Giáo án Ngữ văn 7 – Kì I

Giáo án Ngữ văn 7 – Kì I

Tiết 1

 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

 ( Lí Lan )

A –Mục tiêu cần đạt:

 1, Kiến thức : Cảm nhận được và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái . Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mỗi con người

 2, Kĩ năng : Sử dụng từ ghép , bước đầu biết liên kết khi xây dựng văn bản viết

 3, Thái độ : Yêu lớp , mến trường , có ý thức tu dưỡng ,học tập,rèn luyện

B – Chuẩn bị :

 1, Đồ dùng : Bảng phụ

 2, Lưu ý: - Khái niệm về văn bản nhật dụng . Những nội dung nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 7

 

doc 169 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 3667Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 – Kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngữ văn 7 – kì I
Soạn : 
Giảng : Bài 1 – Tiết 1 
 Tiết 1 
 Cổng trường mở ra
 ( Lí Lan )
A –Mục tiêu cần đạt:
 1, Kiến thức : Cảm nhận được và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái . Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mỗi con người 
 2, Kĩ năng : Sử dụng từ ghép , bước đầu biết liên kết khi xây dựng văn bản viết 
 3, Thái độ : Yêu lớp , mến trường , có ý thức tu dưỡng ,học tập,rèn luyện 
B – Chuẩn bị :
 1, Đồ dùng : Bảng phụ 
 2, Lưu ý: - Khái niệm về văn bản nhật dụng . Những nội dung nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 7
C – Hoạt động dạy học :
 1, ổn định lớp: Sĩ số: Vắng:
 2, Kiểm tra: Sự chuẩn bị sách vở của học sinh
 3, Bài mới: Buổi đầu tiên đi học còn vương vấn trong trí nhớ chúng ta biết bao cảm xúc xao xuyến , bồi hồi và cả lo lắng nữa . Bây giờ nhớ lại ta thấy thật ngây thơ ngọt ngào . Thế còn tâm trạng của mẹ ntn khi cổng trường sắp mở ra đón con yêu của mình , bài học hôm nay sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu điều đó 
- Gv hướng dẫn đọc : giọng dịu dàng , chậm rãi đôi khi thì thầm , có khi xa vắng , hơi buồn 
- Đọc mẫu – 2 hs đọc 
- Hs giải nghĩa các từ khó cần tìm hiểu
Hỏi : Theo em , văn bản trên được viết theo thể loại nào ?
Hỏi : Văn bản có thể chia mấy phần ? ý mỗi phần ?
Hỏi : Vì sao trong đêm trước ngày khai giảng của con , người mẹ lại ko ngủ được ? Mẹ đã nghĩ gì , làm gì trong buổi và trong đêm ko ngủ ấy ?
Hỏi : Tâm trạng của mẹ được diễn tả cụ thể ntn ?
 - Hs tìm kiếm , phát hiện 
Hỏi : Câu văn Đi đi con , hãy can đảm lên , thế giới này là của con , bước qua cánh cổng trường là một thế giới sẽ mở ra nên hiểu ntn ? Tóm lại người mẹ trong bài là người ntn ?
 - Hs trao đổi 
 + Đó là mong ước của mẹ 
 + Vai trò to lớn và cực kì qtrọng của nhà trường 
Hỏi : Bà mẹ nói với ai ? Có phải trực tiếp nói với con ko ? Cách viết này có tác dụng gì ?
 - Hs trao đổi 
 + Mẹ độc thoại - > Nội tâm nhân vật chân thực hơn
I – Đọc - Tìm hiểu chú thích – Thể loại – Bố cục :
 * Đọc :
 * Giải thích từ khó : 
* Thể loại : Bút kí – Biểu cảm 
* Bố cục : 2 phần 
 - P1: Từ đầu -> năm học : Tâm trạng của hai mẹ con trong buổi tối trước ngày khai giảng
 - P2: còn lại : ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ 
II – Tìm hiểu văn bản :
