Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2011 - 2012

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2011 - 2012

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

 - Học sinh nắm được đặc điểm cụ thể của đề văn biểu cảm, cách làm bài văn biểu cảm .

2. Kỹ năng :

 -Nhận biết đề văn biểu cảm, bước đầu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm.

3. Thái độ :

 - Có thói quen tốt trong cuộc sống bày tỏ t/c của mình với con người, cảnh vật xung quanh

 - Có những tình cảm đúng đắn và bộc lộc tình cảm của mình trước cuộc sống.

 

doc 9 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 682Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 28/9/2011
 Ngày dạy : / /2011
Tiết 25 Đề văn biểu cảm và
 cách làm bài văn biểu cảm
A. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức 
 - Học sinh nắm được đặc điểm cụ thể của đề văn biểu cảm, cách làm bài văn biểu cảm .
2. Kỹ năng : 
 -Nhận biết đề văn biểu cảm, bước đầu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm.
3. Thái độ : 
 - Có thói quen tốt trong cuộc sống bày tỏ t/c của mình với con người, cảnh vật xung quanh
 - Có những tình cảm đúng đắn và bộc lộc tình cảm của mình trước cuộc sống.
B. Chuẩn bị : Bảng phụ 
C. Tổ chức các hoạt động dạy học 
 I. ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ : ? Nêu đặc điểm của bài văn biểu cảm ?
III. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- GV treo bảng phụ
- HS đọc các đề bài 
- Từ ngữ nào trong mỗi đề cho ta biết đối tượng biểu cảm và tình cảm cần thể hiện trong bài làm ?
(cảm nghĩ là gì ?)- cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ : niềm vui, nỗi buồn, nhớ mong ....nghĩ về dòng sông quê- ý nghĩa của nó với mỗi người )
- Đề văn biểu cảm cấu trúc ntn ?
- Em nhận xét gì về đối tượng biểu cảm trong các đề ?
- Em rút kết luận gì về đề văn biểu cảm ?
- Đọc sgk cho biết : để làm bài văn biểu cảm phải trải qua mấy bước ?
- Các bước này có phù hợp với các bước tạo lập văn bản không ? 
- Tìm hiểu đề là làm gì ? 
- Tìm ý bằng cách nào ? 
( em thấy nụ cười của mẹ từ khi nào ? em cảm nhận được những gì từ nụ cười của mẹ ?....)
- Lập dàn ý là làm gì ?
- Diễn đạt ý thành văn như thế nào ?
- Sửa bài ntn ? 
- Vận dung thực hành các bước  với đề trên ? 
Hướng dẫn HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi - SGK
I Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm 
1. Đề văn biểu cảm 
- Đối tượng : dòng sông, đêm trăng, nụ cười, tuổi thơ 
- Tình cảm : cảm nghĩ, vui buồn,yêu
=>- Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong bài làm .
- Cấu trúc đề : 2phần ( đối tượng, tình cảm )
- Đối tượng : phong phú , con người, sự vật...trong c/sống xung quanh ta .
2. Các bước làm bài 
Đề bài : Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ 
- 4 bước 
1. Tìm hiểu đề , tìm ý 
- Xác định đối tượng BC. tình cảm cần thể hiện 
- Hình dung lại đối tượng, đặt đối tượng trong mọi hoàn cảnh, tình huống để. mỗi hoàn cảnh, tình huống mình có cảm xúc như thế nào về đối tượng .
2. Lập dàn ý 
