Giáo án Ngữ văn 7 - Bùi Thị Hương - Tuần 5

Giáo án Ngữ văn 7 - Bùi Thị Hương - Tuần 5

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

- Bước đầu tỡm hiểu về thơ trung đại.

- Cảm nhận được tinh thần, khí phách của dân tộc ta qua bản dịch bài thơ chữ Hỏn Nam quốc sơn hà.

1. Kiến thức

- Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.

- Đặc điểm về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Chủ quyền về lónh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Đọc – hiểu và phân tích tơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.

3. Thái độ:

Học sinh cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong bài thơ:" Sông núi nước Nam"

 

doc 58 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 799Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Bùi Thị Hương - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/ 9/ 2011
Tuần 5: tiết 17
 Bài 5 :Văn bản 
SễNG NÚI NƯỚC NAM
(Nam quốc sơn hà – Lí THƯỜNG KIỆT (?))
A. Mục tiêu cần đạt.
- Bước đầu tỡm hiểu về thơ trung đại.
- Cảm nhận được tinh thần, khớ phỏch của dõn tộc ta qua bản dịch bài thơ chữ Hỏn Nam quốc sơn hà.
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.
- Đặc điểm về thể thơ thất ngụn tứ tuyệt.
- Chủ quyền về lónh thổ của đất nước và ý chớ quyết tõm bảo vệ chủ quyền đú trước kẻ thự xõm lược.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết thể thơ thất ngụn tứ tuyệt Đường luật.
- Đọc – hiểu và phõn tớch tơ thất ngụn tứ tuyệt Đường luật chữ Hỏn qua bản dịch tiếng Việt.
3. Thái độ :
Học sinh cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong bài thơ:" Sông núi nước Nam" 
B. Chuẩn bị : 
1. Thày : 
	- Sách giáo khoa, soạn bài, tài liệu tham khảo. 
Trò :
- Đọc và soạn bài ở nhà.
C. phương pháp: 
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, bình giảng, phân tích, khái quát,tổng hợp.
D. Tiến trình hoạt động dạy học : 
Tổ chức : ổn định tổ chức – kiểm tra sĩ số .
Kiểm tra bài cũ : 
- ? Đọc thuộc lòng các bài ca dao " Những câu hát châm biếm"? 
 ? Nêu ý nghĩa nội dung của nhóm bài trên 
3. Bài mới : 
I. Giới thiệu chung:
- Gv giới thiệu chung :
 - Gv giới thiệu về thơ Trung đại Việt Nam ( Theo Sgk).
* Cho một đến hai học sinh đọc bài thơ.
_Phần phiên âm
- Phần dịch nghĩa.
- Phần dịch thơ.
*Gv hướng dẫn tìm hiểu các từ ngữ Hán (chữ Hán ) trong bài.
Gv hướng dẫn H/s tìm hiểu về tác giả (theo sgk) 
 ? Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về 
thể thơ ở phần chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài?
- G.v diễn giảng: Bài thơ từng được côi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của
 dân tộc (sau đó đến Cáo bình Ngô, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh).Vậy tuyên ngôn độc lập là gì?Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài được bố cục như thế nào.
? Em hãy đọc lại nguyên tác và dịch nghĩa hai câu đầu?
? Em hiểu "sông núi nước Nam" trong bài theo ý nghĩa nao?
( Treo bảng phụ )
+ Là những dòng sông, dãy núi Việt nam
+Là giang sơn đất nước Việt Nam.
+ Là lãnh thổ của người Việt Nam.
? Em hãy nhắc lại ý nghĩa của từ "Nam đế"(theo chú thích)
? Vậy "Nam đế cư" có ý xác định "nơi ở của vua nước Nam" hay "nơi thuộc chủ quyền của nước Nam"?
? Em có nhận xét gì về ẩn điệu của câu thơ thứ hai? Nó có tác dụng diễn tả cảm xúc, tư tưởng gi?
? Em hiểu thế nào là định rõ ở sách trời"?
? Vậy câu 1, 2 của bài nói lên tư tưởng gì của bản tuyên ngôn độc lập?
? Đọc lại nguyên tác và dịch nghĩa 2 câu sau?
? Hai câu thơ này có gần với lời nói thường không? Vì sao?
? Các từ "như hà" , "nghịch" cho em hiểu điều gì ?
