Giáo án Ngữ văn 7 tiết 1, 2, 3

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 1, 2, 3

 NGỮ VĂN 7

Ngày soạn: Tiết 1

Ngay dạy: Văn bản: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

7A1: . (Lý Lan)

7A2: .

I. Mức độ cần đạt:

- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường.

- Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em- tương lai nhân loại.

- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.

1.Kiến thức:

- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thếu niên, nhi đồng.

- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.

 

doc 17 trang Người đăng vultt Lượt xem 923Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 1, 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NGỮ VĂN 7 – Năm học 2010 - 2011
Ngày soạn: Tiết 1 
Ngay dạy: Văn bản: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
7A1:... (Lý Lan)
7A2:..
I. Mức độ cần đạt:
- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường.
- Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em- tương lai nhân loại.
- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng. 
1.Kiến thức:
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thếu niên, nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
3.Thái độ:
- Cảm nhận và thấm thía những hình ảnh thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
II. Chuẩn bị: 
1. GV: giáo án, tham khảo tài liệu liên quan, tranh, bảng phụ.
2. HS: Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
3. Phương pháp dạy học: Phương pháp thuyết giảng, bình giảng, đọc biểu cảm sáng tạo.
III. Tiến trình:
1/ Ổn định lớp: 7A1:... 
 7A2:..
2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra SGK, vở BT, vở ghi bài học.
 3/ Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động
của Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm, phân tích
Thời gian: 2p
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản:
Mục tiêu: HS nắm được xuất xứ, phương thức biểu đạt của bài.
Phương pháp: vấn đáp tái hiện thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ.
Thời gian: 8p
- GV hướng dẫn cách đọc văn bản: Đọc rõ ràng, diễn cảm để thấy được tâm trạng của người mẹ.
- GV đọc mẫu.
- 2 HS đọc tiếp.
I. Tìm hiểu chung.
H. GD có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của thế hệ trẻ? Ở VN nói riêng?
- HS trả lời.
- GD có vai trò to lớn với sự phát triển của XH.
- Ở VN ngày nay GD đã trở thành sự nghiệp của toàn XH.
H/ Theo em văn bản này thuộc văn bản gì ?
- Văn bản nhật dụng. 
- HS trả lời.
- Là văn bản nhật dụng đề cập tới những mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và trẻ em.
H/ Em hãy tóm tắt văn bản bằng vài câu ngắn gọn. Bài văn viết về việc gì? 
- Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong một đêm không ngủ trước ngày khai trường để vào lớp 1 của con.
- GV gọi HS đọc chú thích *
- HS trả lời.
 *Chú thích: Sgk.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết:
Mục tiêu: HS nắm được những tình cảm của người mẹ và tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
Phương pháp: vấn đáp, tái hiện nêu và giải quyết vấn đề,úo sánh đối chiếu.
Thời gian: 20p
I. Tìm hiểu chi tiết:
H. Đêm trước ngày khai trường của con, người mẹ làm gì và tâm trạng như thế nào? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào?
- Mẹ không ngủ được; Cụm từ không ngủ được lặp 5 lần
- Mẹ ngắm nhìn con ngủ, săn sóc giấc ngủ cho con và chuẩn bị các thứ cho con đến trường.
- Mẹ bâng khuâng, xao xuyến trước những suy nghĩ những hồi ức về đứa con mai sẽ đến trường.
