Giáo án Ngữ văn 7 tiết 109+ 110 - Văn bản: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc)

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 109+ 110 - Văn bản: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc)

Tiết 109-110: Văn bản : NHỮNG TRÒ LỐ

 HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU

 (Nguyễn Ái Quốc)

 I. Mục tiêu: Giúp HS

 KT: -Bản chất xấu xa ,đê hèn của Va-ren.

 - Phẩm chất , khí phách của người chiến sí cách mạng Phân Bội Châu.

 - Nghệ thuật tưởng tượng, sáng tạo tình huống truyện độc đáo, cách xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, cách kể, giọng kể hóm hỉnh, châm biếm.

 KN: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn xuôi tự sự( truyện ngắn châm biếm) bằng giọng điệu phù hợp.

 -Phân tích tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ và hành động

 TĐ( Tích hợp: HT<TGĐĐHCM): HS thấy được tác giả bộc lộ gián tiếp lòng yêu nước thông qua ngợi ca cuộc đời và bản lĩnh kiên cường của người sĩ phu yêu nước PBC trước sự lố bịch của Va-ren .Đồng thời thấy được một phương diện khác của NAQ khi sử dụng vũ khí văn nghệ.

 -Lòng tự hào về tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường của người cách mạng Việt Nam, căm ghét bọn thực dân.

 

doc 10 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2894Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 109+ 110 - Văn bản: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 20.3.2011 Tiết 109-110: Văn bản : NHỮNG TRÒ LỐ
ND: 23.3.2011 HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU
 (Nguyễn Ái Quốc)
 I. Mục tiêu: Giúp HS
 KT: -Bản chất xấu xa ,đê hèn của Va-ren.
 - Phẩm chất , khí phách của người chiến sí cách mạng Phân Bội Châu.
 - Nghệ thuật tưởng tượng, sáng tạo tình huống truyện độc đáo, cách xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, cách kể, giọng kể hóm hỉnh, châm biếm.
 KN: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn xuôi tự sự( truyện ngắn châm biếm) bằng giọng điệu phù hợp.
 -Phân tích tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ và hành động
 TĐ( Tích hợp: HT<TGĐĐHCM): HS thấy được tác giả bộc lộ gián tiếp lòng yêu nước thông qua ngợi ca cuộc đời và bản lĩnh kiên cường của người sĩ phu yêu nước PBC trước sự lố bịch của Va-ren .Đồng thời thấy được một phương diện khác của NAQ khi sử dụng vũ khí văn nghệ.
 -Lòng tự hào về tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường của người cách mạng Việt Nam, căm ghét bọn thực dân.
II. Chuẩn bị: GV: bài soạn, chân dung Nguyễn Ái Quốc, chân dung PBChâu, chân dung Va-ren,bảng phụ
 HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn
III. Kiểm tra bài cũ:
 - Kể tóm tắt truyện "Sống chết mặc bay". Nêu các giá trị được thể hiện trong truyện. 
IV. Tiến trình dạy học: 
 Nội dung
I. Đọc-Tìm hiểu chung:
1 Tác giả, tác phẩm:
(chú thích */ SGK-92 )
2. Thể loại: Truyện ngắn hiện đại.
* Bố cục: 3 phần ( bảng phụ)
- P1: Lời hứa của Va-ren về vụ PBC.
-P2: Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu.
-P3: Phản ứng của Phan Bội Châu
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Lời hứa của Va-ren về vụ Phan Bội Châu:
Với lời lẽ mỉa mai, giọng văn nghi ngờ, tác giả không chỉ đưa tin mà còn bình luận và chế giễu lời hứa "nửa chính thức" của Va-ren đủ để độc giả thấy đây chỉ là một lời hứa dối trá, một trò lố để vuốt ve, trấn an nhân dân Việt Nam.
