Giáo án Ngữ văn 7 tiết 14: Những câu hát châm biếm

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 14: Những câu hát châm biếm

Tiết 14 NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

Giúp học sinh thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam (ẩn dụ tưởng tượng, nói ngược, phóng đại .) để phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội.

2. Kỹ năng:

Bước đầu biết phân tích một bài ca dao trào phúng, châm biếm.

3. Thái độ:

HS biết tránh xa những thói hư,tật xấu trong xã hội.

B. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Đọc các tài liệu có liên quan đến bài dạy, lập kế hoạch bài học, phiếu học tập

Các tài liệu có liên quan đến bài dạy: văn học dân gian Việt Nam; Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt nam.

2. Học sinh: Đọc , trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK

Tìm thêm những câu ca dao có nội dung , chủ đề như bài học.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 919Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 14: Những câu hát châm biếm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14 	 Những câu hát châm biếm
A.Mục tiêu cần đạt. 
1. Kiến thức : 
Giúp học sinh thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam (ẩn dụ tưởng tượng, nói ngược, phóng đại ...) để phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội.
2. Kỹ năng :
Bước đầu biết phân tích một bài ca dao trào phúng, châm biếm.
3. Thái độ :
HS biết tránh xa những thói hư,tật xấu trong xã hội.
B. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Đọc các tài liệu có liên quan đến bài dạy, lập kế hoạch bài học, phiếu học tập
Các tài liệu có liên quan đến bài dạy: văn học dân gian Việt Nam; Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt nam.
2. Học sinh : Đọc , trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK
Tìm thêm những câu ca dao có nội dung , chủ đề như bài học. 
C.Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Đọc thuộc lòng các bài ca dao đã học, đọc thêm về chủ đề than thân? Nêu cảm nhận về một bài em thích nhất ?
 (Học sinh lên bảng trình bày. Lớp bổ sung). Giáo viên nhận xét, cho điểm
3. Tổ chức dạy học bài mới :
- GV giới thiệu bài: 
Nội dung cảm xúc trong ca dao, dân ca rất đa dạng, phong phú. Ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân, ca dao, dân ca còn có rất nhiều những câu hát châm biếm. Đó là những câu hát nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những câu hát châm biếm đó. 
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
I. Tìm hiểu chung :
1. Đọc văn bản 
Giọng hài hước, vui, có pha chút mỉa mai, châm biếm. 
2. Tìm hiểu chú thích
Cô yếm đào, đánh trống quân, cai, trống canh.
II. Tìm hiểu chi tiết
 Bài 1
- Chân dung người chú được giới thiệu để cầu cầu hôn : Hay tửu hay tăm, hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa, ước ngày mưa, ước thừa trống canh =>một người nghiện ngập, lười biếng 
- NT : nói ngược "hay" 
à cách nói ngược để giễu cợt, mỉa mai, 
 châm biếm hạng người nghiện ngập, lười biếng à thời nào cũng có.
Bài 2
- Nhại lời của thầy bói nói với người đi xem bói.
- Thầy đoán cho cô gái nhiều vấn đề hệ trọng giàu- nghèo, cha - mẹ, chồng - con à thầy đoán kiểu nói dựa, nước đôi 
‘chẳng .. thì “à dự đoán những điều bình thường, hiển nhiên ai cũng có thể nói được.
=> Bài ca dao phê phán :
- hiện tượng bói toán mê tín dị đoan
- Những kẻ hành nghề mê tín, ngu dốt, lừa bịp người nhẹ dạ cả tin để kiếm tiền
- Những người mê tín, cả tin, thiếu hiểu biết.
NT : nói nhại dùng chính lời đoán của thầy để vạch trần bản chất lừa bịp của thầy mà không đưa ra lời bình luận , đánh giá nào. Nghệ thuật dùng 
"gậy ông đập lưng ông" có tác dụng gây cười, thể hiện sự châm biếm sâu sắc.
Bài 3
- Mỗi con vật tượng trưng cho một loại người trong xã hội.
- Con cò tượng trưng cho người nông dân, người dân thường ở làng xã.
- Cà cuống : tượng trưng cho kẻ chức quyền.
- Chim ri, chào mào tượng trưng cho cai lệ, lính lệ.
- Chim chích tượng trưng cho những ảnh đi rao mõ làng.
à Chọn vật để nói người, từng con vật với đặc điểm của nó là hình ảnh sinh động về các hạng người mà nó ám chỉ, vì thế nội dung châm biếm càng sâu sắc và kín đáo
- cảnh tượng đánh chén, chia chác nhộn nhịp vui vẻ không phù hợp với đám tang 
=> phê phán , châm biếm hủ tục ma chay trong xã hội cũà hủ tục lạc hậu cần xóa bỏ.
Bài 4
* Chân dung cậu cai:
- Đầu đội ‘nón dấu lông gà’ lính có quyền hành.
- Ngón tay đeo nhẫn : ăn diện, trai lơ
- áo ngắn ... quần dài nhưng là đi mượn. đi thuê