 * Tâm trạng của người mẹ : 
 - Mẹ hồi hộp , bồn chồn , suốt đêm trằn trọc ko ngủ được vì : 
 + Mẹ vô cùng thương yêu con , thấy con lo lắng bồn chồn ko ngủ được 
 + Mẹ nhớ lại những ấn tượng thời thơ ấu của mẹ 
 + Mẹ giúp con ch/ bị đồ dùng học tập , quần áo , sách vở 
 - > Thực ra tất cả những việc đó chẳng khó khăn gì chủ yếu là tình cảm nỗi lòng của mẹ 
 * Mẹ ko tập trung được vào việc gì cả , ko định làm việc đó tối nay . Bao nhiêu suy nghĩ đều hướng vào con Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm , đôi môi hé mở và thỉnh thoảng lại chúm lại như đang mút kẹo 
 - Lời văn trong Tôi đi học của Thanh Tịnh cứ ngân nga , rạo rực lòng mẹ và mẹ muốn truyền cái rạo tực , xao xuyến ấy cho con 
 - Mẹ nghĩ đến bà ngoại , liên tưởng tới ngày khai trường ở Nhật mong ước nước mình cũng được như vậy 
 - Ngày mai mẹ sẽ đưa con tới trường , đưa con vào đời với niềm tin và kì vọng vào con yêu của mẹ 
 * Ghi nhớ : sgk – T9
* Luyện tập : Viết một đoạn văn ngắn về kỉ niệm ngày khai trường của bản thân 
VI – Hướng dẫn học sinh học bài : 
Đọc thêm : Trường học ; Hoàn thành bài tập luyện tập 
Soạn : Mẹ tôi 
D . Rút kinh nghiệm : 
Soạn : 
Giảng : Bài 1 – Tiết 2
 Tiết 2
 mẹ tôi 
 ( ét -môn-đô đơ A-mi-xi )
A –Mục tiêu cần đạt:
 1, Kiến thức : Qua bức thư của bố  tác giả muốn những đứa con khắc sâu trong lòng rằng mẹ là người đáng kính , đáng yêu nhất . Phạm lỗi với mẹ là một lỗi đáng trách , đáng lên án , đáng ân hận nhất . Cách giáo dục nghiêm khắc nhưng tế nhị có lí có tình của người cha
 - Nghệ thuật biểu hiện thái độ , tình cảm và tâm trạng gián tiếp qua bức thư . 
 2, Kĩ năng : Sử dụng từ ghép , bước đầu biết liên kết khi xây dựng văn bản viết 
 3, Thái độ : Yêu kính , biết ơn tôn trọng cha mẹ 
B . Chuẩn bị : 
 1, Đồ dùng : Bảng phụ 
 2, Lưu ý: - Khái niệm về văn bản nhật dụng . Những nội dung nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 7
C – Hoạt động dạy học :
 1, ổn định lớp: Sĩ số: Vắng:
 2, Kiểm tra: 
 - Bài học sâu sắc mà em rút ra sau khi học văn bản Cổng trường mở ra là gì ?
 3, Bài mới: Trong cuộc đời mỗi cta , người mẹ có một vị trí vô cùng lớn lao , thiêng liêng và cao cả . Nhưng ko phải lúc nào ta cũng hiểu được điều đó , chỉ đến khi mắc lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả . Bài văn Mẹ tôi cho cta một bài học như thế 
- Gv hướng dẫn đọc : giọng chậm rãi , tình cảm thiết tha , có khi xa vắng , hơi buồn 
- Đọc mẫu – 2 hs đọc 
- Hs giải nghĩa các từ khó cần tìm hiểu
Hỏi : Theo em , văn bản trên được viết theo thể loại nào ?
Hỏi : Xác định vị trí của ĐV và ngôi kể của người kể chuyện ?
Hỏi : Tâm trạng của người cha trước lỗi lầm của con ntn ? Tại sao nhà văn viết : Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy ? 
 - Hs trao đổi
Hỏi : Ông chỉ cho con thấy tình yêu thương , kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả . Vì sao ?
 - Hs thảo luận nhóm ( tìm những câu ca quen thộc nói vè vấn đề này )
Hỏi : Người cha đã hình dung suốt cả cuộc đời người con ngừi mẹ vẫn đóng vai trò to lớn ntn ? 
 - Hs tìm và hệ thống hoá dẫn chứng , phát biểu
