Giáo án Ngữ văn 7 tiết 10 - Văn bản: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 10 - Văn bản: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Văn bản: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI

I/Mục tiêu : Giúp HS:

 KT: Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, con người.

 KN: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ, phân tích ca dao.

 TĐ: Giáo dục HS ý thức tìm hiểu truyền thống văn hoá của dân tộc; tình yêu quê hương đất nước.

II.Chuẩn bị:

 GV bài soạn, một số tranh ảnh liên quan đến các địa danh, thắng cảnh trong bài.

 HS: SGK, bài soạn

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 12774Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 10 - Văn bản: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/8/2010
Ngaøy daïy: 1/9/2010
 Tiết 10: 
Văn bản: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
I/Mục tiêu : Giúp HS:
 KT: Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, con người. 
 KN: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ, phân tích ca dao.
 TĐ: Giáo dục HS ý thức tìm hiểu truyền thống văn hoá của dân tộc; tình yêu quê hương đất nước.
II.Chuẩn bị:
 GV bài soạn, một số tranh ảnh liên quan đến các địa danh, thắng cảnh trong bài.
 HS: SGK, bài soạn
III.Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là ca dao, dân ca? Phân biệt ca dao với dân ca.
Chọn đọc thuộc diễn cảm và phân tích một trong bốn bài ca dao đã học về tình cảm gia đình
IV.Tiến trình dạy học: 
Nội dung 
I.Đọc VB, tìm hiểu chú thích
(Chú thích SGK/ 38,39 )
II.Đọc -hiểu VB:
Bài 1: 
Bài ca là lời hát đối đáp để thử tài, đo độ hiểu biết kiến thức địa lí, lịch sử của trai gái. Qua đó, họ chia sẻ sự hiểu biết thể hiện niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương, đất nước.
Bài 2:
Bài ca gợi lên cảnh Hồ Gươm đẹp, giàu truyền thống lịch sử văn hoá. Câu hỏi tu từ: khẳng định công lao của cha ông và nhắc nhở con cháu phải biết giữ gìn, phát huy truyền thống đó.
Bài 3: 
Bài ca phác hoạ cảnh đường vào xứ Huế rất đẹp và nên thơ . Lời mời, lời nhắn gửi thể hiện tình yêu, lòng tự hào, muốn chia sẻ với mọi người về cảnh đẹp, tình yêu , lòng tự hào đó.
Bài 4: 
Bài ca dùng điệp ngữ, đảo ngữ, phép đối xứng, cấu trúc câu dài diễn tả cánh đồng rộng lớn, đẹp, trù phú, đầy sức sống và vẻ duyên dáng đáng yêu của cô thôn nữ.
III.Tổng kết: 
(Ghi nhớ SGK/ 40)
 IV.Luyện tập:
Hoạt động của GV
Ca dao là cây đàn muôn điệu. Cùng với tình cảm gia đình thì tình yêu quê hương, đất nước, con người cũng là chủ đề lớn của ca dao, dân ca, 
HĐ1: Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích.
 Hướng dẫn đọc:
- Bài 1: (Nam đọc phần hỏi, nữ đọc phần đáp.)
- Bài 4: chú ý câu 1,2-> nhịp 4/4/4.
 Yêu cầu HS đọc chú thích.
- Giới thiệu tranh có liên quan đến nội dung bài học.
HĐ2: Tìm hiểu VB.
Tìm hiểu bài 1:
Nhận xét: -> ý kiến b, c đúng.
? Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm (của từng địa danh) như vậy để hỏi – đáp?
- Đây là hình thức để trai gái thử tài nhau - đo độ hiểu biết kiến thức địa lí, lịch sử...
Chàng trai, cô gái cùng chung sự hiểu biết, cùng chung những tình cảm như thế. Đó là cơ sở và là cách để họ bày tỏ tình cảm với nhau.
- Qua lời hỏi và đáp có thể thấy chàng trai và cô gái là những người lịch lãm, tế nhị.
- Yêu cầu HS tìm đọc các bài cùng dạng...
GV khái quát, ghi bài (1).
Tìm hiểu bài 2:
 - Yêu cầu phân tích cụm từ “rủ nhau” . Khi nào người ta nói “rủ nhau”? Hãy đọc một số bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ này.
 - Ở bài này là “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” -> Người rủ và người được rủ cùng muốn đến thăm Hồ Gươm - một thắng cảnh thiên nhiên có giá trị lịch sử và văn hoá.( cho HS xem tranh ảnh Hồ Gươm)
- Nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì?
- Nêu suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca?
- Câu hỏi rất tự nhiên, giàu âm điệu nhắn nhủ, tâm tình; khẳng định và nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha nhiều thế hệ. 
 - Khái quát -> ghi bài (2).
Tìm hiểu bài 3:
-Nêu nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế và cách tả cảnh trong bài 3? 
( Bài ca phác hoạ cảnh đường vào xứ Huế. Cảnh rất đẹp, có non xanh, nước biếc. Màu sắc gợi vẻ đẹp nên thơ, tươi mát, sống động. Cảnh lại càng đẹp hơn khi được ví với tranh hoạ đồ. ..)
- Hãy phân tích về cách dùng đại từ “Ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi: Ai vô xứ Huế thì vô?
-Lời mời đến thăm xứ Huế phải chăng còn là lời thể hiện ý tình kết bạn rất tinh tế và sâu sắc.
- Khái quát -> ghi bài (3).
Tìm hiểu bài 4:
? Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Những nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì?
- Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4.
(Cô gái được so sánh như “chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” có sự tương đồng ở nét trẻ trung phơi phới và sức sống  
- Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì? 
( Bài 4 là lời chàng trai.Chàng trai đã ngợi ca cánh đồng, ngợi ca vẻ đẹp của cô gái.. Đấy là cách bày tỏ tình cảm của chàng trai đối với cô gái.
? Em có biết cách hiểu nào khác về bài ca này và có đồng ý với cách hiểu đó không? Vì sao?
- Có cách hiểu khác, chorằng bài ca này là lời cô gái; trước cánh dồng rộng lớn mênh mông, cô gái ...
- Khái quát -> ghi bài (4).
HĐ3: Tổng kết, củng cố, luyện tập.
? Em có nhận xét gì về thể thơ trong 4 bài ca?
- Khái quát : - Thể thơ lục bát.
 - Lục bát biến thể 
 - Thể thơ tự do 
? Tình cảm chung thể hiện trong 4 bài ca là gì?
- Tổng kết
- Liên hệ, giáo dục HS về tình yêu quê hương đất nước...
Hoạt động của HS
- Luyện đọc, nhận xét...
- Đọc bài 1.
- Thảo luận, trả lời câu hỏi 1.SGK/39.
- Trình bày.
- Đọc 1 số bai cùng dạng
- Đọc bài 2.
- Trình bày 1 sô bài bắt đầu = rủ nhau
Nêu nhận xét và sự suy ngẫm...
 Đọc bài 3
Nêu nhận xétvề cảnh... và cách tả..
 Trình bày.
 Trình bày.
 Đọc bài 4.
Nhận xét 2dòng đầu
 Trình bày
- Nêu ý kiến về cách hiểu...
 Đọc lại 4 bài ca dao
 Đọc ghi nhớ.
E. Hướng dẫn về nhà:
 1.Bài vừa học: - Đọc thuộc văn bản.
 - Nắm nội dung bài, học ghi nhớ.
 - Đọc thêm SGK/ 40,41.
 2.Bài sắp học: Từ láy
 - Soạn BT tìm hiểu, đọc ghi nhớ, định hướng phần Luyện tập. 
G. RKN, bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 10a.doc