Giáo án Ngữ văn 7 tiết 48: Thành ngữ

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 48: Thành ngữ

 Tiết 48: THÀNH NGỮ

I Mục tiêu: Giúp HS:

KT: - Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ.

 - Chức năng của thành ngữ trong câu.

 - Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.

KN: Kĩ năng nhận biết và giải thích nghĩa của 1 số thành ngữ thông dụng.

TĐ: Có ý thức sử dụng thành ngữ tiếng việt đúng nghĩa và trong sáng trong giao tiếp.

II.Chuẩn bị:

GV: SGK, bài soạn, bảng phụ, từ điển giải thích thành ngữ( Viện ngôn ngữ học)

HS: - SGK, bài soạn.

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 10376Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 48: Thành ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2.11.2010
Ngaøy daïy: 5/11/2010
 Tiết 48: THÀNH NGỮ
I Mục tiêu: Giúp HS:
KT: - Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ.
 - Chức năng của thành ngữ trong câu.
 	 - Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.
KN: Kĩ năng nhận biết và giải thích nghĩa của 1 số thành ngữ thông dụng.
TĐ: Có ý thức sử dụng thành ngữ tiếng việt đúng nghĩa và trong sáng trong giao tiếp.
II.Chuẩn bị:
GV: SGK, bài soạn, bảng phụ, từ điển giải thích thành ngữ( Viện ngôn ngữ học)
HS: - SGK, bài soạn.
III.Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ và đặt câu.
 GV kiểm tra bài soạn của HS và nhận xét.
IV Tiến trình dạy học; 
Nội dung
I.Thế nào là thành ngữ?
*Ví dụ:. 
 - Lên thác xuống ghềnh
 - Bảy nổi ba chìm 
* Thành ngữ: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. 
*Chú ý: ( Xem SGK/144)
2. Nghĩa của thành ngữ:
- Có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó.
- Có thể thông qua các phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh ...
II. Sử dụng thành ngữ:
(Học ghi nhớ SGK/144)
III. Luyện tập:
Bài tập 1: Tìm và giải nghĩa thành ngữ:
a/ - Sơn hào hải vị: .
 - Nem công chả phượng: 
b/ - Khoẻ như voi: 
 - Tứ cố vô thân: 
c/ Da mồi tóc sương:
Bài tập 2: ( HS kể chuyện)
Bài tập 3: Điền thành ngữ:
- Lời ăn tiếng nói
- Một nắng hai sương
Hoạt động của GV
Trong giao tiếp, để lời nói, câu văn mang tính biểu cảm cao, chúng ta thường sử dụng thành ngữ
HĐ1.Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của thành ngữ.
- Yêu cầu HS quan sát thành ngữ lên thác xuống ghềnh
- Có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không? Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được không? Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không?Vì sao?
-Nhận xét, giải thích.
-Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì?
- Từ nhận xét trên em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh?(cụm từ có cấu tạo cố định chặt chẽ về thứ tự các từ và nội dung ý nghĩa.
- Gọi cụm từ lên thác xuống ghềnh là thành ngữ. - Vậy em hiểu thế nào là thành ngữ?
 - Kết luận và ghi bài(1).
* Lưu ý HS: Nói chung thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng một số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi chút ít.
HĐ2: Tìm hiểu về nghĩa của thành ngữ.
- Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì?
(Trải qua nhiều gian nan, vất vả và nguy hiểm) Tại sao lại nói lên thác xuống ghềnh ?
- Đưa bảng phụ ghi 2 nhóm thành ngữ 
A, tham sống sợ chết, mưa to gió lớn,nhà cao cửa rộng, 
B, Lá lành đùm lá rách, rán sành ra mỡ, khẩu phật tâm xà, chân lấm tay bùn , đi guốc trong bụng, da mồi tóc sương