Hỏi : Trong bức thư người bố yêu cầu con lập tức làm gì để nhận lỗi , để được mẹ tha thứ ? Em hiểu chi tiết chiếc hôn của mẹ sẽ xoá đi dấu vết vong ơn bội nghĩa trên trán con ntn ?
Hỏi : Có ý kiến cho rằng ,người bố thà rằng ko có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ là thái độ quá cứng rắn, cực đoan , thiên lệch . ý kiến của em ntn ?
 Hỏi : Tại sao người cha ko trực tiếp nói với con mà dùng hình thức viết thư ? 
 - Hs trao đổi theo nhóm
Hỏi : Theo em , chủ đề của đoạn văn là gì ? Tập trung ở câu nào ? Vì sao ? 
Hỏi : Em đã bao giờ mắc lỗi với cha mẹ chưa ? Qua bài văn này em rút ra được bài học gì ?
I – Đọc - Tìm hiểu chú thích – Thể loại 
 * Đọc :
 * Giải thích từ khó : 
* Thể loại : Thư từ – Biểu cảm 
II – Tìm hiểu văn bản :
 - Nhân vật Tôi kể chuyện dưới dạng Nhật kí. Giới thiệu ngnhân và mđích người bố viết thư cho con 
 - Trước sai lầm của con người cha rất bực bội , đau đớn. Ông nghiêm khắc phê bình con 
 - Tg so sánh sự hỗn láo của con như nhát dao -> Muốn thể hiện tâm trạng đau đớn bất ngờ của người bố
 - Ông vẽ ra nỗi buồn thảm nhất của con người là khi mất mẹ . chỉ cho con thấy tình yêu thương , kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả
Công cha . đạo con
Dẫu khôn lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con
 - Người cha yêu cầu con rất dứt khoát và nghiêm khắc như mệnh lệnh 
 - Chiếc hôn của mẹ : có ý nghĩa tượng trưng . Đó là sự bao dung , tha thứ . 
 - Người cha : Bảo con đừng hôn mình vì ông chưa nhận thấy sự hối cải và sửa chữa khuyết điểm của người con 
 * Viết thư : Vừa thể hiện được tình cảm vừa chỉ bảo được cho con một cách tỉ mỉ , cặn kẽ . Mặt khác người cha tỏ ra tế nhị ,kín đáo ko làm con xấu hổ , bẽ bàng - > Người con xúc động vô cùng: Tôi đã được một bài học thấm thía và kịp thời từ người cha của mình
* Luyện tập : 
VI – Hướng dẫn học sinh học bài : 
 - Sưu tầm và chép vào sổ tay văn học bài thơ: Thư gửi mẹ của X.Êxênhin (Sgk Văn 12- Tập 2) và các câu thơ , câu ca dao nói về tình cảm của cha mẹ đối với con cái và ngược lại 
 - Soạn : Cuộc chia tay của những con búp bê 
D . Rút kinh nghiệm :
Soạn : 
Giảng : Bài 1 – Tiết 3
 Tiết 3
 Từ ghép 
A –Mục tiêu cần đạt:
 1, Kiến thức : Cấu tạo của hai loại từ ghép : Đẳng lập và chính phụ
 - Cơ chế tạo nghĩa của từ ghép Tiếng Việt 
 2, Kĩ năng : Giải thích được cấu tạo và ý nghĩa của từ ghép 
 - Vận dụng được từ ghép trong khi nói , viết 
B . Chuẩn bị : 
 1, Đồ dùng : Bảng phụ 
 2, Lưu ý: - Học từ ghép ko phải chỉ để nhận diện từ ghép mà phải hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ ghép 
C – Hoạt động dạy học :
 1, ổn định lớp: Sĩ số: Vắng:
 2, Kiểm tra: Thế nào là từ ghép ? Có mấy loại từ ghép ? 
 3, Bài mới: 
 - Gv ghi ví dụ vào bảng phụ 
Hỏi : Trong các từ ghép Bà ngoại , thơm phức tiếng nào là tiếng chính , tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính ? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy ?
Hỏi : S2 hai nhóm từ : Bà ngoại , thơm phức với Quần áo , trầm bổng ?
Hỏi : Tìm 5 từ ghép theo mẫu : Bà ngoại , quần áo ?
Hỏi : S2 nghĩa của từ : bà ngoại với nghĩa từ bà ; Thơm phức với thơm ?
