Giáo án Ngữ văn 7 tiết 43: Từ đồng âm

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 43: Từ đồng âm

Tiết 43: TỪ ĐỒNG ÂM

I.Mục tiêu : Giúp HS:

 KT: Hiểu được thế nào là từ đồng âm. Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm.Vận dụng vào ngữ cảnh cho phù hợp.

 KN:- Luyện kĩ năng nhận biết từ đồng âm trong văn bản , phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.

- Rèn kỉ năng đặt câu phân biệt từ đồng âm

- Nhận diện hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm

 TĐ: Thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do việc dùng từ đồng âm.

II.Chuẩn bị:

 GV: SGK, bài soạn, tìm thêm ngữ liệu về từ đồng âm, bảng phụ

 HS: SGK, bài soạn.

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 7474Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 43: Từ đồng âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn 24/10./2010
Ngaøy daïy: 27/10/2010
Tiết 43: TỪ ĐỒNG ÂM
I.Mục tiêu : Giúp HS:
 KT: Hiểu được thế nào là từ đồng âm. Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm.Vận dụng vào ngữ cảnh cho phù hợp.
 KN:- Luyện kĩ năng nhận biết từ đồng âm trong văn bản , phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. 
Rèn kỉ năng đặt câu phân biệt từ đồng âm
Nhận diện hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm
 TĐ: Thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do việc dùng từ đồng âm. 
II.Chuẩn bị:
 GV: SGK, bài soạn, tìm thêm ngữ liệu về từ đồng âm, bảng phụ
 HS: SGK, bài soạn.
III.Kiểm tra:15 phút
 1. Thế nào là từ trái nghĩa?(3đ)
 2. Tìm thành ngữ có từ trái nghĩa và đặt câu với thành ngữ đó . (7đ)
IV.Tiến trình dạy học :
 Nội dung
I.Thế nào là từ đồng âm?
*Ví dụ:
- lồng(1): Nhảy dựng lên
-lồng(2):Vật làm bằng tre, nứa 
-con cuốc - cái cuốc
* Kết luận: học ghi nhớ/ sgk
* Cần phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
II.Sử dụng từ đồng âm:
 ( Ghi nhớ SGK/136)
III.Luyện tâp:
 Bài tập1: Tìm từ đồng âm với mỗi từ: thu, cao, tranh, ba, sang
(mùa) thu - thu (tiền)
(chiều) cao – cao (dán)
ba (mẹ) – (số) ba
sang (sông) - (giàu) sang
Bài tập 2: 
a/ Nghĩa của danh từ cổ:
-Là bộ phận của của cơ thể , nối đầu với thân : cái cổ
- Là bộ phận của cái áo, yếm, giày: cổ áo, cổ yếm
- Là chỗ eo lại ở phần đầu của một số đồ vật : cổ chai, cổ lọ 
=> Từ nhiều nghĩa.
 b/ Từ đồng âm:
- cổ: (xưa) cổ xưa, cổ kính, văn hóa cổ, đồ cổ
- cổ: Cổ đông, cổ phiếu, cổ động
Bài tập 3: 
 (HS đặt câu)
Bài tập 4: 
Vạc(1): làm bằng đồng kloại 
Vạc, Cò: loài chim sống ở đồng ruộng.
-Anh chàng đã dùng từ đồng âm để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm. 
-Cách xử tốt nhất là phải sử dụng biện pháp chặt chẽ về ngữ cảnh
 Hoạt động của GV
GV khái quát bài cũ từ đó chuyển vào bài mới? 
HĐ1: Tìm hiểu thế nào là từ đồng âm.
- Đưa bảng phụ (ghi mục1.I /SGK),.
- Yêu cầu: Xác định từ loại cho từ lồng trong mỗi câu.Tìm từ thay thế cho từ lồng
 Hãy giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu trên.
- Vậy nghĩa của các từ lồng trên có liên quan gì với nhau không? 2 từ đó có gì giống và khác nhau?
 * Ý nghĩa của 2 từ lồng đó khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau, âm thanh giống nhau)
-Kết luận đó là từ đồng âm,
?Vậy em hiểu thế nào là từ đồng âm?
kết luận, ghi bài (1).
Gv đưa ra vd1: chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh
 VD2: Cái bàn này chân đã gãy rồi.
 Vd3: Các vận động viên đang tập trung dưới chân núi.
? Theo em các từ chân này có phải là từ đồng âm hay không? Vì sao?
GV kết luận
- Cần phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
HĐ2: Tìm hiểu cách sử dụng từ đồng âm.
Trở lại ví dụ 1.I/SGK.
-Em đã biết nghĩa của từ lồng trong hai câu trên hoàn toàn khác xa nhau. Vậy, nhờ đâu mà em hiểu và phân biệt được nghĩa của chúng?
*Ghi bảng: Đem cá về kho!
- Em hiểu như thế nào về câu này?
(Kho với nghĩa là hoạt động chế biến thức ăn, là nấu; kho với nghĩa là cái kho, chỗ chứa cá)
-Yêu cầu: Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa.
-Nhận xét, giảng...
 Vậy, để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm gây nên ta cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
-Kết luận (2).
- GV đưa vd: Bà già đi chợ cầu Đông
 Bói xem một vẻ có chồng lợi chăng?
 Thầy bói xem vẻ nói rằng
 Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
 ?Tác giả dùng từ đồng âm Lợi có tác dụng gì?
Gv kết luận hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.
HĐ3: Luyện tập, củng cố.
-Hướng dẫn HS làm bài tập1,2 làm trên giấy trong
Yêu cầu HS làm bài 3 trên bảng
Ghi nhận kết quả đúng
* Giảng giải nghĩa từ cổ
Nhận xét.
-Hướng dẫn HS làm bài tập 4.
-Củng cố: Nhắc lại thế nào là từ đồng âm? 
Cách dùng từ đồng âm?
Hoạt động của HS
HĐ1:
Đọc mục 1
 Xác định từ loại
Tìm từ thay thế
(1)nhảy, vọt
(2) chuồng, rọ
Giải nghĩa từ lồng và so sánh, rút ra nhận xét.
 Rút ra KT
Cho ví dụ.
- Đó là từ nhiều nghĩa.
Đọc ghi nhớ SGK.
HĐ2:
Trình bày (2 cách hiểu).
(1) Đem cá về mà kho.
(2) Đem cá về để ở kho
Nêu điều cần chú ý...
HS đọc bài ca dao.
Chỉ ra từ đồng âm
Lợi dụng từ đồng âm để chơi chữ 
HĐ3;
Đọc bài tập
Xác định yêu cầu, làm bài tập1, 2, 3
*Đọc câu chuyện, xác định yêu cầu 
Thảo luận, trình bày.
V.Hướng dẫn tự học:
1.Bài vừa học: Nắm vững KT:
 - Thế nào là từ đồng âm ?
 - Sử dụng từ đồng âm.
 - Sưu tầm những câu đối, câu đố có sử dụng từ đồng âm và nêu giá trị từ đồng âm đó mang lại.
2.Bài sắp học: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
 - Soạn các câu hỏi phần BT tìm hiểu
 - Định hướng phần luyện tập.
* Bổ sung: 
 Trong cuộc sống và nhất là trong văn chương, người ta thường lợi dụng hiện tượng đồng âm với mục đích tu từ. 
 VD chơi chữ:( Con ngựa đá con ngựa đá.)
 (Cao Bằng cao mà bằng, không đâu cao bằng Cao Bằng.)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 43 a.doc