Tiết 2:
2.Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu:
 Bằng thủ pháp tương phản, sáng tạo ngôn ngữ, đặc biệt cách xây dựng nhân vật, tác giả đã khắc họa chân dung Va-ren: là một nhà chính trị cáo già,lọc lõi, xảo quyệt, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương; Nhà yêu nước CM vĩ đại PBC uy nghi, kiên cường, bất khuất, tiêu biểu cho khí phách dân tộc VN.
3. Ý nghĩa của đoạn kết:
Tiếp tục nâng cấp tính cách , thái độ của Phan Bội Châu.
Khẳng định tư thế hiên ngang của người chiến thắng, của Va-ren kẻ thất bại nhục nhã.
III.Tổng kết:
(Ghi nhớ SGK/95)
IV/ Luyện tập:
1/ Thái độ của tác giả đối với cụ PBC: Kính yêu, khâm phục, ca ngợi.
2/ Giải thích nghĩa của cụm từ “ Những trò lố”: là những trò hề nhảm nhí, kệch cỡm, trái với lẽ thường, đến mức đáng chê cười mà người diễn càng diễn càng vô duyên.
- Những trò lố trong nhan đề tác phẩm là hành động xảo quyệt , bịp bợp của Vca-ren đã bị tác giả vạch trần.
Hoạt động của GV
GV khái quát bài cũ, chuyển ý vào bài mới
Nguyễn Ái Quốc là tên gọi của Bác, tên gọi ấy gắn với thời kì nào? Gắn với tác phẩm nào? Tiết học hôm nay ta sẽ...
HĐ1: Đọc, tìm hiểu chung:
-Qua tìm hiểu, em biết gì về tác giả Nguyễn Ái Quốc và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, mục đích sáng tác của tác giả?
-Giới thiệu chân dung và khái quát những nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và mục đích sáng tác của tác giả. 
? Em biết gì về nhà cách mạng Phan Bội Châu cũng như nhân vật Va-ren?
- Giới thiệu chân dung PBC , PBC và khái quát ...
 * Hướng dẫn đọc văn bản
 HD khi đọc cần đọc với giọng như thế nào cho phù hợp?( người kể giọng mỉa mai, châm biếm một cách sắc sảo, . Lời của Va-ren : thâm độc, mềm mỏng,dỗ dành...)
- Yêu cầu HS đọc 1 đoạn mà em thích nhất trong VB.
 - Cho HS nhận xét, GV đọc mẫu phần1, 
 * HD giải nghĩa từ:
- Trong văn bản từ ngữ nào mà em chưa rõ nghĩa?
- Theo em hiểu Trò lố là gì? khai hoá là gì?
(Trong nguyên tác tiếng Pháp còn có nghĩa là trò hề vô vị, nhạt nhẽo) là nhằm nói về Va-ren...
* HD tìm hiểu thể loại:
- Những trò lố hay là Va-ren và PBC đã đ ược in trong tập Truyện kí của NAQ. Vậy theo em, về thể loại, nó thuộc thể kí hay thể truyện?
-Theo em, đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng hư cấu? 
- Căn cứ vào đâu mà em kết luận như vậy?
( Mới đầu tưởng như là truyện chép lại sự thật, nhưng không phải " bằng chứng là truyện viết trước khi Va-ren sang VN" còn từ ngữ trong truyện "...theo dõi bằng đôi cánh của trí tưởng tượng")
- Em hãy chỉ ra bố cục của truyện. 
HĐ2: Đọc, hiểu văn bản:
- Đoạn này có nội dung nói gì?
- Va-ren đã hứa gì ? 
-Em hiểu thế nào về từ "chăm sóc" - Theo em thực chất của lời hứa đó là như thế nào? Căn cứ vào đâu ,em biết được điều đó.?
- Cụm từ "nửa chính thức hứa và câu hỏi của tác giả " "giả thử....sẽ "chăm sóc vụ ấy vào...làm sao" có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ thực chất lời hứa của Va-ren?
