Giáo án Ngữ văn 7 tiết 73 - Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 73 - Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Văn bản: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

 I.Mục tiêu: Giúp HS:

 KT: - Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.

 - Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật và ý nghĩa triết lí của những câu tục ngữ trong bài học.

 - Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

 KN: Rèn kĩ năng đọc –hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động , sản xuất.

 - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống .

 TĐ: ( TH GDMT & GD KNS) Giáo dục HS lòng yêu thích lao động, say mê ham thích tìm hiểu vốn sống, vốn hiểu biết qua những câu tục ngữ thiên nhiên và lao động, sản xuất và vận dụng những bài học kinh nghiệm đúng chỗ., đúng lúc.

 

doc 7 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 6024Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 73 - Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 30.12.2010 Tiết 73: 
ND: 3.1.2011 Văn bản: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
 I.Mục tiêu: Giúp HS:
 KT: - Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.
 - Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật và ý nghĩa triết lí của những câu tục ngữ trong bài học.
 - Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
 KN: Rèn kĩ năng đọc –hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động , sản xuất.
 - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống .
 TĐ: ( TH GDMT & GD KNS) Giáo dục HS lòng yêu thích lao động, say mê ham thích tìm hiểu vốn sống, vốn hiểu biết qua những câu tục ngữ thiên nhiên và lao động, sản xuất và vận dụng những bài học kinh nghiệm đúng chỗ., đúng lúc.
 II.Chuẩn bị: GV: bài soạn, bảng phụ ghi VB, tìm thêm các câu tục ngữ cùng chủ đề
 HS: bài soạn
 III.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị SGK Ngữ văn 7 tập 2.
Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS và nhận xét.
 IV Tiến trình dạy học: 
 Nội dung
I.Đọc, tìm hiểu chung:
*.Tục ngữ: 
(chú thích* SGK/ 3,4)
II.Đọc - hiểu văn bản:
1.Tục ngữ về thiên nhiên: ( câu 1,2,3,4)
Câu 1:
- Thời gian: tháng 5 (ÂL) đêm ngắn, ngày dài; tháng 10 (ÂL) ngày ngắn, đêm dài.
- Giúp con người có ý thức chủ động sắp xếp công việc, sử dụng thời gian, sức lao động cho hợp lí theo từng mùa.
Câu 2,3,4: 
- Thể hiện kinh nghiệm dự đoán thời tiết khi nhìn nhận một số dấu hiệu trong tự nhiên.
- Giúp con người có ý thức chủ động trong việc sắp xếp công việc, và phòng chống thiên tai..
2.Tục ngữ về lao động sản xuất (câu 5,6,7,8):
Câu 5: - Khẳng định và đề cao giá trị của đất
- Phê phán hiện tượng lãng phí đất.
Câu 6: Nêu thứ tự các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người:nuôi cá, làm vườn, làm ruộng.
Câu 7: 
Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố: nước, phân, chăm sóc, giống lúa đối với nghề trồng lúa nước của nhân dân ta.
Câu 8:
Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và khâu làm đất kỹ.
* Đặc điểm về nghệ thuât: 
-Diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
-Kết cấu đối xứng .
- Thường có vần. nhất là vần lưng.
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
III.Tổng kết: 
(Ghi nhớ SGK/ 5)
IV.Luyện tập: (SGK)
Hoạt động của GV
Tục ngữ là một thể loại VHDG. Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian, là “túi khôn dân gian vô tận”. Tục ngữ có nhiều chủ đề. Tiết học này giới thiệu 8 câu tục ngữ có chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất.
HĐ1: Đọc , tìm hiểu chung.