-Con: gương mặt thanh thoát, ngủ say như uống ly sữa, ăn cái kẹo, tựa ngiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở thỉnh thoảng chúm lại. Giúp mẹ dọn đồ chơi, háo hức về ngày mai thức dạy cho kịp giờ
- HS trả lời.
1. Những tình cảm dịu ngọt mẹ dành cho con:
H. Vậy những tình cảm của mẹ dành cho con là những tình cảm như thế nào?
- HS trả lời.
+ Trìu mến quan sát những việc làm của cậu học trò ngày mai và lớp Một.
+ Vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho ngày mai đến trường
H/ Ở đây tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
(Tương phản)
- HS trả lời.
H. Tại sao người mẹ trằn trọc không ngủ được?
* Mẹ không ngủ được vì lý do sau:
+ Mẹ cứ miên man suy nghĩ về đứa con mình.
+ Nôn nao nghĩ về ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ. (Kí ức tuổi thơ của mẹ trỗi dậy)
+ Người mẹ nghĩ về ngày khai trường ở nước Nhật
+ Cuối cùng người mẹ không ngủ được vì đang nghĩ đến việc phải làm ngày mai
H. Hình ảnh đứa con được tác giả khắc hoạ với những nét tính cách nào?
- Thơ ngây hồn nhiên, nhạy cảm.
- Ngoan biết vâng lời mẹ.
- HS trả lời.
2. Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được:
H. Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được?
- HS trả lời.
- Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự có ý nghĩa
- Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm, không thể nào quên của bản thân về ngày đầu tiên đi học.
- Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, suy nghĩ về vai trò giáo dục đối với thế hệ tương lai.
H/ Trong văn bản này, người mẹ đang tâm sự với ai?
- Mẹ không trực tiếp nói với con và cũng không trực tiếp nói với ai. Mẹ nhìn con ngủ như đang tâm sự với con nhưng thực ra đang nói với chính mình.
- HS trả lời.
H/ Cách viết này có tác dụng gì?
- Tg để nhân vật tự giãi bày cảm xúc, làm nổi bật tâm trạng, những điều sâu kín trong tâm tư tình cảm của người mẹ mà lời đối thoại trực tiếp khó có thể làm được. 
- HS trả lời.
H/ Những câu văn nào nói về vai trò và tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
(Ai cũng biết rằng ... Sau này. )
- HS trả lời.
H. Người mẹ trong câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
- Rất mực thương con.
- Hiểu con mình.
- Hiểu biết sâu sắc những vấn đề XH.
- HS trả lời.
H/ Kết thúc bài văn người mẹ nói: “ Bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” Em hiểu thế giới kì diệu ấy là gì?
– GV nhận xét.
* Nhà trường đã mang lại cho em những gì về tri thức, tình cảm tư tưởng, đạo lý, tình bạn, tình thầy trò ... Thế giới của những niềm vui, hi vọng nhưng cũng không ít nỗi buồn và những vấp ngã khiến ta phải nhớ suốt đời. Nhà trường là tất cả tuổi trẻ của mỗi con người.
- HS phát biểu.
Hoạt động 4: Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài.
Mục tiêu: HS khái quát kiến thức.
Phương pháp: Khái quát hoá.
Thời gian: 6p
GV chốt nội dung cơ bản.
H. Vậy toàn văn bản tác giả sử dụng NT như thế nào?
H. Nêu ý nghĩa của văn bản?
- HS trả lời.
- HS ghi nhớ.
III. Tổng kết:
Nội dung:
Nghệ thuật:
- Lựa chọn hình thức tự bộc bạch như những dòng nhật kí của ngời mẹ nói với con.
- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
3. Ý nghĩa văn bản.
- Thể hiện tấm lòng, tình cảm
của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
Hoạt động 5: Liên hệ thực tế
Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức vào thực tiễn.
Phương pháp: So sánh đối chiếu.
Thời gian: 7p