* (Do sức ép ..Va- ren đã nửa chính thức hứa ( hứa có nghĩa là nói với ai, với ý thức tự ràng buộc mình , sẽ làm điều gì đó mà người khác quan tâm .Vậy là lời hứa đó chỉ một nửa, hứa không chắc chắn, hứa một cách lập lờ, lữơng lự) và câu hỏi của tác giả "giả thử cứ ... mà lại biết giữ lời hứa ..sẽ chăm sóc vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao?"( có ý nghi ngờ về thời gian và nội dung thực hiện. Đặc biệt là nghi ngờ bản chất của vị Toàn quyền Đg Dg mà lại biết giữ lời hứa. Trước hết, ngài chỉ muốn chăm sóc khi được yên vị xong xuôi. Hơn nữa , trong suốt hành trình từ Mác-xây đến Sài Gòn mất đến bốn tuần , Đến SG, ngài được chính quyền SG tiếp đón: quấn quýt lấy, lôi kéo đi, ru vỗ, ấp ủ trong mớ bồng bông của những cuộc chiêu đãi, sau đó từ hành trình SG đến Hà Nội phải mất bao nhiêu thời gian nữa và trong khi đó cụ PBC vẫn bị giam trong tù.)
- Em có nhận xét gì về lời lẽ và giọng văn của tác giả ở đoạn này? 
* ( Cách vào truyện thật tự nhiên mà nghệ thuật : sau khi đưa ra thông tin về lời hứa "chăm sóc"vụ PBC, tác giả lập tức tỏ ý nghi ngờ, bằng 1 câu hỏi mỉa mai, châm biếm : Ông hứa thế; giả sử...) Bằng câu nói nghi ngờ ấy , nhà báo đưa tin, nêu vấn đề đưa người đọc vào mạch truyện và mời bạn đọc "theo dõi = đôi cánh của trí tưởng tượng " -> Nhà báo không chỉ đưa tin, mà còn bình luận lời hứa "nửa chính thức" của Va-ren. Sức mạnh của báo chí được phát huy triệt để. Giúp độc giả thấy rõ đây chỉ là một lời hứa dối trá, một trò lố để vuốt ve trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi trả tự do cho cụ PBChâu.
-Qua phân tích phần 1, em hiểu Va-ren đã gây ra trò lố gì? với ai? Việc Va-ren "nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ PBC" có ý nghĩa gì? 
GV giảng giải và ghi nhận kiến thức(1)
GV: Rõ ràng trong đoạn mở đầu, ta thấy toàn quyền Va-ren đã tự mình gây ra trò lố trước dư luận rộng rãi ở Pháp để kiếm thêm chút cảm tình và uy tín trước khi sang Việt Nam- thuộc địa nhậm chức-> Đây chính là trò lố thứ nhất, vậy còn những trò lố nào nữa?Các em sẽ tiếp tục tìm hiểu ở tiết 2.
* Củng cố, luyện tập: - Đọc diễn cảm
 - Hoặc kể tóm tắt truyện
Tiết 2:
CHBC: - Kể tóm tắt truyện.
 -Nêu cảm nhận của em về lời hứa của Va-ren về vụ PBC ?
- GV chỉ định 1 HS trả lời, nhận xét.
GV khái quát bài cũ, chuyển ý vào tiết 2: Ở tiết 1 các em đã được xem màn kịch thứ nhất. Nhưng màn kịch tiếp theo sẽ như thế nào,gồm những trò lố nào?
HĐ3: HD tìm hiểu cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và PBC
_ Yêu cầu HS đọc phần 2, nhắc lại nội dung chính .
...Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và PBC trong nhà tù Hoả Lò, Hà Nội.Vậy sau khi đã được người ta chăm sóc chê chán, Va-ren đã chăm sóc PBC như thế nào? Hãy theo dõi bằng đôi cánh của trí tưởng tượng.