- Theo em, thế nào là tục ngữ?
Giảng giải thêm... (nội dung, hình thức).
- Hướng dẫn đọc: dứt khoát, rõ ràng, đúng nhịp. 
 - HD tìm hiểu từ khó.
HĐ2: Đọc - hiểu văn bản.
- Văn bản này gồm tám câu tục ngữ thuộc hai nhóm. Vậy mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó.
HD tìm hiểu, phân tích từng câu tục ngữ theo nội dung câu hỏi 3 SGK.
- Nghĩa của câu tục ngữ là gì? 
 - Nghệ thuật đối, lối nói quá “chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối” có tác dụng gì? 
- Bài học được rút ra từ ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì? 
- Bài học đó được áp dụng như thế nào trong thực tế?
* Giảng và ghi bài.
- Hãy phân tích điểm giống và khác nhau ở 3 câu tục ngữ này
- Các em đã hiểu nghĩa và kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ. Vậy trong thực tế đời sống, kinh nghiệm này được áp dụng như thế nào?
(2) Tìm hiểu những câu tục ngữ thuộc nhóm 2.
- Hãy giải nghĩa câu tục ngữ 5 ? Người ta có thể sử dụng câu TN này trong những trường hợp nào?
Giải thích và ghi bài..
- Chuyển lời câu tục ngữ này sang tiếng Việt.
- Hãy giải nghĩa câu tục ngữ trên.
GV: Cơ sở khẳng định thứ tự trên là từ giá trị kinh tế thực tế của các nghề. Kinh nghiệm của câu tục ngữ không phải áp dụng ở nơi nào cũng đúng, chỉ đúng ở những vùng nào có thể làm tốt cả ba nghề trên.
- Bài học từ kinh nghiệm trên đó là gì? 
(Giúp con người biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải, vật chất.)
* Hãy cho biết nghĩa của câu tục ngữ (7) 
- Kinh nghiệm của câu tục ngữ được vận dụng như thế nào?
 - Hãy tìm một số câu tục ngữ khác gần gũi với kinh nghiệm này.
 - Em hiểu nghĩa câu tục ngữ(8)
 ? Kinh nghiệm được đúc kết trong câu tục ngữ này là gì?
- Kinh nghiệm này đi vào thực tế nông nghiệp ở nước ta như thế nào?
 - Lịch gieo cấy đúng thời vụ, cải tạo đất sau mỗi vụ.
 - Khái quát, ghi bài.
 - Hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu hỏi 4 SGK : Chỉ ra một số đặc điểm về cách diễn đạt của câu tục ngữ.
HĐ3: Tổng kết, củng cố, luyện tập.
- Qua tìm hiểu, hãy nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của VB? Em học tập được gì qua ở những câu tục ngữ trên?
 GV tổng kết, 
- Hướng dẫn HS luyện tập và phân biệt ca dao, tục ngữ, thành ngữ.
(bảng phụ)
Hoạt động của HS
HĐ1:
Trả lời theo chú thích 
Luyện đọc
Giải nghĩa từ khó
HĐ2:
Đọc thầm lại 8 câu 
tục ngữ,phân nhóm 
gọi tên từng nhóm
Trao đổi, nêu ý nghĩa, bài học.. của câu TN
Đọc câu 2,3,4.
Phân tích chỉ ra điểm giống nhau ở 3 câu (2,3,4)
Đọc câu 5
Nêu ý nghĩa...
Nêu trường hợp SD câu TN... 
Thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng
Đọc câu 7.
Nêu ý nghĩa
Tìm 1 số câu ....
 Đọc câu 8
 Nêu ý nghĩa...
Nêu trường hợp SD câu TN
Đọc lại văn bản.
VD:- Ngắn gọn (câu 5, câu 8)
- Gieo vần lưng năm - nằm, mười - cười, thì – nhì)
- Các vế đối xứng nhau (câu1, câu 5, câu 8)
- Giàu hình ảnh (câu 1,...)
Đọc ghi nhớ.
V. Hướng dẫn tự học:
 1. Bài vừa học:
 -Học thuộc những câu tục ngữ trên.
 - Nắm được nội dung, hình thức diễn đạt từng câu tục ngữ.
 - Tập sử dụng một vài câu tục ngữ trong bài họcvào những tình huống giao tiếp khác nhau , viết thành những đoạn đối thoại ngắn.
 - Sưu tầm một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động, sản xuất..
 2. Bài sắp học: Chương trình địa phương ( phần văn và tập làm văn)
 Đọc kỹ và thực hiện theo yêu cầu của tài liệu trang 17,18,19
 Sưu tầm các bài ca dao - dân ca Phú Yên
 Bổ sung:
*Tục ngữ ( tục: thói quen có lâu đời, được mọi người công nhận; ngữ: lời nói) 