à người thích khoe, oai để bịp người à mỉa mai, khinh ghét pha chút thương hại.
* Nghệ thuật châm biếm:
- Xưng là ‘cậu’ à châm chọc nhẹ nhàng
- Lựa chọn chi tiết để đặc tả chân dung.
- Phóng đại : áo ngắn... thuê
=> phê phán hạng người quyền hành chẳng có gì nhưng thích làm oai , làm sang một cách lố bịch.
III. Tổng kết
1. Nội dung :
 Những câu hát châm biếm đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán những thói hư tật xáu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.
2. Nghệ thuật :
Sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược và phóng đại thể hiện nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.
= > Ghi nhớ ( SGK/53)
- Giáo viên hướng dẫn đọc
- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc văn bản à lớp nhận xét 
à Giáo viên đọc mẫu.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi nhớ nhanh phần chú thích.
? Ngoài những chú thích trong SGK, em tháy có từ nào em chưa hiểu ?
? Chú tôi được giới thiệu như thế nào ?
? Qua cách giới thiệu đó ông chú hiện lên là một người như thế nào ?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biếm của bài ca dao ?
? Bài ca dao châm biếm hạng người nào ? Trong xã hội ngày nay có còn hang người đó không ?
GV nói thêm : Chữ “hay” được dùng với ý nghĩa rất mỉa mai. “hay” có thể hiểu là: thường xuyên, là giỏi ( hay lam hay làm, hay văn hay chữ ) nhưng giỏi rượu chè và giỏi ngủ thì không ai khen cả.Thông thường để giới thiệu nhân duyên người ta thường nói tốt, nói thuận cho người đố nhưng đây thì ngược lại. Bài ca dao dùng hình thức nói ngược để giễu cợt châm biếm nhân vật chú tôi nói riêng và những người nghiện ngập lười biếng trong xã hội nói chung.
? Bài ca dao này là nhại lời của ai nói với ai ?
? Em có nhận xét gì về những lời phán của thầy bói ?
? Bài ca phê phán hiện tượng nào, đối tượng nào trong xã hội? 
? Nghệ thuật châm biếm ở bài ca dao này có gì đặc sắc ?
? Sưu tầm những bài ca dao có cùng nội dung.
? Ngày nay những hiện tượng này có còn không ?
GV mở rộng : Ngày nay cuộc sống hiện đại, phát triển song hiện tượng này càng phổ biếnsong cần phân biệt giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan.
HS đọc lại bài ca dao.
? Bài ca dao tả cảnh đám ma con cò như thế nào ?
? Mỗi con vật tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội ?
? Việc chọn các con vật để miêu tả, đóng vai như thế lí thú ở điểm nào ?
? Cảnh tượng trong bài ca dao có phù hợp với đám tang không ?
GV: việc tiễn đưa người quá cố là một việc trang nghiêm nhưng trong bài ca không còn là việc trang nghiêm nữa vì ở đây diễn ra sự ngược đời, việc buồn lại lợi dụng để biến thành việc hưởng lợi, việc vui.
? Bài ca dao này phê phán, châm biếm cái gì ?
GV: ở một số vùng những hủ tục cưới xin ma chay vẫn còn gây nhiều phiền nhiễu cần phải nhanh chóng xóa bỏ để thể hiện thể hiện nếp sống văn hóa.
- HS liên hệ việc ma chay, cưới hỏi ở địa phương.
? Chân dung cậu cai được miêu tả như thế nào ?
? Em hiểu cậu cai là hạng người nào trong xã hội ?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biếm của bài ca dao này ?
? Đọc thêm các bài ca dao phê phán bọn quan chức có danh mà bất tài ?
?. Tổng kết nội dung và nghệ thuật châm biếm trong 4 bài ca dao?
IV. Luyện tập.
Bài tập 1 : ý kiến C là đúng
Bài tập 2 : 
+ Giống nhau : Đều có nội dung, đối tượng châm biếm. Đều sử dụng 1 số hình thức gây cười. Tạo ra tiếng cười cho người đọc, người nghe.
Bài tập 3: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đi tìm ca dao châm biếm “
GV chia lớp thành 4 đội chơi tìm các bài ca dao có nội dung châm biếm.
Sau 3 phút các đội đọc các bài ca dao đã tìm được. Các nhóm khác có thể hỏi về nội dung, nghệ thuật của các bài ca dao mà nhóm bạn vừa đọc.
Kết thúc trò chơi nhóm nào tìm được nhiều bài, trả lời được các câu hỏi của đội bạn sẽ thắng. Nhóm nào không tìm được sẽ bị phạt hát một bài.
Bài tập 4 : Viết đoạn văn 3-5 câu nêu cảm nhận của em sau khi học xong cụm bài về ca dao, dân ca.
=> HS viết , GV gọi đọc.
Gv tổng kết về cụm bài ca dao, dân ca: 
Qua đó thấy được:
- Cuộc sống của nhân dân ta.
- Tình cảm của nhân dân ta.
- Thái độ của nhân dân đối với thói hư tật xấu.
III. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà.
- Đọc thuộc lòng các bài ca dao , nắm nội dung, nghệ thuật của mỗi bài.Tìm thêm những câu ca dao cùng chủ đề .
- Chuẩn bị bài mới : đọc trả lời các câu hỏi bài Đại từ.
 D. Đánh giá điều chỉnh.
..................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 14. Nhung cau hat cham biem.doc