? Trước cuộc gặp gỡ, tác giả đã giới thiệu, so sánh thành phần xuất thân của 2 nhân vật này ntn?
? Đến khi gặp gỡ , Va-ren đã diễn trò gì với cụ PBC? Em hãy thuật lại trò diễn ấy?
Va-ren tuyên bố: Tôi đem tự do đến cho ông đây, tay phải giơ tay ra bắt tay PBC, tay trái nâng cái gông to kệch đang xiết chặt PBCLời nói trái ngược với hành động.
Hắn mặc cả với cụ PBC: Tôi yêu cầu ông
..trung thành với nước Pháp
Hắn phỉnh nịnh :tôi biết rõ tâm hồn cao thượng và cuộc đời đầy hi sinh
Hắn lại dụ dỗ, thuyết phục cụ PBC bằng cách yêu cầu cụ Phan phải bỏ đi lí tưởng , hãy hợp tác với chúng , đưa ra một số tấm gương phản bội giai cấp, lí tưởngvà có chính cả hắn nữa. 
? Nhận xét ntn về lời lẽ và mục đích của Va-ren
-Lời lẽ ba hoa nhưng rỗng tuếch và lố bịch.
- Lời nói hoa mĩ: “tự do”, danh dự, khai hóa, công lí, cao thượng, hi sinh, quốc gia tiên tiến, dân chủ hào hùng=> che đậy tâm địa hèn hạ, mục đích để vuốt ve , mua chuộc PBCđầu hàng với nước Pháp.
Với ngôn ngữ , hành động đó bóc trần tính cách,bản chất gì của Va-ren?
Với trò diễn hùng hồn như vậy, Cụ Phan đã thể hiện thái độ và hành động ntn?
? Tại sao cụ Phan lại có thái độ như vậy? (CHTL)
Phải chăng là sự bất đồng về ngôn ngữ..
Vì Cụ đồng ý với lời nói ,ý tưởng của Va-ren.
Vì cụ bất lực trong đối đáp.
Theo xét binh tình lúc đó, PBC không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu PBC.
Hay vì lí do nào khác?
 Qua đó cụ Phan bộc lộ tính cách, phẩm chất gì?
GV giảng bình: Trước lời nói của Va-ren, cụ Phan im lặng, dửng dưng. 
- Thứ nhất không phải là một bên nói tiếng Nam, một bên noí tiếng Pháp, vì đã có một viên thông ngôn cơ mà.
Thứ hai, không phải cụ Phan im lặng là đồng ý vì lời nói của Va- ren với cụ Phan chẳng khác nào như “nước đổ lá khoai”nghĩa là chảy tuột đi ngay không thấm lại được lời nào.
 Thứ ba, im lặng không phải là bất lực trong đối đáp vì cụ Phan không chỉ là một nhà CM vĩ đại mà còn là một thơ lớn của dân tộc , ông có thừa ngôn ngữ để đối đáp.
Có lẽ xét theo tình hình binh lính nói chung là PBC không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu PBC . Tuy vậy im lặng ở đây có thể cụ Phan đã nhận ra được những lời nói ba hoa , rỗng tuếch đầy lố bịch , hiểu rõ bản chất gian xảo ,bịp bợm và mục đích của Va-ren., từ đó cụ khinh bỉ kẻ thù đồng thời thể hiện bản lĩnh kiên cường, hiên ngang, cảnh giác cao trước mọi âm mưu của kẻ thù. Đó là cốt cách của một bậc trượng phu : giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không lay chuyển, uy vũ không khuất phục.
Va-ren:
-Là một viên toàn quyền. Kẻ bất lương nhưng thống trị 
-Lời lẽ ba hoa nhưng rỗng tuếch và lố bịch
-Thể hiện sự bịp bợm ,xảo trá, lọc lõi.
