Giáo án Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010

Giáo án Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức:

- Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ.

 b) Về kĩ năng:

- Thông qua luyện tập, nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ.

 c) Về thái độ:

- HS có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng văn cảnh.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu liên quan; Soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK và của GV.

 

doc 54 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 761Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
NGỮ VĂN - BÀI 12
Kết quả cần đạt:
 - Thấy được những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cần đạt được trong 2 bài kiểm tra (văn và tiếng Việt). HS nhận thấy những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình.
 - Biết phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.
 - Viết tốt bài tập làm văn số 3 theo yêu cầu biểu cảm.
Ngày soạn:14/11/2009 Ngày giảng:16/11/2009
 Tiết 49. Văn - Tiếng Việt:
 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT.
1. Mục tiêu: Giúp HS:
 a) Về kiến thức:
- Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ.
 b) Về kĩ năng:
- Thông qua luyện tập, nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ.
 c) Về thái độ:
- HS có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng văn cảnh.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu liên quan; Soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK và của GV.
3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức: ( 1′)
 Kiểm tra sĩ số HS: Lớp 7B: ../
 a) Kiểm tra bài cũ: (5 phút) (Miệng).
* Câu hỏi: - Thế nào là quan hệ từ? Cho ví dụ?
 * Đáp án- biểu điểm:
 	- Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.(5 điểm)
- Ví dụ: (5 điểm)
	- Quyển sách này của bạn Trang. 
	- Em đi học bằng xe đạp.
 b) Dạy nội dung bài mới: 
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS: 
	- Thấy được những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cần đạt được trong 2 bài kiểm tra. HS nhận thấy những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình .
	- Giáo dục ý thức ôn tập, kiểm tra tích cực, nghiêm túc.
 II- Chuẩn bị :
 	- GV: Nghiên cứu đáp án, biểu điểm. Chấm bài. Soạn giáo án.
 	- HS: Ôn lại những kiến thức 2 phần văn và tiếng Việt theo yêu cầu của GV.
B. Phần thể hiện trên lớp:
 * Ổn định tổ chức: (1 phút)
 	Kiểm tra sĩ số HS: Lớp 7B:..../18
 I. Kiểm tra bài cũ: 
	(Không kiểm tra)
 II. Dạy bài mới : 
 * Giới thiệu bài : (1 phút)
	Các em vừa làm 2 bài kiểm tra một tiết phân môn văn và tiếng Việt. Bài làm của các em lần này có những ưu điểm gì cần phát huy và còn những tồn tại gì cần khắc phục, Chúng ta cùng xem xét trong tiết trả bài hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG
I. Tìm hiểu đề.
(10 phút)
GV 
- Bảng phụ (có ghi đề 2 bài kiểm tra: Tiết 42 và 46).
1. Đề bài:
a) Phần văn.
b) Tiếng Việt. 
 HS
? TB
 HS
 GV
- Đọc lại đề.
* Hãy xác định yêu cầu của 2 đề bài trên?
- Xác định yêu cầu của đề.
- Ghi tóm tắt những yêu cầu chính lên bảng.
- Cả hai bài kiểm tra đều có hai phần: Trắc nghiệm và tự luận.
2. Yêu cầu:
 Gồm hai phần:
- Trắc nghiệm:
- Tự luận.
 GV
- Hướng dẫn HS trả lời theo từng nội dung:
3. Đáp án - biểu điểm:
PHẦN VĂN
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
S
Câu 1: (2,5 điểm; mỗi câu xác định đúng: 0,25 điểm; phân loại lại đúng mỗi câu: 0,5 điểm):
Đ
A. Sông núi nước nam: Thất ngôn bát cú Thất ngôn tứ tuyệt 
B. Bánh trôi nước: Thất ngôn bát cú 
S
Đ
C. Qua đèo Ngang: Ngũ ngôn tứ tuyệt Thất ngôn bát cú 
Đ
D. Bạn đến chơi nhà: Thất ngôn bát cú 
E. Phò giá về kinh: Ngũ ngôn tứ tuyệt 
Đ
G. Sau phút chia li: Song thất lục bát 
Câu 2: (0,25 điểm)
	Đáp án đúng: (C) Hạ Tri Chương.