 + Phạm vi biểu vật của từ : Bà và Thơm rộng hơn 
Hỏi : S2 nghĩa của từ : quần áo với quần ,áo : Trầm bổng với trầm , bổng ?
Hỏi: Em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép so với các tiếng tạo nên nó ?
- chia lớp thành 2 nhóm (dãy) dãy 1 làm bài tập 1,3 ; dãy 2 làm bài tập 2,3
- Trình bày , nhận xét 
 - Bài tập 4, 5 hs trao đổi 
I – Các loại từ ghép :
 1, Ví dụ : 
 2, Nhận xét :
 - Tiếng chính :Bà,thơm - >Đứng trước 
 - Tiếng phụ :Ngoại, phức -> Đứng sau
 * Giống nhau : Đều là từ có 2 tiếng 
 * Khác nhau : 
 - Bà ngoại , thơm phức : có tiếng chính đứng trước , tiếng phụ đứng sau
 - Quần áo , trầm bổng : Có 2 tiếng bình đẳng về ngữ pháp , ko phân biệt tiếng chính , tiếng phụ 
 * Ghi nhớ 1: sgk – T14
II – Nghĩa của từ ghép :
* 1a : - Giống : Cùng chỉ người phụ nữ lớn tuổi , đáng kính 
 - Khác : + Bà ngoại : Chỉ người phụ nữ sinh ra mẹ mình 
 + Bà : Chỉ người phụ nữ sinh ra cha , mẹ mình 
 * 1b: - Giống : Cùng chỉ t/c của sự vật , đặc trưng về mùi vị 
 - Khác : +Thơm phức chỉ mù thơm đậm đặc , gây ấn tượng mạnh 
 + Thơm : Chỉ mùi thơm chung 
 * 2a: Quần áo : chỉ chung cả quần áo ; quần , áo : Chỉ từng sự vật riêng lẻ
 * 2b : Trầm bổng : Chỉ âm thanh lúc cao , lúc thấp khi rõ , khi văng vẳng ; Trầm , bổng :chỉ từng độ cao cụ thể 
 - > Nghĩa của từ ghép khái quát hơn , trừu tượng hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó 
 * Ghi nhớ 2: sgk – 14
III – Luyện tập : 
 1, Bài tập 1,2,3 :
 2, Bài tập 4 :
 - Sách ,vở : Sự vật tồn tại dưới dạng cá thể ,có thể đếm được
 - Sách vở : Từ ghép đẳng lập có ý nghĩa khái quát , tổng hợp nên ko thể đếm được 
 3, Bài tập 5: 
 - Hoa hồng : Tên 1 loại hoa ; Ko phải hoa nào màu hồng cũng gọi là hoa hồng 
 VI – Hướng dẫn học sinh học bài : 
 - Hoàn chỉnh các bài tập 
 - Chuẩn bị bài : Liên kết trong đoạn văn 
D . Rút kinh nghiệm :
 **********************************************************
Soạn : 
Giảng : Bài 1 – Tiết 4
 Tiết 4
 Liên kết trong văn bản 
A –Mục tiêu cần đạt:
 1, Kiến thức : Khái niệm tính liên kết 
 - Phân biệt được liên kết hình thức và liên kết nội dung 
 2, Kĩ năng : Bước đầu xây dựng những văn bản có tính liên kết 
B . Chuẩn bị : 
 1, Đồ dùng : Bảng phụ 
 2, Lưu ý ... huẩn mực và các lỗi thường mắc và cách sửa lỗi ( nếu có)
C- Hướng dẫn học sinh học bài :
	- Tiếp tục tự đọc bài viết của mình – Tìm lỗi và tập sửa.
	- Soạn : Ôn tập tác phẩm trữ tình ( 180, 181,182 )
	 + Yêu cầu : Dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi trong bài
D - Rút kinh nghiệm :
... 
... 
 ’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’
Soạn :....../....../......
Giảng :....../...../...... Tiết 66
Ôn tập tác phẩm trữ tình
A- Mục tiêu bài học :
 1, Kiến thức : Học sinh bước đầu nắm được khái niệm tác phẩm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình .
 2,Kỹ năng : Củng cố những kiến thức cơ bản và một số kĩ năng đơn giản đã được rèn luyện, trong đó lưu ý cách tiếp cận một tác phẩm trữ tình.
 3, Thái độ : Có ý thức phân tích, tổng hợp kiến thức .
B - Chuẩn bị : 