-> một nhà chính trị cáo già , lọc lõi,xảoquyệt. đê tiện, đại diện cho TD Pháp phản động ở Đông Dương .
Phan Bội Châu
-Người cách mạng vĩ đại nhưng bị đàn áp
-Sự im lặng dửng dưng.
-Thể hiện thái độ khinh bỉ, bản lĩnh kiên cường.
->Bậc anh hùng,vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập dân tộc, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
?Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì để miêu tả chân dung của hai nhân vật đó?
? Ngoài ra , em có nhận xét gì hình thức ngôn ngữ của các nhân vật?
Ngôn ngữ của Va-ren là ngôn ngữ đối thoại đơn phương,số lượng lời văn khá nhiều. trong khi đó ngôn ngữ dành cho Phan Bội châu khá ít. Đây là một hình thức sáng tạo của tác giả.
( Chốt)Qua ngòi bút của tác giả , cuộc gặp gỡ của Va-ren và cụ Phan được diễn ra ntn? Chân dung của 2 nhân vật được khắc họa ntn?
khái quát ghi nhận KT(2)
HĐ4: HD tìm hiểu ý nghĩa của đoạn kết
- Ví thử Tác phẩm chấm dứt ở câu"nhưng cứ xét... không hiểu PBC thế có được không? nhưng ở đây đã có thêm đoạn kết trong có lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và lời tiên đoán thêm của tác giả thì giá trị câu chuyện có gì khác?
 GV giảng: Im lặng thôi chưa đủ, ngòi bút châm biếm của Nguyễn Ái Quốc tiếp tục bồi thêm những câu đòn cay hơn. Đó là sự tiếp tục nâng cấp tính cách, thái độ của PBC trước kẻ thù.
.Ngoài ra lại còn T.B với lời quả quyết của nhân chứng thứ hai. Vậy giá trị của lời tái bút này là gì? Có điều gì thú vị trong sự phối hợp giữa lời kết và lời tái bút?
GV: Như thế với kẻ thù phải có nhiều cách bày tỏ thái độ. Chỉ im lặng dửng dưng chưa đủ mà còn phải nhổ vào mặt nó. Cử chỉ đó biểu hiện hành động chống trả quyết liệt không chỉ của Cụ Phan mà đó cũng chính là thái độ của tác giả cũng như nhân dân VN trước kẻ thù. Cách dẫn truyện như thế thật là hóm, thật là thú vị, là nét sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện của tác giả
GV : Trong truyện xen kẻ những ngôn từ miêu tả nhân vật Va-ren và Cụ Phan, còn có những lời bình của tác giả .
 ? Qua lời bình ấy, tình cảm , thái độ của tác giả dành cho 2 nhân vật đó ntn?
 GV chốt giảng , rút ra ý nghĩa của văn bản.
HĐ5: Tổng kết,luyện tập
GV: Nêu nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện?
nghệ thuật đối lập - tương phản được sử dụng thật sáng tạo. Dựng chân dung nhân vật rất đặc sắc.Dựng bằng chính ngôn ngữ của nhân vật, cách trần thuật sinh động độc đáo,hấp dẫnGiọng điệu mỉa mai, châm biếm sâu cayTác giả khắc họa chân dung hai nhân vật với các tính cách hoàn toàn trái ngược nhau
? Từ đó ,giúp em hiểu thêm điều gì về Bác cũng như quan điểm sáng tác của Bác.
Bác bộc lộ gián tiếp lòng yêu nước thông qua ngợi ca cuộc đời và bản lĩnh kiên cường của người sĩ phu yêu nước PBC trước sự lố bịch của Va-ren .Đồng thời thấy được một phương diện khác của Người khi sử dụng vũ khí văn nghệ . Ngòi bút cũng có thể là một vũ khí chiến đấu rất lợi hại , vừa là cổ động phong trào đấu tranh của nhân dân đồng thời cũng vạch trần bản chất xấu xa của bọn thực dân Từ đó em càng kính trọng Bác hơn
*Luyện tập 1,2/SGK trang 95
Hoạt động của HS
HĐ1
HS đọc chú thích */SGK
Giới thiệu tác giả, tác phẩm...