? Hai câu thơ bộc lộ nội dung gì của bản tuyên ngôn?
?Ngoài những cảnh báo , hai câu thơ còn thể hiện điều gì?
?Liên hệ với hoàn cảnh ra đời của bài "Sông núi nước Nam" em hiểu lời cảnh báo này nhằm vào bọn xâm lược nào?
?Em hãy xác minh sự chính xác của lời tuyên ngôn này ?
 (Học sinh thảo luận)
? Đây là một văn bản biểu cảm .ở đây tư tưởng và cảm xúc vừa lộ rõ vừa ẩn kín.
 Theo em :
+Tư tưởng lộ rõ trong văn bản là gì ?
+ Cảm xúc ẩn rõ trong văn bản là gì?
? Văn bản này gợi lên và bồi đắp tình cảm nào trong em?
? Kể tên những văn bản được gọi là tuyên ngôn độc lập cuẩ nước ta . Cho biết hoàn cảnh và tác giả ?
 ( Thảo luận nhóm).
- Đây là bài thơ ra đời trong giai đoạn lịch sử dân tộc đã thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm của phong kiến phương Bắc đang trên đường vừa bảo vệ, vừa củng cố xây dựng quốc gia tự chủ rất hào hùng, đặc biệt trong trường hợp có ngoại xâm. Bài thơ có chủ đề mang tinh thần chung của thời đại được viết bằng chữ Hán.
II. Đọc - tìm hiểu văn bản
1)Đọc _ Tìm hiểu từ ngữ 
2)Tác giả
-Chưa xác định rõ . ở đây có thể là Lý Thường Kiệt - Nhân vật lỗi lạc thời Lý, có công dẹp Tống
* Phân tích cấu trúc văn bản
- Viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt bài có 4 câu, mỗi câu 7 tiếng, hiệp vần "ư" ở cuối câu 1, 2, 4
 (Nhận dạng bằng nguyên tác)
+Tuyên ngôn độc lập : Lời tuyên bố về chủ quyền dân tộc.
+Nội dung được diễn tả bằng hai ý :
- Nước Nam là của người Nam . điều đó đã được sách trời định rõ.
- Kẻ thù không được xâm phạm. Nếu kẻ thù xâm phạm thì phải chuốc lấy thất bại .
3) Phân tích văn bản 
a,Lời khẳng định chủ quyền
(Hai câu đần).
" Nam quốc ...
 ...thiên thư"
=> Sông núi nước Nam vua Nam ở 
Giới phận đó đã được định rõ ràng ở sách trời .
Theo nghĩa (2)và (3 )
H/s trả lời
- Nghĩa hẹp : Nơi ở của vua nước Nam.
- Nghĩa rộng: Nơi ở thuộc chủ quyền của Việt Nam vì vua gắn với nước.
- Âm điệu hùng hồn rắn rỏi, mang tính chât khẳng định vững vàng niềm tin sắt đá vào chủ quyền đất nước.
- Tạo hoá, đất trời đã định sẵn nước Nam là của người Nam
- Khẳng định : Nước Việt Nam của người Việt Nam là điều hiển nhiên, không thể thay đổi.
b,Lời cảnh báo đối với kẻ thù
Cớ sao kẻ thù lại dám xâm phạm ,chúng mày sẽ xem sự thất bại phải nhận lấy.
-Câu nói gắn với lời nói thường (tính chất hội thoại) ở cách nói, giọng điệu :nói thẳng, giọng chắc nịch , dõng dạc, kiêu hãnh.
- Hành động xâm phạm của kẻ thù là phi nghĩa.
- Lời cảnh báo về hành động phi nghĩa, liều lĩnh của kẻ thù sẽ chuốc phải sự thất bại nhục nhã.
- Khẳng định sức mạnh vô địch của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước.
Lòng quyết tâm bảo vệ chủ quyền.
- Quân xâm lược Tống (thời Lý).
- Quân và dân thời Lý dưới sự chỉ huy củaLý Thường Kiệt đánh tan đạo quân xâm lược Tống, bảo vệ bờ cõi nước ta. 
*Tổng kết ý nghĩa văn bản
- Khẳng định trước kẻ thù về chủ quyền dân tộc. Tinh thần phảng kháng chiến tranh xâm lược của ngoại bang.
- Niềm tự hào, niềm tin vào chủ quyền dân tộc.