 là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh và thường mang nhiều nghĩa, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân áp dụng vào đời sống, tư duy và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
* Chức năng quan trọng nhất và cơ bản nhất của nó là diễn đạt, truyền bá kinh nghiệm đời sống.
 ( Lạt mềm buộc chặt) , ( Khôn đâu đến trẻ, khoẻ đâu đến già)
* Tục ngữ có khối lượng tác phẩm rất lớn nhưng hình thức các tác phẩm lại rất nhỏ. Nó "ép chặt từng từ như xiết chặt ngón tay thành quả đấm..., dè sẻn từng tiếng làm cho lời nói cô đọng, giàu ý nghĩa". Mỗi câu tục ngữ thường chỉ gồm vài từ ngắn gọn, dài nhất cũng chỉ gồm 1 cặp lục bát: (Lúa chiêm..phất cờ mà lên). Hình thức nhỏ nhưng nội dung không nhỏ. Lời chật, ý rộng, trí tuệ và tình cảm được gói gọn trong những câu TN cô đọng có thể " đem mở tung ra, viết thành hàng cuốn sách".
Ngày soạn: 14.01.2007
Tiết 73: Văn bản: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1.KT: - Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.
- Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.
- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
2.KN: Rèn kĩ năng phân tích, tìm hiểu cấu trúc chung của tục ngữ.
3.TĐ: Giáo dục HS lòng yêu thích lao động, say mê ham thích tìm hiểu vốn sống, vốn hiểu biết.
B.Chuẩn bị: 
1.GV: bài soạn, Tập “Ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam”, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam
2.HS: Sách Ngữ văn 7 tập 2, bài soạn
C.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra SGK Ngữ văn 7 tập 2.
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS và nhận xét.
D. Tiến trình dạy học:
Nội dung chính
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Đọc, tìm hiểu chú thích.
*.Tục ngữ: 
(chú thích* SGK/ 3,4)
II.Đọc - hiểu VB:
1.Tục ngữ về thiên nhiên (câu1,2,3,4):
Câu 1:
- Thời gian: tháng 5 (ÂL) đêm ngắn, ngày dài; tháng 10 (ÂL) ngày ngắn, đêm dài.
- Giúp con người có ý thức chủ độngđể sử dụng thời gian, công việc, sức lao động cho phù hợp.
Câu 2,3,4: 
- Kinh nghiệm dự đoán thời tiết khi nhìn nhận một số dấu hiệu trong tự nhiên.
- Giúp con người có ý thức chủ động trong việc sắp xếp công việc, giữ gìn nhà cửa, hoa màu...
2.Tục ngữ về lao động sản xuất (câu 5,6,7,8):
Câu 5: 
- Khẳng định giá trị của đất.
+ Đề cao giá trị của đất.
+ Phê phán hiện tượng lãng phí đất.
Câu 6: 
- Chỉ thứ tự các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người: nuôi cá, làm vườn, làm ruộng.
- Giúp con người biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải, vật chất.
Câu 7: 
Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố: nước, phân, lao động, giống lúa đối với nghề trồng lúa nước của nhân dân ta.
Câu 8:
Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và khâu làm đất kỹ.
*Đặc điểm về hình thức của tục ngữ:
- Ngắn gọn.
- Thường có vần, nhất là vần lưng.
- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung.
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
III.Tổng kết: 
(Ghi nhớ SGK/ 5)
*Luyện tập: (SGK)
* GV vào bài: Tục ngữ là một thể loại VHDG. Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian, là “túi khôn dân gian vô tận”. Tục ngữ có nhiều chủ đề. Tiết học này giới thiệu 8 câu tục ngữ có chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất.
HĐ1: Đọc , tìm hiểu chú thích.
GV yêu cầu HS đọc chú thích * SGK.
GV giảng về khái niệm tục ngữ (nội dung, hình thức).
GV hướng dẫn học theo chú thích * SGK.
GV hướng dẫn đọc: dứt khoát, rõ ràng, đúng nhịp.
GV đọc.
HĐ2: Đọc - hiểu văn bản.
GV hỏi: Văn bản này gồm tám câu tục ngữ thuộc hai nhóm. Vậy mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó.
HS trình bày.