Câu 3: (điền đúng mỗi từ thích hợp: 0,25 điểm):
 “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ đã tái hiện bức tranh sinh động về cảnh ngộ đau khổ của bản thân nhà thơ trong cảnh loạn li. Nhưng điều đáng quý nhất là vượt lên trên cảnh ngộ cá nhân, bài thơ đã bộc lộ tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả”.
II. Phần tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (Chép đúng theo yêu cầu: 2 điểm):
QUA ĐÈO NGANG
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Câu 2: 
(1 điểm) a) Ý kiến đó sai. 
(3 điểm) b) Cụm từ “ta với ta) ở mỗi bài có nội dung thể hiện hoàn toàn khác nhau:
	- Trong bài “Qua đèo Ngang” cả hai từ “ta” đều chỉ chính tác giả; bộc lộ nỗi buồn cô đơn, lẻ loi thầm kín trong lòng tác giả giữa cảnh Đèo Ngang bát ngát, hoang sơ, vắng lặng, cô liêu.
	- Trong bài bạn đến chơi nhà”, hai từ “ta” chỉ sự hoà hợp giữa hai con người. Một từ chỉ tác giả, một từ chỉ người bạn của tác giả. Cụm từ ta với ta” chỉ sự hài hoà giữa hai con người trong một tình bạn chan hoà, vui vẻ. Bằng cụm từ này, tác giả khẳng định tình bạn giữa mình với người bạn tri kỉ của ông, đó là một tình bạn trong sáng, thanh khiết, chân thành và cao đẹp.
PHẦN TIẾNG VIỆT
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm: thống kê được đúng mỗi loại từ được 0,5 điểm)
	a) Đại từ: chúng tôi, tôi, đó, nó, em (danh từ dùng như đại từ).
	b) quan hệ từ: của, cho, và, nhưng, vừa, thì.
	c) Từ láy : thỉnh thoảng, khe khẽ, tru tréo.
	d) Từ Hán Việt: Thuỷ, quan tâm.
Câu 2: (1,5 điểm: mỗi ý xác định đúng được 0,5 điểm) 
	a) Từ đồng nghĩa: núi - non
	b) Từ trái nghĩa: im lặng - ồn ào
	c) Từ đồng âm: lợi
	- “lợi” ở dòng thứ hai là tính từ chỉ “lợi ích” (trái với hại)
	- “lợi” ở dòng bốn là danh từ chỉ bộ phận trong khoang miệng gắn liền với răng.	
Câu 3: (0,5 điểm)
	Đáp án đúng là (B) Hễ ... thì ...
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
 - Đặt câu đúng theo yêu cầu, có đủ chủ ngữ, vị ngữ: mỗi câu được 
(1 điểm )
Câu 2: 
 1. HS viết được một đoạn văn theo đúng yêu cầu: (Từ 5 đến 7 câu) có sử dụng từ ghép. (có câu mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn; tập trung thể hiện được ý chủ đề của đoạn; có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn). (3 điểm)
 2. Chỉ ra được từ ghép được sử dụng trong đoạn văn theo đúng yêu cầu. (1 điểm)
 GV
Š Nhận xét bài làm của HS (từng bài):
II. Nhận xét.
(7 phút)
1. Ưu điểm:
- Nhìn chung các em đều xác định được nội dung yêu cầu của từng phần.
- Có ý thức trong học tập => lựa chọn đúng chính xác từng câu hỏi trắc nghiệm (Thảo, May, Ngọc, Kiên,...)