* Lòng tự hào về truyền thống đấu tranh và ý chi giữ nước của cha ông ta thuở trước.
 - Vd : Cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi viết thay cho Lê Lợi khi chiến thắng quân Minh, giành độc lập.
- Tuyên ngôn độc lập _ Bác Hồ viết công bố chủ quyền khi cách mạng tháng Tám thành công.
II. Luyện tập
 Bài tập 1 :
 Bài thơ '' Sông núi nước Nam '' đã nêu bật nội dung gì ? 
 A . Nước Nam là nước có chủ quyền và không kẻ thù nào xâm phạm được .
	B . Nước Nam là một nước văn hiến .
 	C . Nước Nam rộng lớn và hùng manh . 
 	D.Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm .
 Bài tập 2 : 
 Trong những nhận xét sau đây , nhận xét nào đúng cho bài thơ mà em vừa được học ? 
 A . Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đât nước .
 B . Thể hiện niềm tự hào trước những chiến công oai hùng của dân tộc .
 C . Thể hiện bản lĩnh , khí phách của dân tộc trong cuộc đ/tr chống giặc ngoại xâm 
 D . Thể hiện khát vọng hoà bình . 
 *. Hướng dẫn về nhà : 
 - H/s đọc các phần ghi nhớ (Sgk) 
 - Đọc thêm tư liệu Tham khảo
 - Học thuộc lòng bài thơ
 - Soạn bài mới: “Phò giá về kinh”.	
..
Ngày soạn: 08/ 9/ 2011
 tiết 18
 Bài 5 :Văn bản 
PHề GIÁ VỀ KINH
(Tụng giỏ hoàn kinh sư – TRÂN QUANG KHẢI)
A. Mục tiêu cần đạt.
- Bước đầu tỡm hiểu về thơ trung đại.
-Hiểu giỏ trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tụng giỏ hoàn kinh sư của Trần Quang Khải.
1. Kiến thức
- Sơ giản về tỏc giả Trần Quang Khải.
- Đặc điểm thể thơ ngũ ngụn tứ tuyệt.
- Khớ phỏch hào hựng và khỏt vọng thỏi bỡnh thịnh trị của dõn tộc ta ở thời đại nhà Trần.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết thể thơ thất ngụn tứ tuyệt Đường luật.
- Đọc – hiểu và phõn tớch tơ thất ngụn tứ tuyệt Đường luật chữ Hỏn qua bản dịch tiếng Việt.
3. Thái độ :
Học sinh cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong bài thơ:" " Phò giá về kinh"
B. Chuẩn bị : 
1. Thày : 
	- Sách giáo khoa, soạn bài, tài liệu tham khảo. 
Trò :
- Đọc và soạn bài ở nhà.
C. phương pháp: 
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, bình giảng, phân tích, khái quát,tổng hợp.
D. Tiến trình hoạt động dạy học : 
1)Tổ chức : ổn định tổ chức – kiểm tra sĩ số .
2)Kiểm tra bài cũ : 
	- Đọc thuộc lòng bài thơ “Nam quốc sơn hà”?
	- ý nghĩa của bài thơ?
3) Bài mới:
Cho học sinh đọc phấn nguyên tác, dịch nghĩa, dịch thơ .
Hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa chữ Hán 
 (Sgk) 
G.v dựa vào chú thích * giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?
? Dựa vào phần giới thiệu thể loại , em hãy nhận dạng thể loại của bài thơ?
? Hãy chỉ ra những nội dung chính được phản ánh trong văn bản ?
Học sinh đọc phần nguyên tác, dịch nghĩa hai câu thơ đầu?
? Những địa danh nào được nhắc đến ở hai câu thơ đầu ?
Em hiểu gì về những địa danh ấy ?
( Cho học sinh xem lại chú thích sgk)
? Em hãy nhận xét lời thơ trên về :
- Cách dùng từ ?
- Cách dùng kết cấu ở hai dòng thơ ?
- Giọng điệu 
( Học sinh thảo luận nhóm ) .
? Hai câu thơ đã tái hiện được hiện thực nào?
Đọc phần nguyên tác và dịch nghĩa của hai câu thơ sau?
?Hai câu thơ nói về vấn đề gì? 
? Câu thơ "Non nước ấy ngàn thu " diễn tả niềm mong ước gì của tác giả ?