 - Lưu ý: Tiết ôn tập này phạm vi rất rộng, các vấn đề được nêu tương đối phức tạp gv cần nhấn mạnh đến những vấn đề chung nhất tránh đi vào các chi tiết vụn vặt .
C- Các hoạt động dạy học :
 1, ổn định tổ chức :
 2, Kiểm tra bài cũ : Kết hợp khi ôn tập 
 3, Bài mới :
- Yêu cầu 2 hs trình bày
- Hs trình bày – nhận xét – chuẩn kiến thức
- Hs trình bày – nhận xét – chuẩn kiến thức
- Hs trình bày – nhận xét – chuẩn kiến thức
- Đọc thuộc các bài thơ đã học trong chương trình
 1, Câu 1 : Nêu tên các tác giả của những tác phẩm đã học : 
 2, Câu 2 : 
 - 1.d ; 2. đ ; 3. g ; 4. e ; 5. h ; 6. a ; 7. c ; 8. b
 3, Câu 3 : 
 - 1. c ; 2. d ; 3. a ; 4,5. đ 6. b
 4, Câu 4 : 
 - Các ý không chính xác : a, e, i, k
 * Ghi nhớ : sgk – 182
 5, Luyện tập : 
C- Hướng dẫn học sinh học bài :
	- Học thuộc và nắm vững nội dung, nghệ thuật các bài thơ đã học
	- Soạn : Ôn tập tác phẩm trữ tình ( 192 )
	 + Yêu cầu : Dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi trong bài
D - Rút kinh nghiệm :
... 
... 
 ’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’
Soạn :....../....../......
Giảng :....../...../...... Tiết 67
Ôn tập tác phẩm trữ tình
( Tiếp theo )
A- Mục tiêu bài học : Như tiết 66
B- Các hoạt động dạy học :
 1, ổn định tổ chức :
 2, Kiểm tra bài cũ : Kết hợp khi ôn tập 
 3, Bài mới :
 - Hs đọc yêu cầu của câu hỏi
 - Trình bày – nhận xét
- Giải thích từ cổ : Bui - > chỉ có - > Khẳng định , nhấn mạnh lí tưởng , mục đích phấn đấu của cả cuộc đời . 
- Hs lập bảng so sánh - trình bày – nhận xét – chuẩn kiến thức
- Hs trình bày – nhận xét – chuẩn kiến thức
- Hs trình bày – nhận xét – chuẩn kiến thức
- Đọc thuộc các bài thơ đã học trong chương trình
 1, Câu 1 : 2 câu thơ thể hiện nỗi lo buồn sâu lắng , nỗi lo lắng đó thường trực trong tâm trí tác giả cả ngày lẫn đêm
 - Dòng 1 : Biểu cảm trực tiếp
 - Dòng 2 : Biểu cảm gián tiếp 
 + Câu 1 : Dùng tả và kể
 + Câu 2 : Dùng lối ẩn dụ tô đậm cho tình cảm được biểu hiện ở câu 1
 2, Câu 2 : 
 3, Câu 3 : 
 - 1. c ; 2. d ; 3. a ; 4,5. đ 6. b
 4, Câu 4 : 
 - Các ý không chính xác : a, e, i, k
 * Ghi nhớ : sgk – 182
 5, Luyện tập : 
C- Hướng dẫn học sinh học bài :
	- Học thuộc và nắm vững nội dung, nghệ thuật các bài thơ đã học
	- Soạn : Ôn tập phần Tiếng Việt và chương trình địa phương ( Phần Tiếng Việt )
	 + Yêu cầu : Kẻ sơ đồ ở bài 1,2 vào vở ghi và lấy ví dụ minh hoạ cho các kiến thức
D - Rút kinh nghiệm :
... 
... 
 ’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’
Soạn :....../....../......
Giảng :....../...../...... Tiết 68
Ôn tập phần Tiếng Việt
A- Mục tiêu bài học : 
 1, Kiến thức : Ôn tập các kiến thức về : Từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, yếu tố Hán Việt và chương trình địa phương ( Phần Tiếng Việt )
 2,Kỹ năng : Rèn kĩ năng xác định, sử dụng các kiến thức trên
 3, Thái độ : Có ý thức phân tích, tổng hợp kiến thức .
B- Các hoạt động dạy học :
 1, ổn định tổ chức :
 2, Kiểm tra bài cũ : Kết hợp khi ôn tập 
 3, Bài mới :
- Kiểm tra sơ đồ và kiến thức hs đã tìm trong 2 bài tập 
- 2 hs trình bày – nhận xét – chuẩn kiến thức
- Gv cho hs khắc sâu kiến thức về từ ghép, từ láy ( Nêu khái niệm )
- Tiến hành như bài tập 1 