- Phần tự luận: (Cả hai đề) Một số em đã làm bài rất tốt, trình bày sạch, khoa học Š thể hiện ý thức học tập tốt (về nhà có ôn bài, tìm hiểu kĩ vấn đề mà GV đã hướng dẫn, gợi ý, thể hiện qua kết quả bài viết của mình: 
 + Phần văn: Câu 1: Chép đúng yêu cầu, đảm đúng chính tả, dấu câu; Câu 2 bày tỏ đúng ý kiến và có sự lý giải hợp lí, có sức thuyết phục, bám sát nội dung văn bản.
 + Phần tiếng Việt: Các em đã biết cách đặt câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ; Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu, đảm bảo có đủ các phần: mở đoạn, phát triển đoạn, kết thúc đoạn.
- Tiêu biểu như bài của May, Thảo
2. Nhược điểm:
- Còn một số em chưa chuyên cần trong học tập: Không thuộc bài, chưa nắm được nội dung kiến thức cơ bản (xác định các phương án phần trắc nghiệm còn sai); chép chưa chính xác nội dung bài thơ theo yêu cầu (không đúng với văn bản đã học: sai từ).
- Một số em trình bày còn cẩu thả: tẩy xoá nhiều, bẩn.
- Còn một số bài viết mắc lỗi chính tả; diễn đạt lủng củng, không xác định được chủ đề trong đoạn văn cần viết (tiếng Việt): Thuận, Tuấn, Thu.
 GV
- Bảng phụ, ghi sẵn lỗi (tự luận của cả hai bài kiểm tra) Š Đọc và xác định lỗi.
III. Lỗi sai và sửa lỗi.
 (7 phút)
? KH
* Hãy xác định xem trong các đoạn, câu sau, bạn đã mắc phải lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng.
 HS
- Xác định và sửa lỗi theo yêu cầu (có nhận xét, bổ sung):
1. Cụm từ “ta với ta” chỉ sự hoà giải giữa hai tâm hồn đồng cảm.
=> Lỗi: Dùng từ sai: hoà giải 
- Thay từ hoà giải bằng từ hoà hợp.
2. Khảng định tinh thần tình bạn thắm thiết.
=> Lỗi: chính tả và diễn đạt.
- Sửa lại: Khẳng định tình bạn thắm thiết.
........................
GV
- Đọc một số bài tự luận viết tốt để HS nhận xét và tham khảo.
IV. Đọc bài mẫu.
 (7 phút)
V. Trả bài - giải đáp thắc mắc.
(6 Phút).
VI. Lấy điểm.
(5 phút)
* Kết quả:
1. Bài kiểm tra văn:
- Điểm 10: ....................
- Điểm 9:.....................
- Điểm 8: ....................
- Điểm 7: .....................
- Điểm 6: .....................
- Điểm 5: ....................
- Điểm 4:.....................
- Điểm 3: ....................
- Điểm 2: .....................
- Điểm 1: .....................
2. Bài kiểm tiếng Việt:
- Điểm 10: ....................
- Điểm 9:.....................
- Điểm 8: ....................
- Điểm 7: .....................
- Điểm 6: .....................
- Điểm 5: ....................
- Điểm 4:.....................
- Điểm 3: ....................
- Điểm 2: .....................
- Điểm 1: .....................
III- Hướng dẫn HS học ở nhà: (1 phút)
	- Về nhà học thêm những kiến thức còn thiếu hụt thể hiện qua hai bài kiểm tra. Tự rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra sau.
	- Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học theo câu hỏi trong SGK.
============================================
Ngày soạn:15/11/2009 Ngày giảng 17/11/2009 
Tiết 50. Tập làm văn:
 CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
A. Phần chuẩn bị:
 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS
	- Biết trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
	- Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm văn học đã học trong chương trình.
	- Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
 II. Chuẩn bị:
 - GV : Đọc SGK, nghiên cứu SGV. Soạn giáo án.
 - HS : Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.