?Nhắc lại nghĩa của từ "tu trí lực "
? Từ đó em thấy câu thơ có dạng kết cấu gì? Tác dụng của nó ?
 (Thảo luận nhóm)
? Với niềm mong ước chân chính, cao cả và lời cổ động đầy trách nhiệm, em hiểu gì về tình cảm của người danh tướng thời Trần?
 G.v nói thêm : Khát vọng hoà bình và xây dựng đất nước bền vững muôn đời cũng chính là khát vọng của dân tộc ta thời Trần 
? Khát vọng có biến thành hiện thực ở thời Trần không?
? Em hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ ?
(So sánh với bài "Nam quốc sơn hà ")
? Vì sao lời thơ không hoa mỹ mà vẫn gợi được cảm xúc mạnh trong lòng người ?
? Hai bài thơ thể hiện nội dung chung nào?
? Nghệ thuật của hai bài thơ ?.
I. Đọc- Hiểu văn bản
1) Đọc , tìm hiểu từ ngữ
2) Tác giả.(Sgk)
3) Tìm hiểu thể loại, cấu trúc
- Ngũ ngôn tứ tuyệt: Gồm bốn câu, mỗi câu năm tiếng
- Hiệp vần ở cuối câu hai và câu bốn:quan, san
+Chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông xâm lược
+ Khát vọng xây dựng, phát triển đất nước bền vững muôn đời.
4) Phân tích
a, Chiến thắng hào hùng
Học sinh đọc
Chương Dương- Hàm Tử
-> Là hai chiến công lớn , hai trận thắng lớn trên sông Hồng thời Trần đại thắng quân Nguyên Mông.
+Động từ mạnh đặt ở đầu câu, câu liên tiếp.
- Kết cấu câu đối xứng ở hai dòng thơ cả về thanh,nhịp, ý.
- Giọng thơ nhanh, khoẻ, hùng tráng.
- Tái hiện không khí chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta trong cuộc đối đầu với giặc 
Nguyên - Mông. Đồng thời phản ánh sự thất bại thảm hại của kẻ thù
- Niềm phấn chấn, tự hào của tác giả .
b, Khát vọng thái bình của dân tộc
Học sinh đọc.
* Thái bình rồi nên dốc hết sức lực muôn đời vẫn có non sông này.
- Nói về việc xây dựng đất nước thời bình.
Mong ước (gì) về một đất nước vững bền mãi mãi.
- Tu trí lực : Nên dốc hết sức lực.
Câu cầu khiến : Khích lệ cổ động khi đất nước đã thái bình chúng ta cần tập chu ... C
* Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc diễn cảm bài thơ "Cảm nghĩ ..." của Lí Bạch.
- Em cảm nhận được những gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
* Bài mới:
- HS Đọc
- Lưu ý về tác giả.
 Em có biết bài thơ này có cùng chủ đề với bài thơ nào ? Đó là chủ đề gì ?
? Qua soạn bài, em có hiểu được hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?
? Thể thơ nguyên tác, bản dịch thơ.
? So sánh với thể thơ bài "Tĩnh ...".
So sánh bố cục với bài "Tĩnh ..." ?
(2/2)
Giọng chậm, buồn, câu 3 giọng hơi ngạc nhiên; câu 4 giọng hơi cao hơn và nhấn giọng hơn một chút ở "nào, chơi".
 Giải nghĩa yếu tố HV ?
Bài thơ như một câu chuỵên nhỏ kể về một chuyến thăm quê.
? ở 2 câu thơ đầu, t/g kể về điều gì ?
? Cuộc đời người trở về đã được kể lại qua những hình ảnh thơ nào ?
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ trong các hình ảnh thơ trên ? Sử dụng các cặp từ trái nghĩa có tác dụng gì ?
? Và với khoảng cách thời gian như vậy, bản thân con người tác giả có thay đổi gì ?
(ở bản dịch thơ người dịch đã thay hình ảnh "tóc mai rụng " bằng hình ảnh "sương pha mái đầu" cũng với ý để thể hiện sự đổi khác của con người sau thời gian. Song hình ảnh "sương" còn ẩn dụ muốn nói tới những khắc nghiệt của thời gian, gian truân của cuộc đời phải chăng chính là sương gió nhuộm mái đầu kia bạc trắng.)
? Tuy vậy, nhà thơ vẫn khẳng định và kể lại rất rõ về những gì không thay đổi trong ông ?