- Sắp xếp các ý thành bố cục 3 phần hợp lí .
3. Viết bài 
- Đối tượng được nói đến ? nội dung muốn thể hiện trong câu ? trong đoạn ?
4. Sửa bài : 
- Sửa lỗi chính tả , lỗi dấu câu...
* Dàn ý tham khảo 
MB : Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ : nụ cười ấm lòng.
TB : Nêu các biểu hiện, sắc thái nụ cười của mẹ
- Nụ cười vui, yêu thương
- Nụ cười khuyến khích
- Nụ cười an ủi
- Những khi vắng nụ cười của mẹ
KB : Lòng yêu thương và kính trọng mẹ
II. Luyện tập 
a- Bài văn thổ lộ t/c tha thiết đối với quê hương An Giang.
- Nhan đề : HS bộc lộ (An Giang quê tôi )
b- Dàn ý :
 MB : Giơí thiệu TY quê hương An Giang
 TB : Biểu hiện tình yêu mến quê hương
-TY quê từ tuổi thơ
- TY quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước.
 KB : TY quê huơng với nhận thức của người từng trải, trưởng thành.
c. Phương thức biểu cảm của bài văn :
 Các câu : tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức
- tôi da diết mong gặp lại
- tôi thèm được 
- tôi tha thiết muốn biết 
- tôi muốn tìm lại 
- ôi quê mẹ nơi nào cũng đẹp
Các điệp khúc : tôi yêu, tôi nhớ 
IV. Hướng dẫn học bài :
 - Học thuộc ghi nhớ , viết MB< 1 đoạn TB,KB cho đề bài trong mục (I.2)
 - Chuản bị bài : Bánh trôi nước
 + T/giả 
 + thể thơ, nội dung. nghệ thuật 
 + Chủ đề ?
D. Đánh giá, điều chỉnh tiết dạy 
................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
 ---------------------------------------------
 Ngày soạn: 28/9/2011
 Ngày dạy : / /2011
Tiết 26 văn bản Bánh trôi Nước 
 Hồ Xuân Hương 
A. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức 
 - HS nắm được những nét chính về tác giả ; vẻ đẹp và thân phạn của người phụ nữ qua bài thơ ; tính đa nghĩa , tính hình tượng của ngôn ngữ trong bài .
 2. Kĩ năng :
 - Nhận biết thể loại của VB; đọc- hiểu, phân tích một bài thơ Nôm Đường luật 
 3. Thái độ : 
 - Trân trọng , đồng cảm với tác giả 
 B. Chuẩn bị 
 Tư liệu về tác giả, tác phẩm 
 C. Tổ chức các hoạt động dạy học 
 I. ổn định tổ chức 
 II. Kiểm tra bài cũ ? Đọc thuộc bài phò giá...và nêu nội dung, nghệ thuật 
 của bài thơ ?
 III. Bài mới 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích. Y/c HS nêu những thông tin ngắn gọn về tác giả. HS trả lời qua SGK và tự tìm hiểu.
Hướng dẫn đọc : chậm, nhấn mạnh thành ngữ và câu cuối
Gọi 2 - 3 HS đọc
Nhận xét - sửa
Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích, nêu cách hiểu một số chú thích. (lưu ý : bánh trôi nước, bảy nổi ba chìm, rắn nát)
? Xác đinh phương thức biểu đạt của văn bản.
? XĐ và nêu đặc điểm thể thơ này.
? Chủ đề của bài thơ là gì
GV kết luận - chốt
T/c cho HS tìm hiều 2 hình ảnh theo các câu hỏi 
 ? Em hiểu ntn về chiếc bánh trôi nước (theo * SGK)
? Bánh trôi nước được miêu tả ntn
? Từ trắng, tròn gợi tích chất nào ở một sự vật
? Hình thể đó của bánh trôi nước được dùng để ám chỉ đối tượng nào, đó là người phụ nữ ntn. 
? Cấu trúc câu thơ vừa ...lại vừa có tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt nội dung.(vừa gợi được vẻ đẹp đa dạng ,hoàn hảo của chiếc bánh và cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ,đồng thời bộc lộ niềm tự hào về thân em)