B. Phần lên lớp:
 * Ổn định tổ chức: (1 phút)
	 Kiểm tra sĩ số: 7B:...../18
 I. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
 	Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
 II. Dạy bài mới: 
 * Giới thiệu bài: (1 phút)
	Trong chương trình ngữ văn phần văn là quan trọng nhất, các em không những cần đọc hiểu văn bản mà còn phải biết phát biểu cảm nghĩ về các tác phẩm văn học đó nữa. Vậy cần trình bày cảm nghĩ về các tác phẩm văn học đó như thế nào? Mời các em cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học: 
(21 phút)
 GV
- Treo bảng phụ ghi bài ca dao.
1. Ví dụ: Bài văn Cảm nghĩ về một bài ca dao.
 HS 
- Đọc liền mạch bài ca dao:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.
 GV
- Gọi HS đọc bài văn Cảm nghĩ về một bài ca dao. Yêu cầu mỗi em đọc một đoạn. Chú ý đọc đúng, diễn cảm. 
? KH 
* Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách nào?
- Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng suy ngẫm về các hình ảnh chi tiết của bài ca dao đó . Đây là bài văn hồi tưởng. Nhà văn đã hồi tưởng lại những cảm xúc của mình khi đọc bài ca dao và những ấn tượng do bài ca dao g ... a dao ngắt nhịp như thế nào?
 HS
- 2/2/2 
- 4/4 Nhịp chẵn
- 2/2/2
- 2/2/2/2
? TB
 GV
* Từ việc nắm vững các kí hiệu về thanh điệu và vần, hãy điền các kí hiệu B - T - V vào các ô ở bên dưới ứng với mỗi tiếng của bài ca dao?
- Treo bảng phụ có đánh số tiếng, câu theo thứ tự (giống mô hình mô hình trong SGK, vần tiếng 6 câu 6 thẳng với vần tiếng 6 câu 8 để HS nhận diện)
Anh
đi
anh
nhớ
quê
nhà
B
B
B
T
B
BV
Nhớ
canh
rau
muống
nhớ
cà
dầm
tương
T
B
B
T
T
BV
B
BV
Nhớ 
ai
dãi
nắng
dầm
sương
T
B
T
T
B
BV
Nhớ 
ai
tát
nước
bên 
đường
hôm 
nao
T
B
T
T
B
BV
B
B
 Tiếng
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
1
B
B
B
T
B
BV
2
T
B
B
T
T
BV
B
BV
3
T
B
T
T
B
BV
4
T
B
T
T
B
BV
B
B
? KH
* Căn cứ vào kí hiệu đã điền, em hãy nhận xét sự tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 trong câu 8?
 HS
 GV
- Tiếng thứ 6 và 8 trong câu 8 đều là thanh bằng nhưng không trùng dấu: huyền - không (Trái nhau về âm vực: thấp - cao).
- Trong tiếng Việt nhóm âm vực cao được gọi là nhóm bổng, gồm có: sắc, hỏi, không (ngang); nhóm âm vực thấp được gọi là nhóm trầm gồm có: huyền, ngã, nặng.
? TB
* Về cách gieo vần cũng như luật bằng trắc trong bài thơ có gì đáng chú ý?
 HS
- Gieo vần bằng (B), vần chân và vần lưng (một thứ vần độc đáo của thể thơ dân tộc: tên gọi gắn với hai bộ phân của cơ thể con người: chân (phần cuối) - lưng (phần giữa):
+ Tiếng thứ 6 câu 6 vần với tiếng thứ 6 câu 8
+ Tiếng thứ 8 câu 8 vần với tiếng thứ 6 câu 6 tiếp theo.
- Luật B - T trong thơ lục bát: Các tiếng lẻ: 1, 3, 5, 7 không theo luật; Các tiếng chẵn được viết theo luật (Viết theo nguyên tắc đối lập thanh điệu giữa các tiếng, và thường bắt đầu bằng thanh bằng: tiếng thứ hai thanh bằng - tiếng thứ tư thanh trắc. Lưu ý, ở dòng bát có chứa cả hai vần bằng (tiếng 6 và tiếng 8), nhưng hai thanh bằng đó vẫn đối nhau về thanh điệu thuộc hai âm vực khác nhau: thanh huyền (trầm) - thanh ngang (bổng).