? Em hiểu "giọng quê" ở đây là gì ?
? Vậy hình ảnh "giọng quê không đổi" có ý nghĩa n/t/n ?
? ở câu thơ thứ 2, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh đối. Em hãy chỉ rõ ?
? Qua b/p đối lập đó em hiểu ý nghĩa gì ?
 Nhưng trong bài thơ của tác giả khi nói về những thay đổi của bản thân, tuy khẳng định được tình cảm bền bỉ với quê hương song chúng ta vẫn nhận thấy ẩn sau là nỗi buồn man mác. Theo em đó là nỗi buồn gì ? Vì sao ?
? Với Hạ Tri Chương, khi trở về quê hương sau hàng nửa thế kỷ xa quê đằng đẵng vì nghĩa "trung quân", ông đã gặp sự việc gì ?
? Hình ảnh đầu tiên mà tác giả gặp ở làng là bọn trẻ. Ông có ấn tượng n/t/n về chúng ?
? Theo em, ấn tượng cuả tác giả về bọn trẻ làng là ấn tượng n/t/n ?
 Có ý kiến cho rằng: Trong lời kể về bọn trẻ làng, tác giả đã gài vào đó một tình huống. Theo em, đó là tình huống nào ?
? Tại sao lại coi đó là tình huống ? BPNT gì ?
 (Học sinh thảo luận.)
? Theo em đó là tình huống có tính chất n/t/n ? Tình huống ấy gợi trong tác giả cảm xúc n/t/n ?
? Và tất cả những điều đó tập trung biểu đạt t/c nào của t/giả ?
I. giới thiệu chung:
1. Tác giả: 
- Hạ Tri Chương là một vị quan để lại gần 20 bài thơ.
2. Bài thơ:
Nguyên tác: Thể TNTT Đường luật.
Bản dịch thơ: thơ lục bát.
II. đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc:
GV Đọc phiên âm, bản dịch thơ.
HS Đọc phiên âm, bản dịch thơ.
2. Chú thích: 
3. Phân tích:
a, Hai câu thơ đầu:
 “Khi đi trẻ lúc về già”
- Kể về cuộc đời người trở về:
- Trẻ – già -> Cặp từ trái nghĩa
- đi – trở lại -> tạo phép tiểu đối 
=> nhấn mạnh khoảng cách thời gian sự thay đổi con người.
- Tóc mai đã rụng” hay mái đầu đã bạc trắng, pha màu sương khói.
“giọng quê không đổi”
=> Vẫn mang bản sắc quê, chất quê, hồn quê không thay đổi.
=>Tuổi tác, sức khoẻ thay đổi >< tình quê hương không thay đổi.
-> Khẳng định sự bền bỉ của tình cảm con người với quê hương: gắn bó, thuỷ chung.
- Xa quê hương đằng đẵng 50 năm trời đến khi trở lại đã ở tuổi già -> Nỗi buồn sâu xa khi không còn được gắn bó lâu dài với quê hương.
- Tình yêu quê hương bền chặt.
(Học sinh thảo luận nhóm.)
Cuộc đời tác giả với những chuyện buồn, vui đã được thông qua những lời kể rất chân thực. Và qua đó chúng ta có thể cảm nhận được tình cảm của thi gia .
=> Đó không phải chỉ là tình quê của riêng Hạ Tri Chương, tình quê của riêng Lí Bạch mà có lẽ đó là tình cảm luôn thường trực trong tâm hồn mỗi con người, đặc biệt là trong mỗi người con xa xứ vọng nhớ về cố hương hoặc bộc lộ khi được trở về mảnh đất cố hương.
a, Hai câu cuối:
Kể về sự đón tiếp của quê hương qua hình ảnh lũ trẻ làng:
Trẻ con: Gặp mặt – không biết
 Cười hỏi – gọi “khách”
=> ấn tượng đẹp đẽ, rõ, gợi lên bản sắc quê hương.
Gặp mặt không biết, chào “khách” -> tình huống bất ngờ qua phép đối hình ảnh.
=> Gợi nỗi buồn trong lòng tác giả:
- Buồn vì những người quen biết cũ nay có lẽ đã “vắng” nhiều.
- Trở về quê hương mà bị xem như là khách.
=> Khẳng định tình cảm quê hương thắm thiết, bền bỉ.