? Với vẻ đẹp ấy, đáng lẽ người phụ nữ phải được đối xử và đựơc sống một cuộc sống như thế nào (được nâng niu, trân trọng, hưởng hạnh phúc, làm đẹp cho đời)
Dẫn : Nhưng trong xã hội cũ, thân phận người phụ nữ khác nào thân phận của bánh trôi. 
? Câu thơ thứ hai diễn tả chiếc bánh ở quá trình nào ? Hãy miêu tả lại quá trình đó.
? NT nào được sử dụng ở đây, dụng ý nghệ thuật của việc sử dụng đó. (thành ngữ -> tả thực việc luộc bánh, gợi thân phận chìm nổi của người phụ nữ) 
? Từ nước non em hiểu rộng ra là gì ?Từ đó cho em cảm nhận gì về thân phận người phụ nữ (là không gian rộng, hoàn cảnh XH rộng -> người phụ nữ trở nên nhỏ bé)
? Hai câu thơ cuối cho em hiểu gì về cái bánh trôi và số phận,phẩm chất của ngưòi phụ nữ.
? Câu thơ cuối còn bộc lộ thái độ gì của người phụ nữ, tìm từ ngữ chứng tỏ điềuđó (Tự tin vào phẩm hạnh của mình - từ mặc dầu - mà em có t/chất k/định)
? Vậy theo em bài thơ Bánh trôi nước có mấy nghĩa, đó là
 2 nghĩa : nói về bánh trôi nước
 nói về thân phận người phụ nữ trong XH p.k
? Theo em 2 nghĩa trên, nghĩa nào là chính quyết định ý nghĩa toàn bộ bài thơ (HS bộc lộ,GV kết luận nghĩa 2)
? T/c của TG với cuộc đời, thân phận người phụ nữ trong XH cũ.
? Những nét NT tiêu biểu trong bài thơ
Hướng dẫn HS tổng kết giá trị ND-NT của bài thơ.
Y/c HS đọc ghi nhớ.
Hướng dẫn HS làm BT - SGK : Những bài ca dao than thân bắt đầu bằng từ "thân em" :
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng lầy
- Thân em như hạt mưa rào
Hạt sa xuống giếng hạt vào vườn hoa
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân
- Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày
- Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai 
-> mối cảm xúc giữa bài thơ của HXH với các câu hát than thân thuộc ca dao dân ca : mối liên quan gắn bó, tiếp nối trong phạm vi một nguồn cảm xúc nhân đạo chủ nghĩa đối với người phụ nữ.
I. Đọc, tìm hiểu chung tác phẩm
* TG - TP
Hồ Xuân Hương là bà chúa thơ Nôm
TP chủ yếu viết về cuộc đời, thân phận của người phụ nữ.
Mỗi bài thơ thường có hai nghĩa
* Đọc :
* Chú thích :
* Phương thức biểu đạt : BC + TS + MT
* Thể thơ : thất ngôn tứ tuyệt
* Chủ đề: HXH trân trọng vẻ đẹp phẩm chất trong trắng của người phụ nữ đồng thời thông cảm sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
II. Tìm hiểu chi tiết 
H/a bánh trôi nước
H/a người phụ nữ
- Trắng, tròn
-> trong sạch, tinh khiết, hoàn hảo
- Khi luộc : bánh chín thì nổi , chưa chín thì chìm trong nước
-> thành ngữ : Ba chìm, bảy nổi
- Khi làm bánh : rắn, nát do tay người nặn
- Nhân bánh : màu đỏ 
- vẻ đẹp hình thể: 
trắng, tròn, khoẻ mạnh
NT : ẩn dụ
-Thân phận : trôi nổi, bấp bênh, bị vùi dập, xô đẩy.
- Số phận người phụ nữ do người khác định đoạt.
- Phẩm chất thuỷ chung, son sắt, luôn giữ gìn phẩm hạnh.
- Thái độ tự tin : 
-> bài thơ có hai nghĩa :
nói về bánh trôi nước
nói về thân phận người phụ nữ trong XH p.k
-> trân trọng vẻ đẹp,phẩm chất trong trắng,sắt son của người phụ nữ ; sự thương cảm cho cuộc đời, thân phận chìm nổi của họ. 