 GV
- Bài ca dao trên thể hiện rất rõ đặc điểm của thơ lục bát (về thanh điệu, về vần, nhịp). Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ (trong câu lục, tiếng thứ 2 thanh trắc thì tiếng thứ 4 là thanh bằng; trong câu bát tiếng thứ 6 là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 là thanh huyền (trầm), Ví dụ:
- Khi tựa gối, khi cúi đầu,
Khi vò chín khúc, khi trau đôi mày.
 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
=> tiếng thứ hai là thanh trắc (tựa), tiếng thứ tư là thanh bằng (khi).
- Nhịp của câu 6 là nhịp lẻ: 3/3
- Vẳng nghe tiếng ếch bên tai,
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
 (Tú Xương, Sông Lấp)
- Câu 8: tiếng 6 là thanh ngang (bổng) (ai), tiếng thứ 8 là thanh huyền (trầm) (đò).
- Ngoài ra còn có những dạng biến thể khác. Sau này có dịp chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn.
? KH
* Như vậy, qua việc phân tích, tìm hiểu ví dụ, em có nhận xét gì về luật thơ lục bát?
 HS
- Trình bày.
- Khái quát và chốt nội dung bài học:
2. Bài học:
 HS
- Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam.
- Luật thơ lục bát thể hiện tập trung ở khổ thơ lục bát gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng sắp xếp theo mô hình sau đây (B: bằng; T: trắc; V: vần; chưa tính đến dạng biến thể và ngoại lệ):
 Tiếng
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
6
-
B
-
T
-
BV
8
-
B
-
T
-
BV
-
BV
Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5 không bắt buộc theo luật bằng trắc - trong bảng đánh dấu (-). Tiếng thứ hai thường là thanh bằng. tiếng thứ tư thường là thanh trắc ( nhưng có khi ngoại lệ tiếng thứ hai là thanh trắc thì tiếng thứ tư sẽ đổi thành thanh bằng). Trong câu 8, nếu tiếng thứ sáu là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ tám phải là thanh huyền (trầm). Ngược lại cũng vậy. 
- Đọc: * Ghi nhớ: (SGK,T.156).
* Luyện tập tiết 1:
? BT
* Em hãy tìm một bài thơ hoặc một bài ca dao được làm theo thể lục bát? Chỉ rõ luật B - T cũng như cách gieo vần trong bài thơ?
 HS
 GV
- Tìm và thực hiện theo yêu cầu. Ví dụ:
Anh em nào phải người xa,
 B B B T B BV
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
 B B T T T BV B BV
Yêu nhau như thể tay chân,
 B B B T B BV
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.
 B B B T B BV B B
- Nhận xét, chữa bổ sung.
III. Hướng dẫn học bài ở nhà:
 - Xem lại bài, nắm chắc đặc điểm thơ lục bát.
 - Chuẩn bị: (Tiết 2) Luyện tập làm thơ lục bát (Xem trước các bài tập trong SGK và SBT).
=================================
Ngày soạn: 03/12/ 09 Ngày dạy:05/12/ 09 
 Tiết 60. Tập làm văn:
 LÀM THƠ LỤC BÁT (TIẾP)
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: 
 - Giúp học sinh tiếp tục nắm chắc luật thơ lục bát.
 - Vận dụng kiến thức hoàn thiện, sửa lỗi trong câu thơ sai vần và tạo được những vần thơ có h/a.
 II. Chuẩn bị:
	- GV: Nghiên cứu SGK, SGV; soạn giáo án.
	- Đọc và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên (Xem lại quy ước về âm tiết thanh điệu; luật B - T đã được giới thiệu trong thơ Đường).
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * ổn định tổ chức:
	Sĩ số: lớp 7B......./18
 I. Kiểm tra:
	HS1:	? Luật thơ lục bát có những đặc điểm gì?