GV hướng dẫn tìm hiểu từng câu tục ngữ theo nội dung câu hỏi 3 /SGK.
GV hỏi: Nghĩa của câu tục ngữ là gì? Nghệ thuật?
GV hỏi: Cách đối..., cách nói quá “chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối” có tác dụng gì? 
GV hỏi: Bài học được rút ra từ ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì? Bài học đó được áp dụng như thế nào trong thực tế?
GV giảng và ghi bài.
GV hỏi: Hãy phân tích điểm giống và khác nhau ở 3 câu tục ngữ này.
(nghĩa, cơ sở thực tiễn, áp dụng kinh nghiệm...).
GV giảng.
GV hỏi: Các em đã hiểu nghĩa và kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ. Vậy trong thực tế đời sống, kinh nghiệm này được áp dụng như thế nào?
GV giảng, ghi bài.
GV nói thêm: Câu 4 có dị bản: Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thuỷ.
- Dân gian không chỉ xem ráng đoán bão mà còn xem chuồn chuồn để đoán bão. Em biết câu tục ngữ nào đúc kết kinh nghiệm này?
( Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.)
* Tìm hiểu những câu tục ngữ thuộc nhóm 2.
GV hỏi: Hãy giải nghĩa câu tục ngữ ? Kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu tục ngữ này?
GV giảng.
GV hỏi: Bài học thực tế từ kinh nghiệm này là gì?
GV giải thích và ghi bài.
* GV đọc câu 6.
GV yêu cầu: Hãy chuyển lời câu tục ngữ này sang tiếng Việt.
 GV yêu cầu: Hãy giải nghĩa câu tục ngữ trên.
GV: Cơ sở khẳng định thứ tự trên là từ giá trị kinh tế thực tế của các nghề. Kinh nghiệm của câu tục ngữ không phải áp dụng ở nơi nào cũng đúng, chỉ đúng ở những vùng nào có thể làm tốt cả ba nghề trên.
GV hỏi: Bài học từ kinh nghiệm trên đó là gì?
GV giảng và ghi bài.
GV yêu cầu: Hãy cho biết nghĩa của câu tục ngữ? Kinh nghiệm của câu tục ngữ được vận dụng như thế nào?
GV giảng và ghi bài.
GV yêu cầu: Hãy tìm một số câu tục ngữ khác gần gũi với kinh nghiệm này.
VD: Một lượt tát, một bát cơm.
 Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
GV yêu cầu: Hãy giải nghĩa câu tục ngữ? Kinh nghiệm được đúc kết trong câu tục ngữ này là gì?
GV giải thích.
GV hỏi: Kinh nghiệm này đi vào thực tế nông nghiệp ở nước ta như thế nào?
 GV: Lịch gieo cấy đúng thời vụ, cải tạo đất sau mỗi vụ.
GV khái quát, ghi bài.
GV chuyển, hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu hỏi 4 SGK. -> Chỉ ra một số đặc điểm về cách diễn đạt của câu tục ngữ.
VD:- Ngắn gọn (câu 5, câu 8)
- Gieo vần lưng (năm - nằm, mười - cười, thì – nhì)
- Các vế đối xứng nhau (câu1, câu 5, câu 8)
- Giàu hình ảnh (câu 1,...)
HĐ3: Tổng kết, củng cố, luyện tập.
GV hỏi: Qua tìm hiểu, hãy nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của VB? Em học tập được gì qua ở những câu tục ngữ trên?
GV tổng kết. 
GV hướng dẫn HS luyện tập và phân biệt ca dao, tục ngữ, thành ngữ.
(có thể dùng bảng phụ)
HS đọc chú thích .
HS luyện đọc.
HS đọc phần tìm hiểu từ khó.
* HS đọc câu 1.
HS trình bày.
HS trình bày.
HS trình bày. 
* HS đọc câu 2,3,4.
HS thảo luận, trình bày.
HS trình bày.
HS trình bày.
HS trình bày.
HS trình bày. 
HS: Thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng.
HS trình bày.
HS trình bày.
* HS đọc câu 7.
HS trình bày.
HS thực hiện.
* HS đọc câu 8.
HS trình bày.
HS trình bày.
HS thảo luận nhóm, trình bày.HS đọc văn bản.
HS trình bày, 
HS đọc ghi nhớ.
HS luyện tập.
D. Hướng dẫn về nhà:
 1.Bài vừa học:
- Học thuộc những câu tục ngữ trên.
- Nắm được nội dung, hình thức diễn đạt từng câu tục ngữ.
- Đọc thêm SGK.
- Thực hiện phần luyện tập.
- Phân biệt ca dao, tục ngữ, thành gnữ.
 2. Bài sắp học: Chương trình địa phương
- Đọc kỹ và thực hiện theo nội dung ở SGK.
E. RKN, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 73.doc