 * Với Lí Bạch, ông xa quê, nhớ quê và buồn, cô đơn bởi tình quê ấy, đó là điều dĩ nhiên. Còn với Hạ Tri Chương, cả đời làm quan to được Vua nể trọng, nhưng không quên được quê hương mà cuối đời xin từ quan về làng bởi tình quê sâu lặng. ấy vậy mà ngay trên mảnh đất quê hương ông mang nặng một cảm giác cô đơn, lạc lõng, xa lạ trong con mắt của người quê hương, những người lẽ ra phải rất là thân thiết. Từ đó có thể thấy ở Hạ Tri Chương dường như đó không chỉ là nỗi buồn mà lớn hơn, trở thành một nỗi đau, nỗi đau không dễ chia sẻ cùng ai.
 4. Ghi nhớ: 
 - HS Đọc phần ghi nhớ. GV nhắc lại để khắc sâu
 Iii. luyện tập: 
 1. Qua bài thơ, em cảm nhận nét đẹp tâm hồn nào trong thơ Đường ?
 (Thông qua lời kể nhẹ nhàng, có phần vui vẻ tạo lên nỗi đau sâu sắc, thầm kín) 
Trong cuộc đời mỗi con người điều thiêng liêng nhất có lẽ là quê hương, là tình quê hương không thể thiếu vắng. Và tình yêu quê hương ấy thể hiện qua tình yêu đối với thiên nhiên, con người của quê hương, qua những khát vọng thấm đẫm chất nhân đạo, nhân văn.
 2.Học xong các bài thơ đó, em có thể nói đôi điều về tình quê hương trong em (có thể diễn đạt thông qua một bài thơ, bài hát nào đó).
(GV có thể hướng cho HS hát một, hai bài hát về chủ đề quê hương)
	* hướng dẫn về nhà :
 - Hiểu nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
 - Viết một đoạn văn biểu cảm về chủ đề quê hương
 - Chuẩn bị bài tiếp theo: “Từ trái nghĩa”. 
---------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:19/10/ 2011 TỪ TRÁI NGHĨA
tiết 39 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khỏi niệm từ trỏi nghĩa.
- Cú ý thức lựa chọn từ trỏi nghĩa khi núi và viết.
Lưu ý: học sinh đó học về từ trỏi nghĩa ở Tiểu học.
1. Kiến thức
- Khỏi niệm từ trỏi nghĩa.
- Tỏc dụng của việc sử dụng từ trỏi nghĩa trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Nhận biết từ trỏi nghĩa trong văn bản.
- Sử dụng từ trỏi nghĩa phự hợp với ngữ cảnh.
3.Thái độ: Có ý thức sử dụng từ chính xác
B.Chuẩn bị:
1.Thầy:- Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soạn bài
 - Bảng phụ, 
2.Trò: Đọc SGK, soạn bài theo hệ thống câu hỏi.
C.phương pháp: Tái hiện, so sánh, đối chiếu
d. tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp: 7C
* Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là từ đồng âm ? Cho ví dụ ?
- Tìm từ đồng nghĩa nêu tính cách tắt ? Tìm từ chỉ tính cách ngược lại ?
Bài mới :
-
 Đọc lại bản dịch thơ “Tĩnh dạ tứ” và “Hồi hương ”
? Tìm các cặp từ trái nghĩa trong 2 văn bản đó ?
? Nêu tác dụng của việc sử dụng cặp từ trái nghĩa trong 2 văn bản đó ?
- Các từ trái nghĩa trên đều dựa trên cơ sở chung về nghĩa như thế nào ?
Một từ nhiều nghĩa có khả năng tham gia như thế nào ?
Chúng ta cần sử dụng từ trái nghĩa như thế nào ?
Các cách sử dụng từ trái nghĩa?
I. thế nào là từ trái nghĩa:
1.Ví dụ: 
 HS Đọc các ví dụ trên bảng phụ.
Nhận xét: 
Cử
đê
(hai hành động)
Tạo tiểu đối -> hai hành động -> hai trạng thái trái ngược nhau ->tâm tư tác giả
 trẻ Tạo tiểu đối -> khoảng
già cách thời gian làm con
(hai t/c) người thay đổi. 
- Các từ trái nghĩa đó đều dựa trên cơ sở chung về nghĩa.
- Dùng cặp từ trái nghĩa có tác dụng nhấn mạnh ý.
 Rau già - rau non.
 Cau già - cau non.