Đọc chú thích (1),(2),(3),(4).
- Thực hiện
 Nhận xét- bổ sung
Đọc 1 đoạn em thích 
Nhận xét
 Lắng nghe
Đọc tiếp
-Giải nghĩa từ
 (là những trò hề nhảm, nhí,tồi tệ, kệch cỡm mà người diễn trò càng diễn càng vô duyên lố bịch...
Dựa vào SBTNV tập2/60,61 để trả lời
- Giải thích về kết luận đó, chỉ ra bằng chứng
(Tưởng tượng hư cấu)
Trình bày bố cục
HS nhận xét, bổ sung.
HĐ2:
-Đọc kĩ lại đoạn (từ đầu...PBC vẫn trong tù)
(Lời hứa của Va-ren về chăm sóc vụ PBC.
-thường xuyên săn sóc.
(lời hứa suông, dối trá
Phát hiện các ý
HS trình bày
 Nhận xét
Lắng nghe
Trao đổi nhận xét về lời lẽ, giọng điệu
Lắng nghe
Khái quát kiến thức
Ghi bài
Đọc diễn cảm
Kể tóm tắt 
Lắng nghe
- HS trả lời,HS khác nhận xét, bổ sung.
HĐ3
Đọc diễn cảm lại phần 2
*Va-ren là hiện thân tiêu biểu của kẻ phản bội lí tưởng của Đảng XH Pháp.
-Tên chính khách bị đuổi khỏi tập đoàn.
-Kẻ ruồng rẫy.
-Kẻ nắm quyền tối thượng.
* PBC : -Người cách mạng vĩ đại, đã hi sinh cả gia đình và của cải, sống lìa quê hương...nhưng bị đàn áp, giam cầm, bị đeo gông lên vai
tính cách: xảo quyệt, lố bịch., lọc lõi.
Bản chất xấu xa, đê hèn.
- im lặng, dửng dưng
 HS trình bày ...
HS trình bày ...
HS thảo luận theo nhóm . đại diện trình bày.
HS nhận xét, bổ sung.
-tương phản 
Tác giả tập trung kể, tả mọi trò của Va-ren. Còn với cụ Phan thì để cụ hoàn toàn im lặng, dửng dưng ...
HS thực hiện
HĐ4:
HS đọc đoạn cuối.
Hs trả lời.
- Được v ì tác giả đã giúp cho người đọc hiểu về chân dung của hai nhân vật Va-ren và PBC.
-Ở trên thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu được thể hiện bằng sự im lặng, dửng dưng thì đây lại là 1 hành động chống trả quyết liệt: nhổ vào mặt Va-ren
- 
-Lên án , vạch trần bản chất xấu xa đê hèn của Va-ren.
_ Khâm phục trướcý chí kiên định, tinh thần chí sĩ yêu nước.
HS trả lời
HĐ5:
HS trả lời
Đọc ghi nhớ
Trả lời LT1,2
 V. Hướng dẫn tự học: 
 1.Bài vừa học:
 - Đọc lại kĩ văn bản, tóm tắt nội dung truyện
 - Nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
 - Sưu tầm một số tranh ảnh , bài viết về PBC.
 2. Bài sắp học: Dùng cụm C-V để mở rộng câu-Luyện tập
 - Ôn lại kiến thức ở bài “ Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
 -Đọc kĩ từng bài tập-Xác định yêu cầu, thực hiện.
.