- 2 hs trình bày – nhận xét – chuẩn kiến thức
- Hs hoạt động theo nhóm – Ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm
- Trưng bày - đại diện trình bày – nhận xét – chuẩn kiến thức
- Hs làm bài vào vở – 2 hs làm trên bảng – nhận xét – chuẩn kiến thức
1, Bài tập 1 : 
 1, Từ ghép : Là những từ có các tiếng quan hệ với nhau về mặt nghĩa
 Ví dụ : Hoa hồng, xe đạp - > Từ ghép chính phụ
 + Quần áo, sách vở - > từ ghép đẳng lập
 2, Từ láy : Là những từ có các tiếng quan hệ với nhau về ngữ âm 
 Ví dụ : xanh xanh, lấp lánh, lom khom ...
2, Bài tập 2 : ( trang 54 )
 - Đại từ là từ dùng để trỏ : Người, sự vật, hoạt động, tính chất... được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi .
3, Bài tập 3 : Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng
 Từ loại Đ điểm
 Danh từ, động từ,
 tính từ
 Quan hệ từ
ý nghĩa
Biểu thị người, sự vật, hđ, t/chất
Biểu thị ý nghĩa quan hệ
Chức năng
Có khả năng làm tp của cụm từ, của câu
Liên kết các tp của cụm từ, câu
4, Bài tập 4 : Bạch : trắng ; nhật : ngày ; dạ : đêm 
 - Điền : ruộng ; hữu : có ; thảo : cây ; thiết : sắt ...
5, Chương trình địa phương : Làm bài tập chính tả
 a, Điền tiếng : xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử
 - Điền dấu: Tiểu sử, tiễu trừ, tiểu thuyết, tuần tiễu
 b, Chung sức, trung thành, thuỷ chung, trung đại
 - Điền dấu : mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng 
C- Hướng dẫn học sinh học bài :
	- Giao nhiệm vụ cho bài sau : Học theo hợp đồng 
	 + Gv đưa hợp đồng cho các nhóm 
 + Hs : về nhà bàn, chọn và chuẩn bị tìm hiểu các nội dung trong nhiệm vụ đã chọn 
D - Rút kinh nghiệm :
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
 ’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’
Soạn :....../....../......
Giảng :....../...../...... Tiết 69
Ôn tập phần Tiếng Việt
A- Mục tiêu bài học : 
 1, Kiến thức : Ôn tập các kiến thức về : Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ và chơi chữ 
 2,Kỹ năng : Rèn kĩ năng xác định, sử dụng các kiến thức trên
 3, Thái độ : Có ý thức tìm hiểu, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức .
B- Các hoạt động dạy học :
 1, ổn định tổ chức :
 2, Kiểm tra bài cũ : Kết hợp khi ôn tập 
 3, Bài mới : Hoạt động 1 : Học theo hợp đồng 
 Bước 1 : Học sinh chọn các nhiệm vụ – hoàn thành các nhiệm vụ đã chọn ( 20 phút )
 Bước 2 : Trưng bày sản phẩm và trình bày kết quả hoạt động nhóm (lần lượt theo thứ tự các nhiệm vụ trong hợp đồng ) – Các nhóm khác nhận xét – chuẩn kiến thức ( 15 phút )
 Bước 3 : Đánh giá kết quả trong hợp đồng ( 3 phút )
 Hoạt động 2 : Chơi trò chơi “ Ai nhanh nhất ? Ai đúng nhất ? ( 3 phút )
 - Yêu cầu : Tìm các thành ngữ , tục ngữ có từ Ăn 
 - Cách thức tiến hành: Ba nhóm, mỗi nhốm 3 người , đứng thành hàng dọc . Khi có hiệu lệnh , người thứ nhất chạy lên viết 1 thành ngữ, tục ngữ theo yêu cầu trên bảng . Tiếp đến người sau, cứ thế cho đến khi hết giờ . Nhóm nào viết được nhiều từ đúng nhất là chiến thắng
 - Thời gian : 2 phút
C- Hướng dẫn học sinh học bài :
	- Giao nhiệm vụ cho bài sau : Học theo hợp đồng 
	 + Gv đưa hợp đồng cho các nhóm 