- NT : h/a ẩn dụ, tượng trưng, dùng T.ngữ,cặp từ hô ứng
III. Tổng kết
IV. Hướng dẫn học bài 
 - Đọc thuộc bài thơ
 - Tìm đọc các bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương
 - Làm hoàn chỉnh BT.
- - Soạn tiết : Quan hệ từ 
D. Đánh giấ, điều chỉnh tiết dạy 
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
 -----------------------------------------
 Ngày soạn: 1/10/2011
 Ngày dạy : / /2011
Tiết 27 Quan hệ từ 
A. Mục tiêu cần đạt 
 1. Kiến thức 
 - Nắm được thế nào là quan hệ từ , các loại quan hệ từ
 - Sử dụng quan hệ từ phù hợp hoàn cảnh giao tiếp và tạo lập VB
2. Kỹ năng
 - Nhận biết quan hệ từ trong câ, phân tích tác dụng của quan hệ từ 
 3. Thái độ 
 - Có ý thức sử dụng QHT phù hợp trong hoàn cảnh giao tiếp.
B. Chuẩn bị 
 Bảng phụ
C. Tổ chức các hoạt động dạy học 
 I. ổn định tổ chức 
 II. Kiểm tra bài cũ ? Các loại đại từ và cách sử dụng ?
III. Bài mới 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
Bảng phụ : VD
Y/c HS đọc
? Hãy xác định quan hệ từ trong các ví dụ .
? Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau
? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ?
HS hoạt động độc lập, trả lời, nxét, bổ sung
GV nhận xét - kết luận
( 
 Kết luận :
? Qua phân tích ví dụ em cho biết quan hệ từ dùng để làm gì?
Bảng phụ : VD
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm :
N1,2 : câu 1 N3,4 : Câu 2,3
(hướng dẫn c1 : Làm trắc nghiệm : GV thêm vào trước mỗi câu ô vuông, câu nào bắt buộc dùng quan hệ từ điền +, không bắt buộc dùng quan hệ từ điền dấu -) 
Các nhóm thảo luận, trình bày, nxét.
GV nxét, phân tích 
 Kết luận
? Từ ptích ngữ liệu hãy rút ra những kết luận về việc sử dụng quan hệ từ
HS trả lời. GV chốt.
GV yêu cầu HS lấy VD ,phân tích
Y/c HS đọc ghi nhớ.
BT1 Hướng dẫn HS làm BT theo nhóm :: GV treo bảng phụ giới thiệu đoạn đầu văn bản "Cổng trường mở ra". Y/c HS tìm quan hệ từ.
GV tổ chức HS làm bài tập đọc lập.
BT2 : Treo bảng phụ đoạn văn, y/c HS điền quan hệ từ thích hợp
 BT3 : GV treo bảng phụ, GV thêm vào trước mỗi câu 
( ), câu nào đúng điền + vào ( ), câu nào sai điền dấu - vào ( ).
BT4 : Viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ
BT 5 :Hai câu có sắc thái biểu cảm khác nhau :Câu1-Tỏ ý khen.Câu 2-Tỏ ý chê.
I. Thế nào là quan hệ từ
a. của : liên kết từ : quan hệ sở hữu
b. như : liên kết từ : quan hệ so sánh
c. bởi  nên : liên kết vế câu với vế câu : quan hệ nguyên nhân và kết quả
và : nối các vị ngữ : quan hệ liệt kê)
d- mà , nhưng
=> Là từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu. so sánh , nhân - quả  giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn.
II. Sử dụng quan hệ từ
câu 1 :
- Câu a, c, e, i : không bắt buộc dùng quan hệ từ
- Câu b, d, g, h : bắt buộc dùng quan hệ từ.
Câu 2 : Y/c HS điền tiếp để hoàn chỉnh cặp quan hệ từ
- Nếu  thì - Vì  nên
- Tuy  nhưng - Hễ  thì  - Sở dĩ  vì
Đặt câu : 
- Có trường hợp bắt buộc sử dụng quan hệ từ nếu không câu đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.
- Không bắt buộc phải sử dụng quan hệ từ.
- Một số quan hệ từ được dùng thành cặp.