 *Bổ sung:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
 NS: 5.3.2009 : Tiết 110: Văn bản : NHỮNG TRÒ LỐ
 ND: 8.3.2009 HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU
 (Nguyễn Ái Quốc)
 A. Mục tiêu: Giúp HS
 KT: - Hiểu được giá trị của tác phẩm trong việc khắc hoạ sắc nét hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu với 2 tính cách, đại diện cho 2 thế lực xã hội, phi nghĩa và chính nghĩa- Thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam- hoàn toàn đối lập nhau trên đất nnước ta thời Pháp thuộc.
- Hiểu rõ nhiệt tình yêu nước, tính chiến đấu mạnh mẽ của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc thể hiện ở việc vạch trần bộ mặt bịp bợm, xảo quyệt của bọn thực dân, đồng thời khắc họa hình ảnh cao đẹp của người anh hùng dân tộc Phan Bội Châu.
 KN: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể tóm tắt truyện, phân tích nhân vật, đánh giá được những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm(bút pháp châm biếm sắc sảo).
 TĐ: Lòng tự hào về tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường của người cách mạng Việt Nam, căm ghét bọn thực dân.
B. Chuẩn bị: GV: bài soạn, chân dung Nguyễn Ái Quốc, chân dung PBChâu, bảng phụ
 HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn
C. Kiểm tra bài cũ:
 - Trình bày những hiểu biết của em về tác giả NAQ và nhà cách mạng PBC, cũng như hoàn cảnh ra đời của TP và mục đích sáng tác của tác giả?
- Cảm nhận gì về thông tin lời hứa của Va-ren ?
Ghi nhận sự trình bày của HS, nhận xét, khái quát.
D. Tổchức các hoạt động dạy học: 
Nội dung
 I. Đọc, tìm hiểu chung:
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Thông tin về lời hứa của 
Va-ren:
2.Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu:
Va-ren:
-Là một viên toàn quyền. Kẻ bất lương nhưng thống trị 
-Lời lẽ ba hoa nhưng rỗng tuếch và lố bịch
-Thể hiện sự bịp bợm xảo trá
-> kẻ phản bội nhục nhã, gian trá đê tiện, đại diện cho TD Pháp phản động ở Đông Dương 
Phan Bội Châu
-Người cách mạng vĩ đại nhưng bị đàn áp
-Sự im lặng dửng dưng.
-Thể hiện thái độ khinh bỉ, bản lĩnh kiên cường
->Bậc anh hùng,vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập dân tộc, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam
3. Ý nghĩa của đoạn kết:
Tiếp tục nâng cấp tính cách , thái độ của Phan Bội Châu.
Khẳng định tư thế hiên ngang của người chiến thắng, của Va-ren kẻ thất bại nhục nhã.
III.Tổng kết:
(Ghi nhớ SGK/95)
IV.Luyện tập:
Hoạt động của GV
GV khái quát bài cũ, chuyển ý vào tiết 2: Ở tiết 1 các em đã được xem màn kịch thứ nhất. Nhưng màn kịch tiếp theo sẽ như thế nào,gồm những trò lố nào?
...Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và PBC trong nhà tù Hoả Lò, Hà Nội. Sau khi đã được người ta chăm sóc chê chán, Va-ren đã chăm sóc PBC như thế nào?
-Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp PBC, hai nhân vật chính là Va-ren và PBC đã thể hiện 1 sự tương phản đối lập cực độ.Hãy làm rõ nhận định đó.
 - Gợi ý bằng các câu hỏi 3 a,b,c/ SGK trang 94 
? Hai nhân vật được giới thiệu 1 cách đối lập qua những chi tiết nào?
- Trước cuộc gặp gỡ, tác giả đã giới thiệu, so sánh và đối lập về con người và tính cách của 2 nhân vật như thế nào?
? Những lời dụ dỗ của Va-ren đã thể hiện sự dối trá, xảo quyệt như thế nào?
-Thủ pháp đối lập ở đây được vận dụng thật độc đáo để khắc hoạ 2 chân dung khác nhau.
-Qua ngôn ngữ gần như độc thoại của Va-ren em hiểu động cơ,tính cách của Va-ren được bộc lộ như thế nào?