	HS2: Hãy xác định thanh điệu theo kí hiệu B, T, V vào bài ca dao sau và cho biết bài ca dao được gieo vần gì? chỉ rõ mối tương quan thanh điệu giữa tiếng 6 và tiếng 8 trong câu 8:
 Anh em nào phải người xa,
 B B B T B BV
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
 B B T T T BV B BV
Yêu nhau như thể tay chân,
 B B B T B BV
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.
 B B B T B BV B B
(1 điểm) - Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam.
(4 điểm) - Luật thơ lục bát thể hiện tập trung ở khổ thơ lục bát gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng, tiếng thứ 6 của câu 6 vần với tiếng thứ 6 của câu 8, tiếng thứ 8 của câu 8 vần với tiếng thứ 6 của câu 6 tiếp theo (cứ như vậy cho đến hết bài).
(5 điểm) - Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 không bắt buộc theo luật bằng trắc. Tiếng thứ hai thường là thanh bằng. tiếng thứ tư thường là thanh trắc (nhưng có khi ngoại lệ tiếng thứ hai là thanh trắc thì tiếng thứ tư sẽ đổi thành thanh bằng). Trong câu 8, nếu tiếng thứ sáu là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ tám phải là thanh huyền (trầm). Ngược lại cũng vậy. 
 II. Bài mới: 
* Giới thiệu: Trong tiết học trước, các em đã nắm được đặc điểm của thơ lục bát, trong tiết học này, chúng ta sẽ cùng vận dụng kiến thức về thơ lục bát để luyện.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 HS
BT1
- Đọc yêu cầu BT 1 (T.157):
* Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao. Điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật. Cho biết vì sao em điền các từ đó (về ý và vần).
1. Bài tập 1: (T.157) 
 GV
- Để làm được bài tập này, các em cần chú ý nắm chắc luật thơ lục bát, xác định vần ở tiếng thứ 6 câu sáu để điền cho đúng. Bài tập yêu cầu điền thêm vào phần khuyết của một cặp câu thơ lục bát theo đúng luật.
- Sau đây, cô mời 3 bạn lên bảng, mỗi bạn làm một cặp câu. Các em ở dưới cùng suy nghĩ và theo dõi kết quả của bạn để bổ sung.
 HS
- Lên bảng điền theo yêu cầu (xác định thanh điệu của câu cho sẵn sau đó thực hiện yêu cầu của bài tập; chỉ rõ vần nhịp).
- Về chỗ, trình bày lý do vì sao điền những từ ngữ đó.
 GV
- Cùng HS nhận xét chữa: 
- 2 câu đầu đều là câu khởi dầu ý khuyên răn, khích lệ. - - Câu thứ nhất: Về vần là vần (a), vần (ên).
- Về thanh: (câu 8) mà là thanh huyền (trầm) đối với mong thanh ngang (bổng).
=> điền từ ở nhà hay hơn; mang tính biểu cảm,...
* Các câu sau GV cũng hướng dẫn học sinh nhận xét tương tự: (về vần, nhịp, thanh điệu đã đúng chưa?).
- Câu c là một câu miêu tả, do đó kế tiếp chúng ta nên có một câu ứng với ý của câu trước (vần nhịp, thanh điệu cũng cần phải đảm bảo đúng luật thơ lục bát: tiếng 2 - 4; 6 - 8 trong câu bát).
- Em ơi đi học đường xa
Cố học cho giỏi kẻo mà (ở nhà, nhớ là) mẹ mong.
- Anh ơi phấn đấu cho bền
Mỗi năm mỗi lớp mới nên con người (làm nền mai sau)
- Ngoài vườn ríu rít tiếng chim 
- Lao xao ong bướm đi tìm mật hoa.
- Chích bông chăm chỉ đi tìm mồi ăn.
- Rủ nhau ca hát cùng tìm bắt sâu.
 HS
- Đọc yêu cầu bài tập:
* Cho biết các câu lục bát sau sai ở đâu và sửa lại cho đúng luật.