H. Tìm hiểu văn bản này trong những ngày đầu năm học mới, em hiểu thêm được điều gì mới mẻ cho bản thân?Theo em, thế giới kì diệu sẽ mở ra khi bước qua cánh cổng trường mà người mẹ nói là thế giới gì?
- Phải biết rung động, trân trọng những thời khắc đáng nhớ trong cuộc đời mình. Biết yêu thương những người đã yêu thương mình
- Đó là thế giới tri thức, của những tình cảm cao đẹp, của ước mơ và khát vọng, của niềm vui nỗi buồn.gắn liền với tuổi thơ của mỗi người.
H. Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao?
- HS trả lời.
- Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời.
Hoạt động 6: Hướng dẫn học sinh học học ở nhà.
Thời gian: 2p
Học để nắm được nội dung nghệ thuật ý nghĩa và hình thức trình bày của của văn bản.
Viết một đoạn văn về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường của em.
Soạn bài Mẹ tôi.
IV. Rút kinh nghiệm:
Nội dung:
Phương pháp:
Thời gian:..
 *********************************
Ngày soạn: Tiết 2 
Ngày day: Văn bản: MẸ TÔI
 (Trích Những tấm lòng cao cả - ÉT-MÔN-ĐÔ ĐƠ A-XI-MI)
7A1:. 
7A2:. 
I. Mức độ cần đạt:
 Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người.
II. Trọng tâm kiến thức:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả.
- Cách GD vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản dưới hình thức một bức thư.
- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả của bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
3. Thái độ:
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
II. Chuẩn bị: 
1.Giáo viên: Tài liệu tham khảo, tranh, giáo án; Tìm một số bài thơ, ca dao nói về mẹ.
2. Học sinh: soạn bài, SGK.
3. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, bình giảng, phân tích, đọc biểu cảm sáng tạo.
III. Tiến trình:
1/ Ổn định lớp: 7A1:.. 
 7A2:...
2/ Kiểm tra bài cũ:
H. Đọc một đoạn trong văn bản. (4đ). 
 Qua văn bản em đã cảm nhận được điều gì. (6đ)
Hiểu thêm về tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
- Nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động 
của trò 
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm, phân tích
Thời gian: 2p
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản:
Mục tiêu: HS nắm được xuất xứ, phương thức biểu đạt của bài.
Phương pháp: vấn đáp tái hiện thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ.
Thời gian: 8p
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
H. Em hãy nêu những nét sơ lược về nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi? Và văn bản?
- Là văn bản được dịch ra nhiều thứ tiếng và được xem là tác phẩm có kỉ lục về xuất bản trên thế giới.
- GV hướng dẫn cách đọc: đọc rõ ràng, diễn cảm thể hiện tâm tư tình cảm đau buồn của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng của ông đối với vợ.
- GV đọc mẫu.
- Nhận xét cách đọc.
- Giải thích: lễ độ, hối hận, quằn quại, hổn hển.
H/ Văn bản được viết theo thể văn gì?
 - Một bức thư.
- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS đọc tiếp theo.
- HS giải thích.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (1846 – 1908) là nhà văn I-ta-li-a
2. Tác phẩm: Những tấm lòng cao cả là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Cuốn sách có nhiều mẩu chuyện nhỏ có ý nghĩa GD sâu sắc, trong đó nhân vật trung tâm là một thiếu niên, được viết bằng một giọng văn hồn nhiên, trong sáng.
- HS trả lời 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết:
Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân của người bố viết thư và suy nghĩ của nhân vật En-ri-cô.