-Nêu vấn đề: Trước 1 Va-ren hèn hạ, trơ trẽn, lố bịch như thế thì PBC đã có cách ứng xử như thế nào với hắn?
-Tại sao trong suốt cuộc gặp gỡ, PBC hoàn toàn im lặng? Có phải cụ không hiểu Va-ren không?
("chỉ như nước đổ lá khoai"-> thể hiện sự coi thường, khinh bỉ bất chấp sự thiết tha cầu khẩn "Ông hãy nhìn tôi đây này!"
Qua đó em hiểu gì về khí phách, tư thế của PBC trước Va-ren (tư thế hiên ngang, khí phách kiên cường...)
Qua sự phân tích, em hãy nêu tính cách của 2 nhân vật?
khái quát ghi nhận KT(2)
HĐ4: HD tìm hiểu ý nghĩa của đoạn kết
-Chi tiết mà anh lính dõng An Nam nhìn thấy "đôi ngọn... chỉ có 1 lần" có ý nghĩa gì?
GV giảng bình: Im lặng thôi chưa đủ, ngòi bút châm biếm của Nguyễn Ái Quốc tiếp tục bồi thêm những câu đòn cay hơn. Đó là sự tiếp tục nâng cấp tính cách, thái độ của PBC trước kẻ thù.
-Nêu chi tiết của dẫn chứng thứ 2 là có thật: PBC nhổ vào mặt Va-ren nói lên điều gì?
- Ví thử Tác phẩm chấm dứt ở câu"nhưng cứ xét... không hiểu PBC thế có được không? nhưng ở đây đã có thêm đoạn kết trong có lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và lời tiên đoán thêm của tác giả thì giá trị câu chuyện có gì khác?
- Yêu cầu HS dựa vào SBTNV trang 61,62 để trả lời
HĐ5: Tổng kết,luyện tập
GV: Nghệ thuật dựng truyện của Nguyễn Ái Quốc có gì đặc sắc?(nghệ thuật đối lập - tương phản được sử dụng thật sáng tạo. Dựng chân dung nhân vật rất đặc sắc.Dựng bằng chính ngôn ngữ của nhân vật, cách trần thuật sinh động độc đáo,hấp dẫn
*Luyện tập 1,2/SGK trang 95 
 Hoạt động của HS
Đọc lại phần 2
 HS trình bày ...
HS trình bày ...
Thể hiện sự vuốt ve, dụ dỗ, bịp bợm 1 cách trắng trợn hòng mua chuộc.
Là hiện thân tiêu biểu của kẻ phản bội lí tưởng của Đảng XH Pháp.
-Tên chính khách bị đuổi khỏi tập đoàn.
-Kẻ ruồng rẫy.
-Kẻ nắm quyền tối thượng mà bất lực, mà thất bại nhục nhã và thấp hèn trước đối thủ chính trị của mình
- (im lặng, phớt lờ)
Tác giả tập trung kể, tả mọi trò của Va-ren. Còn với cụ Phan thì để cụ hoàn toàn im lặng, dửng dưng ...
HS thực hiện
HS đọc đoạn...
Ở trên thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu được thể hiện bằng sự im lặng, dửng dưng thì đây lại là 1 hành động chống trả quyết liệt: nhổ vào mặt Va-ren
HS trả lời
Đọc ghi nhớ
Trả lời LT1,2
 E. Hướng dẫn tự học: 
 1.Bài vừa học:
 - Đọc lại kĩ văn bản, tóm tắt nội dung truyện
 - Học thuộc ghi nhớ.
 - Nắm được giá trị của truyện trong việc khắc hoạ tính cách 2 nhân vật
 2. Bài sắp học: Dùng cụm C-V để mở rộng câu-Luyện tập
 -Đọc kĩ từng bài tập-Xác định yêu cầu, thực hiện..
 G. RKN,bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 109- 110.doc