-Yêu cầu HS giải nghiã, so sánh nghĩa và rút ra nhận xét.
( Nghĩa của các thành ngữ nhóm(a) dễ dàng hiểu 1 cách trực tiếp từ nghĩa đen, nghĩa bề mặt của các từ tạo nên nó. Nhưng phần lớn thành ngữ mang nghĩa hàm ẩn(nghĩa bóng) như ở nhóm(b)-> thông qua phép chuyển nghĩa: Tại sao nói lá lành đùm lá rách?
- Từ việc tìm hiểu các vd trên, em hiểu gì về nghĩa của thành ngữ ?
- Kết luận(2).
HĐ3: Tìm hiểu việc sử dụng thành ngữ
- Hãy xác định vai trò ngữ pháp và giải nghĩa của thành ngữ trong hai câu trên?
Yêu cầu: Phân tích cái hay của việc dùng các thành ngữ trong hai câu trên.(Thử so sánh hai cách nói -> rút ra nhận xét.)
GV giảng, kết luận về việc sử dụng thành ngữ.
HĐ4: Củng cố, luyện tập:
- Hướng dẫn HS làm BT 1,2,3
- Nhận xét.
GV củng cố, khắc sâu KT toàn bài. 
Hoạt động củaHS
HĐ1:
Đọc câu ca dao 
Thảo luận, giải thích
-Giải nghĩa
Rút ra kiến thức
Trình bày,
-Tìm thêm vd.
Đọc chú ý SGK.
Trả lời
Giải nghĩa
Rút ra kiến thức
 đọc ghi nhớ.
 Đọc mụ1.II/ SGK.
- Bảy nổi ba chìm: (làm vị ngữ)
 - Tắt lửa tối đèn: (làm phụ ngữ cho DT “khi”)
Đọc ghi nhớ. 
Đọc BT, xác định yêu câu 
Giải BT
V Hướng dẫn về nhà:
 1.Bài vừa học: Nắm vững KT:
 - Thế nào là thành ngữ?
 - Cách tìm hiểu nghĩa của thành ngữ.
 - Sử dụng thành ngữ.
 - Làm BT4.
 2.Bài sắp học: Trả bài kiểm tra Văn, Tiếng Việt
 Nhớ lại bài kiểm tra đã làm.
 *Bổ sung: 
 * Thành ngữ: là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm. 
 Ví dụ: Chó ngáp phải ruồi, hồn xiêu phách lạc, thắt lưng buộc bụng, giật gấu vá vai.
 Bên cạnh nội dung trí tuệ, các thành ngữ bao giờ cũng kèm theo các sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định, hoặc là kính trọng, tán thành; hoặc là chê bai, khinh rẻ; hoặc là ái ngại xót thương...
 Chẳng hạn TN nói thánh nói tướng vừa diễn đạt khái niệm "ba hoa, khoác lác" vừa kèm thêm thái độ chê bai, không tán thành; TN thắt lưng buộc bụng vừa diễn đạt k/n " tiết kiệm, dè xẻn" vừa thể hiện cả thái độ tán thành; TN chó cắn áo rách vừa biểu thị sự không may, vừa tỏ thái độ cảm thông...
 * Phân loại thành ngữ: Căn cứ cơ chế cấu tạo, có thể chia các thành ra 2 loại lớn:
 a) TN kết hợp: mẹ goá con côi, nhà tranh vách đất, mèo mả gà đồng, đầu bạc răng long,...
 b) TN hoà kết: Nuôi ong tay áo, chó ngáp phải ruồi, nước đổ lá khoai, gậy ông đập lưng ông, miệng hùm gan sứa, mèo mù vớ cá rán,... 
 * Màu sắc phong cách của TN tiếng Việt: TN tiếng Việt là một pho sách về cuộc đời VN. Qua TN tiếng Việt, chúng ta thấy hiện ra quê hương VN núi cao sông dài, rừng vàng biển bạc; hình ảnh dòng giống VN con Rồng cháu Tiên, con Hồng cháu Lạc ; chúng ta có thể tìm thấy những phẩm chất đạo đức của con người VN chịu thương chịu khó, một lòng một dạ, nhường cơm sẻ áo; chúng ta cũng có thể tìm thấy những kinh nghiệm SX và chiến đấu của người VN cày sâu cuốc bẫm, làm cỏ bỏ phân, bền gan vững chí...
 - TN đa phong cách: sông cạn núi mòn, ghi lòng tạc dạ,..
 - TN khẩu ngữ: mắt nhắm mắt mở, 
 - TN gọt giũa: tống cựu nghênh tân, đồng tâm hiệp lực,..
* Sắc thái biểu cảm và sắc thái trừu tượng, khái quát của thành ngữ tiếng Việt: Sự biểu đạt bằng TN của tiếng ta là sự biểu đạt vừa sâu sắc, vừa hấp dẫn bởi vì TN dùng những hình ảnh biểu trưng
 Ví dụ: H/a: núi cao sông dài biểu trưng cho những đặc điểm của thiên nhiên VN
 Chân lấm tay bùn dấu hiệu biểu trưng cho sự lam lũ cực nhọc của công việc đồng áng.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 48 a.doc