2. Bài tập 2:(T.157).
 GV
- Ghi hai câu lục bát lên bảng, yêu cầu HS đứng tại chỗ xác định thanh điệu và chỉ ra chỗ sai.
1. Sai: vần ở tiếng 6 câu bát chưa đúng luật. Tiếng 6 câu lục là vần oai thì tiếng 6 câu bát cũng phải là vần oai, 
- Ý: liệt kê các loại quả trong vườn nên thay bằng từ xoài là hợp ý, vừa đúng ý, vừa đúng vần theo luật; tiếng 6 câu 8: xoài thanh huyền - âm vực thấp (nhóm trầm), na thanh ngang - âm vực cao (nhóm bổng).
a) Vườn em cây quý đủ loài
Có cam, có quýt, có bòng, có na.
- Sai: vần của tiếng 6 câu bát chưa đúng luật. 
- Sửa lại: Thay từ bòng bằng từ xoài (hợp vần với tiếng 6 câu lục):
Vườn em cây quý đủ loài
Có cam, có quýt, có xoài, có na.
b) Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu tiến lên hàng đầu.
- Sai: vần của tiếng 6 câu bát chưa đúng luật. 
- Sửa lại: thay 4 tiếng cuối, trong đó tiếng 6 câu 8 là vần anh:
 + trở thành trò ngoan
 + trở thành đội viên (Đoàn viên):
Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu trở thành trò 
ngoan.
- Có thể sửa câu lục: 
 Thiếu nhi là tuổi thần tiên
Chúng em phấn đấu tiến lên hàng đầu.
 GV
- Từ gợi ý của bài tập 3 (T.157), chúng ta sẽ cùng tập làm bài thơ lục bát đúng luật. ít nhất phải là 4 câu.
- Một điều mà các em cần lưu ý, là để làm được thơ lục bát hay thì câu thơ phải có hình ảnh, có hồn. 
3. Bài tập 3:(T.157).
- Với yêu cầu này cô sẽ chia lớp thành bốn nhóm để các em trao đổi thống nhất viết thành một bài thơ lục theo đúng yêu cầu: 
+ N1: dãy bàn bên ngoài: Bạn Kiên làm nhóm trưởng.
+ N2: Dãy bàn thứ 2: Bạn Thảo làm nhóm trưởng.
+ N3: Dãy bàn thứ 3: Bạn May làm nhóm trưởng.
+ N4: Dãy bàn thứ 4: Bạn Ngọc làm nhóm trưởng.
- Các nhóm thảo luận với hình thức cụ thể như sau: Nhóm trưởng sẽ chọn đề tài, sau đó các thành viên trong nhóm cùng suy nghĩ để viết từng câu theo yêu cầu của nhóm trưởng. (thời gian cho các em suy nghĩ và làm theo nhóm là 4 phút). Mời các em về nhóm của mình.
 HS
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
 GV
- Cùng HS theo dõi và nhận xét, (vần, nhịp, thanh điệu, mối tương quan thanh điệu giữa tiếng 6 và tiếng 8 trong câu 8) Š chữa hoàn chỉnh.
- Nhận xét, đánh giá kết quả, cho điểm động viên.
Ví dụ: 
Trường em Tô Hiệu Sơn La
 B B B T B Bv
Dưới chân đồi Pháo ngân nga tháng ngày
 T B B T B Bv T Bv
Lời cô ấm áp dâng đầy
 T B T T B Bv
Em luôn ghi nhớ ơn thầy ơn cô.
 B B B T B Bv B
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Nắm chắc đặc điểm thể thơ. Vận dụng sáng thơ lục bát, làm tiếp những câu lục bát mà các em đang làm thành một bài thơ hoàn chỉnh và các em về đặt tên cho bài thơ mình làm.
- Sưu tầm thơ lục bát. Cảm nhận, học tập cách diễn đạt.
- Chuẩn bị bài: Chuẩn mực sử dụng từ.
=========================

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 Tu Tiet 49 den 60.doc