Phương pháp: vấn đáp, tái hiện nêu và giải quyết vấn đề,úo sánh đối chiếu.
Thời gian: 20p
II. Tìm hiểu chi tiết.
H/ Vì sao ... n bản.
Soạn bài Từ ghép.
IV. Rút kinh nghiệm:
...
..
...
- GV hướng dẫn cách đọc: đọc rõ ràng, diễn cảm thể hiện tâm tư tình cảm đau buồn của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng của ông đối với vợ.
- GV đọc mẫu- HS đọc tiếp theo.
- Nhận xét cách đọc.
- Cho biết vài nét về tác giả bài văn.
- Giải thích: lễ độ, hối hận, quằn quại, hổn hển.
 Tìm hiểu văn bản.
H/ Vì sao người bố viết thư gửi cho En-ri-Cô.
- Bố muốn cảnh cáo vì hành động thiếu lễ độ của En-ri-Cô đối với mẹ.
H/ Em hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết thể hiện thái độ của người bố?
- Thái độ đó được thể hiện rõ qua lời lẽ mà ông viết trong bức thư gửi En-ri-Cô. - 1HS đọc đoạn “Trước mặt cô giáo... cứu sống con.”, “Từ nay... của con được.”
- HS trả lời - Nhận xét.
- GV chốt ý:
+ “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”--> người bố buồn bã, đau đớn.
+ Nhớ tới điều ấy , bố không thể nén được cơn tức giận --> người bố tức giận.
+ “Con phải xin lỗi mẹ”, “Con đừng hôn bố ... bố sẽ ... của con được” --> người bố nghiêm khắc với En-ri-Cô.
H. Em thấy thái độ của người bố đối với En-ri-Cô như thế nào?
H/ Mẹ của En-ri-Cô là người như thế nào? Tình cảm của bà dành cho En-ri-Cô ra sao.
 - Chúng ta tìm hiểu mục 2.
H/ Tìm những chi tiết trong bài văn cho thấy tình cảm của người mẹ dành cho En-ri-Cô?
- Mẹ đã thức suốt đêm, quằn quại vì lo sợ, khóc nức nở, bỏ hết một năm hạnh phúc ... cứu sống con.
H/ Qua đó em hiểu được mẹ của En-ri-Cô là người như thế nào?
H/ Khi đọc bức thư của bố, thái độ của En-ri-Cô như thế nào?
Xúc động.
H/ En-ri-Cô xúc động vì những lí do nào?
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo câu hỏi SGK rồi sau đó chọn những ý đúng.
- Học sinh trình bày ý kiến của các nhóm.
- Giáo viên nhận xét – chốt ý. ( a, c, d ).
H/ Tại sao người bố không trực tiếp nói với En-ri-Cô mà lại viết thư?
- Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo nhiều khi không nói trực tiếp được. Viết thư là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng --> Đây là bài học về cách ứng xử trong gia đình, ở trường và ngoài xã hội.
H/ Văn bản được viết theo thể văn gì?
Đơn từ - một bức thư.
H/ Tại sao tác giả lấy nhan đề là “Mẹ tôi”?
Gợi ý: Nội dung bức thư đề cập đến chuyện xảy ra giữa ai với ai? Mục đích của người viết thư là gì? Người bố viết thư chính là để giáo dục con có thái độ và tình cảm kính yêu, biết ơn đối với mẹ.
H/ Qua bức thư này người bố đã khuyên con điều gì?
Ghi nhớ SGK.
I/ Đọc – tìm hiểu chung:
1. Đọc.
2. Chú thích.
*Tác giả: Ét-môn-đô-đơ-A-mi-Xi. (1846-1908) là nhà văn Ý.
*Tác phẩm:
II/ Phân tích:
1. Thái độ của người bố đối với En-ri-Cô:
- Người bố buồn bã, đau đớn, tức giận và nghiêm khắc với En-ri-Cô.
2. Tình cảm của mẹ dành cho En-ri-Cô:
- Thức suốt đêm để săn sóc, lo lắng cho con.
- Có thể đi xin ăn để nuôi con.
- Hi sinh cả tính mạng để cứu sống con.
=> Là người mẹ hết lòng yêu thương con.
3. Thái độ của En-ri-Cô.
- En-ri-Cô vô cùng xúc động khi đọc thư bố vì:
+ Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-Cô.
+ Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.
+ Những lời rất chân tình và sâu sắc của bố.
*Ghi nhớ SGK/ 12
4/ Củng cố và luyện tập:
H. Qua văn bản “Mẹ tôi” tác giả muốn nhắc nhở, khuyên nhủ em điều gì?
5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Đọc kĩ văn bản nhiều lần.
Học thuộc lòng ghi nhớ và bài học.
Soạn bài: “Cuộc chia tay của những con búp bê”
