Giáo án Ngữ văn 7 tiết 20: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 20: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Tiết 20: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM

I.Mục tiêu:

KT: Hiểu được văn bản biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người. Biét phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản.

KN: Rèn kĩ năng nhận diện và phân tích một số VB biểu cảm và vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào đọc hiểu văn bản.

TĐ: Bồi dưỡng cho HS những tình cảm đẹp, giàu tính nhân văn (yêu con người, yêu quê hương đất nước, ghét sự giả dối).

II.Chuẩn bị:

GV: bài soạn, một số tập thơ, bài báo, bức thư mang nội dung biểu cảm.

HS: SGK, bài soạn

III.Kiểm tra bài cũ:

KT việc chuẩn bị bài.

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 12789Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 20: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/9/2010
Ngaøy daïy: 20/9/2010
Tiết 20: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM 
I.Mục tiêu: 
KT: Hiểu được văn bản biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người. Biét phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản.
KN: Rèn kĩ năng nhận diện và phân tích một số VB biểu cảm và vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào đọc hiểu văn bản.
TĐ: Bồi dưỡng cho HS những tình cảm đẹp, giàu tính nhân văn (yêu con người, yêu quê hương đất nước, ghét sự giả dối).
II.Chuẩn bị:
GV: bài soạn, một số tập thơ, bài báo, bức thư mang nội dung biểu cảm.
HS: SGK, bài soạn
III.Kiểm tra bài cũ:
KT việc chuẩn bị bài.
IV.Tiến trình dạy học:
Nội dung
I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm:
1. Nhu cầu biểu cảm của con người:
Khi có những tình cảm tốt đẹp muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận được thì người ta có nhu cầu biểu cảm.
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm:
(Ghi nhớ SGK/ 73)
II. Luyện tập:
Bài tập 1: 
Đoạn a: Là một văn bản ngắn có nội dung nghiên cứu về loài hoa hải đường.( VB thuyết minh)
Đoạn b: Là văn bản biểu cảm vì đã biểu đạt tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với loài hoa hải đường.
Nội dung biểu cảm ở đoạn b: sự yêu thích vẻ đẹp của loài hoa hải đường và các yếu tố tưởng tượng, lời văn gợi tả.
Bài tập 2: Hai bài thơ đều là biểu cảm trực tiếp vì cả hai bài đều trực tiếp nêu tư tưởng, tình cảm, không thông qua một phương tiện trung gian như miêu tả, kể chuyện nào cả.
Hoạt động của GV
Là con người, ai cũng có những phút giây xúc động trước một cảnh đẹp thiên nhiên hay một cử chỉ cao thượng nào đó..Khi ấy ta có thể tạo văn bản biểu cảm . Vậy văn bản biểu cảm là gì? ... Tiết học này...
HĐ1: Tìm hiểu về nhu cầu biểu cảm của con người.
 ? Những câu ca dao trên thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì? Người ta thổ lộ để làm gì?
 ? Trong thư từ gửi cho người thân, bạn bè, em có thường biểu lộ tình cảm không?
 ? Ngoài ra, em biết người ta còn biểu hiện tình cảm bằng những phương tiện nào khác?
- Giới thiệu một số tập thơ, bài báo, bức thư mang nội dung biểu cảm.
 ? Vậy khi nào người ta có nhu cầu biểu cảm?
- Khi có những tình cảm tốt đẹp muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận được thì người ta có nhu cầu biểu cảm.-> ghi bài(1).
HĐ2: Tìm hiểu về đặc điểm của văn biểu cảm.
- Yêu cầu HS đọc kỹ hai đoạn văn SGK/72 và trả lời câu hỏi.
? Hai đoạn văn trên biểu đạt những nội dung gì?
- Giải thích:
- ? Nội dung của hai đoạn văn trên có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả mà em đã học ở lớp 6.
- Giảng: Cả hai đoạn đều không kể lại một chuyện gì hoàn chỉnh mặc dù có gợi lại những kỷ niệm. Trong đoạn 2, tác giả sử dụng biện pháp miêu tả -> từ miêu tả mà gợi ra những cảm xúc sâu sắc( nhưng cách miêu tả khác so với cách miêu tả đã học trong văn miêu tả đã học ở lớp 6).
- Giảng và làm rõ cho HS thấy yêu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm khác tự sự và miêu tả thông thường.
- Đúc kết ý (1): Văn biểu cảm là...
- ? Có ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn như yêu thương con người, yêu thiên nhiên, Tổ quốc, ghét thói tầm thường, độc ác ...) Qua hai đoạn văn trên em có tán thành ý kiến đó không?
- Nhận xét, kết luận: 
Đúc kết ý (2): Tình cảm trong văn biểu cảm...
- ? Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn văn trên? Dựa vào đâu mà em biết?
- Giải thích:...
- ? Qua đó em hiểu thế nào là biểu cảm gián tiếp, biểu cảm trực tiếp.
- Giải thích rõ.
- Đúc kết ý (3): BC trực tiếp, BC gián tiếp...
- Kết luận về đặc điểm chung của văn biểu cảm -> Ghi nhớ SGK/73.
HĐ3: Luyện tập và củng cố:
- ? Văn biểu cảm là gì? Văn BC thể hiện qua những thể loại nào? Tình cảm trong văn biểu cảm có những tính chất như thế nào? Văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào?
- Kết luận, 
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2.
- Nhận xét, củng cố kiến thức.
- Nêu yêu cầu BT2.
- Nhận xét, đáp án.
- Hướng dẫn BT3, BT4.
Hoạt động của HS
HĐ1:
Đọc những câu ca dao SGK/ 71.
 Nêu tình cảm...của câu ca dao...
+Câu 1: thể hiện cảm xúc uất ức , đau khổ..để than thân
+ Câu 2: Cảm xúc yêu đời, yêu cuộc sống để ca ngợi sự rộng lớn của cánh đồng và vẻ đẹp của cô gái
-Nêu các trường hợp..
 HĐ2:
Đọc 2 đoạn văn
 Nêu nội dung của 2 đoạn văn
+ Đoạn 1: Trực tiếp biểu hiện nỗi nhớ và nhắc lại những kỷ niệm.
+ Đoạn 2: Biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương đất nước qua tiếng hát dân ca.
So sánh,nhận xét
Lắng nghe
Thảo luận, trình bày ý kiến
HĐ3:
Trình bày theo cách hiểu,
Đọc ghi nhớ.
Đọc ghi nhớ SGK/ 73.
Đọc BT1,2 xác định yêu cầu.
 Trình bày, nhận xét.
BT3 kể tên 1 số vb BC
V. Hướng dẫn töï hoïc:
1. Bài vừa học: 
- Nắm vững nội dung bài (học thuộc ghi nhớ).
- Làm bài tập 3, 4.
2. Bài sắp học: Bài ca Côn Sơn
- Đọc VB, chú thích (tác giả, tác phẩm, thể thơ).
- Soạn câu hỏi Đọc - hiểu VB.
 *Bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 20a.doc