 + Hs : về nhà bàn, chọn và chuẩn bị tìm hiểu các nội dung trong nhiệm vụ đã chọn 
D - Rút kinh nghiệm :
...
...............................................................................................................................................
 ‘’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’ 
 ’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’
Soạn :....../....../......
Giảng :....../...../...... Tiết 70 + 71
Kiểm tra tổng hợp cuối kì I
A- Mục tiêu bài học : 
 1, Kiến thức : Bài kiểm tra nhằm đánh giá kiến thức tiếp thu được trong học kì I về các phân môn : Tiếng viết, Văn, Tập làm văn .
 2,Kỹ năng : Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp kiến thức . Kĩ năng làm bài biểu cảm về một tác phẩm văn học . 
 3, Thái độ : Có ý thức tìm hiểu, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức .
B- Các hoạt động dạy học :
 1, ổn định tổ chức :
 2, Kiểm tra : Đề 
I – Phần Văn và Tiếng Việt : ( 3 điểm )
 Câu 1 : Phân biệt : Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm ? ( 1,5 điểm ) 
 Câu 2 : Có ý kiến cho rằng, cụm từ Ta với ta trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan và Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến hoàn toàn chẳng khác gì nhau. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? ( Trình bày ngắn gọn ) ( 1,5 điểm ) 
 II – Làm văn : ( 7 điểm ) 
 Đề : Cảm nghĩ của em về một bài thơ đã học .
 Đáp án - Biểu điểm
I – Phần Văn và Tiếng Việt : 3 điểm 
 Câu 1 : 1,5 điểm 
 - Nêu đúng, đủ khái niệm và lấy ví dụ minh hoạ cho 3 loại từ ( Mỗi loại 0,5 điểm )
 * Từ đồng nghĩa : Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau 
 - Ví dụ : Quả - Trái ; Cần cù – Siêng năng 
 * Từ trái nghĩa : Là những từ có nghĩa trái ngợc nhau
 - Ví dụ : Chăm chỉ – Lời biếng ; Đẹp – Xấu 
 * Từ đồng âm : Là những từ giống nhau về âm thanh nhng nghĩ khác xa nhau, không liên quan gì với nhau 
 - Ví dụ : Từ Kho (Trong từ Kho cá ) với Kho ( trong từ Nhà kho )
 Câu 2 : (1,5 điểm )
 - Khẳng định ý nghĩa của cụm từ Ta với ta trong hai bài thơ hoàn toàn khác nhau 
 (0,5 điểm )
 * Trong bài Qua Đèo Ngang : (0,5 điểm )
 - Ta với ta : Chỉ tác giả với nỗi niềm của chính mình . 
 - ý nghĩa : Nhấn mạnh nỗi buồn, sự cô độc, nhỏ bé của ngời con người trước thiên nhiên bao la, hùng vĩ . 
 * Trong bài Bạn đến chơi nhà : (0,5 - Ta với ta : Chỉ tác giả và người bạn
 - ý nghĩa : Thể hiện sự chan hoà, ấm áp của một tình bạn chân thành, thắm thiết. 
II – Làm văn : ( 7 điểm ) 
 * Nội dung ( 6 điểm ) 
 1, Mở bài : ( 0,5 điểm ) 
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm hoặc khái quát cảm nghĩ về tác phẩm
 2, Thân bài : ( 5 điểm ) Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ cảm xúc do tác phẩm gợi lên + Về nội dung, nghệ thuật
 + Về tác giả (Về đặc điểm sáng tác hoặc về t tởng, tình cảm , thái độ...)
 3, Kết bài : Khẳng định tình cảm , ấn tợng chung về tác phẩm . (0,5 điểm )
 * Hình thức : ( 1 điểm )
 - Làm đúng kiểu bài biểu cảm, bố cục rõ ràng, diễn đạt lu loát 
 - Trình bày sạch sẽ, ít sai chính tả ...

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7- Tap I.doc