IV/ Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Ngày dạy: Tiết 3
7A1 TỪ GHÉP 
7A2
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
Hiểu được ý nghĩa của hai loại từ ghép.
Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Kĩ năng:
Vận dụng giải một số bài tập có liên quan đến từ ghép.
Thái độ:
Hiểu các loại từ ghép, nghĩa của từ ghép.
Vận dụng đúng các loại từ ghép khi nói, viết.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tài liệu tham khảo, các ví dụ, giáo án, bảng phụ.
Học sinh: Ôn lại kiến thức có liên quan, vở soạn bài.
Phương pháp dạy học: Phương pháp qui nạp, thảo luận nhóm-đôi bạn.
II.Tiến trình:
1. Ổn định lớp: 7A1
 7A2
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra VBT, SGK, vở soạn bài.
H. Nêu Kn từ đơn, từ ghép, từ láy ở lớp 6? Với mỗi loại cho một VD.
3. Bài mới:
 Các em đã được học sơ lược về từ ghép ở các lớp 5,6. Biết định nghĩa được từ ghép, phân biệt từ ghép với từ đơn, từ láy, phân loại giữa từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại. Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu kĩ hơn về từ ghép đó là: Tìm hiểu về cấu tạo và ý nghĩa của các lọai từ ghép.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung 
H/ Ở lớp 6 các em đã tìm hiểu về khái niệm từ ghép. Em hãy nhắc lại từ ghép đã học là gì?
- Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
*Các lọai từ ghép.
- Giáo viên treo bảng phụ đã ghi VD lên bảng.
- Học sinh đọc VD.
H/ Trong các từ ghép “Bà ngoại”, “Thơm phức” tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính?
- Bà ngoại: 
Bà – tiếng chính; 
Ngoại – tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
- Thơm phức: 
Thơm – tiếng chính; 
Phức – tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
H/ Như vậy từ ghép “Bà ngoại” và “Thơm phức” ta gọi là từ ghép gì?
Từ ghép chính phụ.
H/ Từ ghép chính phụ được cấu tạo như thế nào?
Có tiếng chính và tiếng phụ 
H/ Các em có nhận xét gì về vị trí của các tiếng chính phụ trong từ ghép?
Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
H/ Tìm thêm các tiếng phụ để tạo thành từ ghép chính phụ?
 Bút ... Ăn ...
Thước ... Trắng ...
Bút chì, thước kẻ, ăn cơm, trắng toát.
*Lưu ý: Từ ghép chính phụ có thể có một tiếng chính và nhiều tiếng phụ.
Ví dụ: Than tổ ong, máy hơi nước, cá đuôi cờ.
Học sinh đọc VD mục 2 SGK/ 14.
H/ Các tiếng trong hai từ ghép “quần áo”, “trầm bổng” ở VD trên có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?
- Không, mỗi tiếng đều có nghĩa bình đẳng về mặt ngữ pháp.
H/ Hãy nêu cấu tạo của từ ghép đẳng lập?
- Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp, không phân ra tiếng chính, tiếng phụ.
H/ Tìm thêm tiếng để tạo thành từ ghép đẳng lập?
Núi < Ham <
Mặt < Học <
Núi đồi, núi non; Ham muốn, ham mê; Mặt mày, mặt mũi; Học hỏi, học hành.
H/ Vậy có mấy loại từ ghép?
H/ Nêu cấu tạo mỗi loại từ ghép.
Học sinh trả lời theo ghi nhớ SGK.
Nghĩa của từ ghép.
Học sinh thảo luận đôi bạn.
+ So sánh nghĩa của từ “bà ngoại” với từ “bà”.
+ So sánh nghĩa của từ “quần áo” với mỗi từ “quần”, “áo”.
(Gợi ý tìm hiểu nghĩa của từng từ rồi so sánh).
Giáo viên chốt ý.
Bà: người đàn bà sinh ra cha hoặc mẹ, những người cao tuổi.
Bà ngoại: người đàn bà sinh ra mẹ.
---> từ bà có nghĩa rộng hơn từ bà ngoại.
H/ Tìm thêm vài từ ghép có tiếng bà?
- Bà nội, bà dì, bà cô ...
H/ Từ ghép chính phụ có tính chất gì?
Phân nghĩa.
H/ Vậy từ ghép đẳng lập có tính chất gì?
Hợp nghĩa.
H/ Em hãy nêu tính chất của mỗi loại từ ghép?
- Quần : trang phục mặc phía dưới cơ thể.