III. Luyện tập 
1. QHT : của, với, như, của, và, mà, nhưng, của, nhưng, như
2. với, và,với, với, nếu, thì, và
3. Câu đúng : b,d,g.i,k,l
Câu sai : a,c,e,h
IV. Hướng dẫn họ bài 
 - Học thuộc ghi nhớ
 - Làm BT trong SBTNV
 - Đặt câu có dùng QHT
 - Chuẩn bị bài : Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm 
D. Đánh giá, diều chỉnh tiết dạy 
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
 -----------------------------------------
 Ngày soạn: 2/10/2011
 Ngày dạy : / /201
Tiết 28 : Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm 
A. Mục tiêu cần đạt 
 1. Kiến thức 
 - Nắm vững đặc điểm văn biểu cảm ; nắm vững các thao tác làm văn biểu cảm; biết hình dung tưởng tượng suy nghĩ , cảm xúc trước đối tượng biểu cảm .
 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm 
 3. Thái độ : Rèn luyện tình cảm trong sáng , phù hợp 
B. Chuẩn bị : Chuẩn bị dàn ý ở nhà theo nhóm 
C. Tổ chức các hoạt động dạy học 
 I. ổn đinh lớp 
 II. Kiểm tra bài cũ - Nội dung đề văn biểu cảm và cách làm bài ?
 III. Bài mới 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
Y/c HS nhắc lại các kiến thức đã học về văn bản biểu cảm : đặc điểm. đề văn, các bước làm bài văn biểu cảm.
HS trả lời, GV kết luận. 
GV ghi đề bài lên bảng
? Đề yêu cầu viết về điều gì. Tìm hiểu yêu cầu đề qua các từ ngữ : Loài cây, em, yêu
? Em yêu cây gì, vì sao em yêu cây đó hơn các cây khác.
(đặc điểm của cây, mqh gần gũi giữa cây với đ/s của em, lợi ích của cây đó trong đ/s vật chất và tinh thần)
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm : lập dàn ý cho đề bài
(GV y/c cả lớp viết về cây tre)
Các nhóm thảo luận, trình bày, nxét, bổ sung
MB : Nêu loài cây và lý do mà em yêu thích loài cây đó.
TB : - Các đặc điểm của cây
 - Loài câytrong c/s con người
 - Loài cây trong c/s của em
KB : T/c của em với loài cây đó.
Hướng dẫn HS viết đoạn văn :
N1 : Viết phần MB 
 N6 Viết phần kết bài
 N2,3,4,5 : Viết phần TB
Y/c đại diện nhóm đọc, nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, sửa, biểu dương cố gắng của HS GV chốt
I-Lí thuyết
- Đặc điểm của văn bản biểu cảm
- Đề văn biểu cảm
- Các bước làm bài văn biểu cảm
II. Luyện tập :
Đề bài : Loài cây em yêu
1. Tìm hiểu đề, tìm ý
- Đối tượng : một loài cây
- Tình cảm : yêu
- Lý do em yêu cây đó hơn cây khác.
2. Lập dàn ý
MB : - Tre là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam 
TB : - Tre có mặt khắc mọi nơi trên đất nước Việt Nam và mang những phẩm chất đáng quí
- Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động
- Tre sát cánh với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong công cuộc bảo vệ quê hương đất nước.
- Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.
KB : - Yêu cây tre, luỹ tre làng quê, yêu dáng đứng bền vững 
hiên ngang của đất nước, con người Việt Nam.
3. Viết đoạn văn
IV. Hướng dẫn học bài 
 - Làm hoàn chỉnh bài 
 - Tìm đọc các bài tham khảo
 - Soạn bài : Qua đèo ngang 
D. Đánh giá, điều chỉnh tiết dạy 
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7tuan 7 chuan moidung ngay.doc