- Một từ nhiều nghĩa tham gia vào nhiều nhóm từ trái nghĩa khác nhau. 
3.Ghi nhớ: HS Đọc ghi nhớ nhiều lần.
II. sử dụng từ trái nghĩa:
- Tạo thế đối.
- Tạo tính cân đối , tương phản trong thành ngữ.
- Là phương tiện để chơi chữ.
- Có hiện tượng trái nghĩa lâm thời:
 “Thiếu  giàu 
 nô lệ  anh hùng ”
Ghi nhớ: 
HS Đọc phần ghi nhớ.
GV nhắc lại để khắc sâu.
 Iii. luyện tập:
 Bài tập 1: - Lành, rách.
 - Giầu nghèo
 Bài tập 2: - Nhận xét các từ “tươi, yếu - hiện tượng gì ?
 - Xác định từ trái nghĩa trong từng trường hợp, từng nét nghĩa.
=> Lưu ý: Trái nghĩa trong văn cảnh cụ thể.
 Bài tập 3: - Điền từ trái nghĩa để tạo thành ngữ hoàn chỉnh:
 => Có từ trái nghĩa thuần Việt.
 Có từ trái nghĩa Hán Việt.
 Bài tập 4: - Viết đoạn văn ngắn có từ trái nghĩa.
 - Thảo luận theo nhóm trình bày.
* hướng dẫn về nhà :
- Học thuộc phần ghi nhớ (SGK).
- Hoàn thiện các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài luyện nói văn biểu cảm về sự vật và con người.
----------------------------------------------
Ngày soạn:19/10/ 2011 luyện nói
 tiết 40 văn biểu cảm về sự vật, con người 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Rốn luyện kĩ năng nghe, núi theo chủ đề biểu cảm.
- Rốn luyện kĩ năng phỏt triển dàn ý thành bài núi theo chủ đề biểu cảm.
1. Kiến thức
- Cỏc cỏch biểu cảm trực tiếp và giỏn tiếp trong việc trỡnh bày văn núi biểu cảm.
- Những yờu cầu khi trỡnh bày văn núi biểu cảm.
2. Kĩ năng
- Tỡm ý, dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật và con người.
- Biết cỏch bộc lộ tỡnh cảm về sự vật và con người trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rừ ràng những tỡnh cảm của bản thõn về sự vật và con người bằng ngụn ngữ núi.
3.Thái độ: Có ý thức tích cực, tự giác
B.Chuẩn bị:
1.Thầy:- Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soạn bài
2.Trò: Đọc SGK, soạn bài theo hệ thống câu hỏi.
C.phương pháp: Tái hiện, so sánh, đối chiếu
d. tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp: 7C
* Kiểm tra: phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
* Bài mới :
- Học sinh nêu lại đề bài đã chuẩn bị.
Đề bài: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.
? Nêu các thao tác tiến hành ?
 (4 thao tác)
? Nêu thể loại của đề ?
? Nêu đối tượng biểu cảm của đề ?
Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị ở nhà, giáo viên cùng học sinh xây dựng một dàn bài chung cho cả lớp.
I. tìm hiểu đề:
- Thể loại: Biểu cảm về SV, con người.
- Đối tượng: Thầy,cô giáo.
II. tìm ý, lập dàn ý:
1. Phân biệt văn nói và văn viết: 
2. Nêu yêu cầu của giờ luyện nói: 
- Nội dung:
- Hình thức:
Luyện nói:
 a, Trong nhóm: - Chú ý nghi thức chào hỏi, cảm ơn.
 - Giáo viên chia công việc cụ thể cho từng nhóm.
 - Các nhóm thảo luận, trình bày trong nhóm.
 - GV phát phiếu điểm để HS cho điểm các bạn trong nhóm.
 - Sau đó G/V tổng kết điểm của cả lớp.
 b, Trong lớp: - Mỗi nhóm cử đại diện trình bày trước lớp.
 - Một học sinh trình bày toàn bài. G/V, H/S nhận xét, sửa.
* hướng dẫn về nhà :
- Tiếp tục luyện nói theo tổ.
- Viết đề trên thành bài hoàn chỉnh.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo: “Cảnh khuya”.
---------------------------------------------------
Ngày. tháng. năm 2011
Nhận xét của tổ chuyên môn
Tổ trưởng
Phạm Thị Hường 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5 - 10 -moi.doc