- Áo: trang phục mặc phía trên cơ thể.
---> quần áo chỉ chung trang phục của con người. Từ quần áo có nghĩa khái quát hơn mỗi từ quần, áo.
Gọi 1 học sinh đọc ghi nhớ.
H/ Khi nào em sử dụng hai loại từ ghép trên?
- Khi nói hoặc viết.
Giáo viên sử dụng bảng phụ:
+ “Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bố sẽ không vui lòng đáp lại cái hôn của con được”.
+ Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được, cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”.
H/ Đoạn thứ nhất trích trong văn bản nào? Từ “vui lòng” thuộc loại từ ghép nào?
Trích văn bản mẹ tôi; từ “vui lòng”: từ ghép chính phụ.
H/ Đoạn văn thứ hai trích văn bản nào? Từ “trầm bổng” thuộc từ ghép gì?
Trích văn bản “Cổng trường mở ra”; từ “trầm bổng”: từ ghép đẳng lập.
Luyện tập.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
2 học sinh lên bảng làm.
Các học sinh còn lại làm vào VBT.
Nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên hướng bài tập 2,3 cho học sinh tự làm. (đây là bài tập dễ).
- Đọc yêu cầu bài tập 4.
Giáo viên gợi ý học sinh làm vào vở bài tập.
- Đọc yêu cầu bài tập 5.
Thảo luận 1 nhóm 1 câu.
Trình bày, nhận xét, đánh giá.
I. Các loại từ ghép.
1. VD:
2. Nhận xét:
a- Từ ghép chính phụ.
- Có tiếng chính và tiếng phụ.
- Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
- Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
b- Từ ghép đẳng lập.
- Các tiếng bình đẳng về ngữ pháp.
*Ghi nhớ 1 SGK/ 14.
II/ Nghĩa của từ ghép.
VD.
Nhận xét:
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa.
- Nghĩa của từ ghép CP hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa.
- Nghĩa của các từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
*Ghi nhớ 2 SGK/ 14.
II/ Luyện tập:
1. Phân loại từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
- Từ ghép chính phụ: lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ.
- Từ ghép đẳng lập: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi.
Điền thêm tiếng tạo từ ghép chính phụ.
Điền thêm tiếng tạo từ ghép đẳng lập.
Giải thích:
Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở vì sách và vở là danh từ chỉ sự vật có thể đếm được. Còn sách vở là từ ghép đẳng lập tổng hợp chỉ chung cho cả hai loại không thể nói một cuốn sách vở.
Giải thích.
a. Không phải mọi thứ hoa màu hồng đều gọi là hoa hồng. Hoa Hồng là từ ghép chính phụ chỉ tên một loài hoa.
b. Nói như thế là đúng vì: áo dài là từ ghép chính phụ chỉ tên một loại áo, cho nên cái áo ấy có thể may ngắn hoặc ngắn quá.
c.Mọi loại cà chua đều chua là đúng. Cà chua là từ ghép chính phụ chỉ tên một loại cà. Nói: “qủa cà này ngọt qúa” vẫn đúng vì nó chỉ tính chất, mức độ ngọt của qủa cà chua.
d. Không phải mọi loài cá màu vàng đều gọi là cá vàng. Cá vàng là từ ghép chính phụ chỉ tên một loại cá cảnh để trang trí nhà cửa.
4/ Củng cố và luyện tập:
H. Có mấy loại từ ghép? Nêu cấu tạo mỗi loại?
- Cho 1 số từ ghép đẳng lập, chính phụ mà em đã học qua trong văn bản “Mẹ tôi; Cổng trường mở ra”.
- Hãy cho biết câu ca dao sau có từ ghép nào?
 “Ai ơi bưng bát cơm đầy.
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Từ nào là từ ghép chính phụ, nghĩa của nó như thế nào so với nghĩa chính.
5/ Hướng dẫn học sinh luyện tập ở nhà:
Học thuộc lòng 2 ghi nhớ SGK/14.
Làm bài tập 6,7/ 15,16.
Chuẩn bị: từ láy SGK/ 41.
+ Đọc trước ghi nhớ và giải các bài tập.
+ Chú ý tìm từ láy toàn bộ, bộ phận và nghĩa của từ láy.
IV/ Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 12 Ngu van 7 theo chuan moi.doc