 2
 CVăn bản (b) tả quang cảnh gì? Người viết đã miêu tả cảnh ấy theo thứ tự nào? Liệu có thể đảo ngược thứ tự này được không? Vì sao?	- Đoạn (c): nhóm 3
 CNhận xét về thứ tự miêu tả trong đoạn văn thứ 3?
Hs thảo luận theo nhóm (5p). Đại diện nhóm trình bày. Hs tự rút ra kết luận từ ví dụ.
Gv nhận xét, tổng hợp ý kiến.
CVậy, để viết bài văn tả cảnh hay em cần lưu ý điều gì? Bố cục của bài văn gồm mấy phần?
Hs căn cứ phần Ghi nhớ, Sgk trả lời.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Hs chia nhóm, thảo luận các bài tập 1, 2, 3.
BT1: CEm sẽ quan sát và lựa chọn những hình ảnh cụ thể, tiêu biểu nào? Miêu tả theo thứ tự như thế nào với quang cảnh này?
Cho Hs 5 phút viết phần mở bài, kết bài.
Gv thu 5 bài, chấm nhanh, sửa bài cho Hs.
BT2: Yêu cầu học sinh xác định thứ tự miêu tả gắn với hình ảnh cụ thể, tiêu biểu.
HS tiến hành làm ra nháp. Đại diện nhóm trình bày. Gv nhận xét, chỉnh sửa cho Hs.
BT3: Yêu cầu học sinh tóm tắt thành dàn ý của bài “Biển đẹp”
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
* Hướng dẫn làm bài viết ở nhà: Từ đề bài cô cho, các em đọc kỹ đề, xác định đúng đối tượng cần miêu tả. Sau đó, tiến hành quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét về đối tượng. Trong quá trình thai nghén bài viết nên chú ý phương pháp tả cảnh rồi thực hiện theo các bước làm bài văn như đã học. Có thể tham khảo tài liệu nhưng không được chép tài liệu. Cần suy nghĩ kỹ, viết nháp trước khi làm bài. Nộp đúng thời gian quy định.
I. Tìm hiểu về Phương pháp viết văn tả cảnh
1. Phân tích ví dụ	1. Phương pháp viết văn tả cảnh:
a. Dượng Hương Thư đang trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm, đứng giữa sự sống và cái chết: cho nên qua ngoại hình cũng như những động tác của dượng chứng tỏ dượng đang phải vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ.	+Đoạn văn (a): qua hình ảnh nhân vật Hương Thư, ta có thể hình dung được cảnh vượt thác rất gian nan với nhiều chướng ngại vật ở khúc sông này. 	+Đoạn văn (b): tả cảnh quang dòng
b. Đoạn văn tả cảnh Sông Năm Căn và rừng đước theo thứ tự từ dưới sông lên bờ, cũng là từ xa đến gần.
- Không thể đảo ngược vị trí cảnh miêu tả.
c. Đoạn văn có 3 phần:
- Phần mở đầu: Từ đầu đến “màu của lũy”: Giới thiệu khái quát về lũy tre.
- Phần thứ hai: Tiếp theo đến “không rõ”: Lần lượt miêu tả cụ thể ba vòng tre của lũy làng.
- Phần ba: Đoạn còn lại: Phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về loài tre.
-> Tác giả miêu tả từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong.	+Đoạn văn (c): tác giả miêu tả từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể (phần giữa)
2. Ghi nhớ: (Sgk/47)
II. Luyện tập
BT1: Tả quang cảnh lớp học trong tiết viết bài tập làm văn:
- Những hình ảnh tiêu biểu: Cô (thầy), không khí lớp, quang cảnh chung phòng học (bảng đen, bốn bức tường, bàn ghế...); các bạn (tư thế, thái độ, công việc chuẩn bị viết bài...); cảnh viết bài; cảnh ngoài sân trường; tiếng trống kết thúc v.v...
- Thứ tự: cần hợp lý từ ngoài vào trong; từ phía trên bảng, cô giáo xuống dưới lớp, từ không khí chung của tiết học đến bản thân ...
BT2: Tả cảnh sân trường giờ ra chơi có thể miêu tả theo nhiều cách: 
- Từ gần -> xa (không gian); trước, trong và sau giờ ra chơi (thời gian).
- Từ quang cảnh chung đến bản thân (khái quát -> cụ thể).
BT3: Dàn ý của bài “Biển đẹp”:
MB: Chính tên văn bản “Biển đẹp”.
TB: Lần lượt tả vẻ đẹp và màu sắc của biển ở những thời điểm, góc độ khác nhau: Buổi sáng; Buổi chiều; Buổi trưa; Ngày mưa rào; Ngày nắng
KB: Đoạn cuối: Nhận xét và suy nghĩ của tác giả về sự thay đổi cảnh sắc của biển.
III. Hướng dẫn tự học
- Hoàn thiện những phần còn lại ở Bt 1, 2 vào vở bài tập.
- Viết bài tập làm văn tả cảnh ở nhà để nộp vào tuần tới.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Buổi học cuối cùng
E. Rút kinh nghiệm :
...
...

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 6 TUAN 23.doc