Giáo án Ngữ văn 7 tiết 86: Thêm trạng ngữ cho câu

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 86: Thêm trạng ngữ cho câu

ND: Tiết 86: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU

A. Mục tiêu: GiúpHS:

 KT: - Nắm được đặc điểm, công dụng của một số trạng ngữ (nội dung, ý nghĩa).

 - Một số trạng ngữ thường gặp.

 - Vị trí của trạng ngữ trong câu.

 KN: Nhận biết và phân biệt các loại trạng ngữ.

 TĐ(GD KNS)Có ý thức lựa chọn. sử dụng trạng ngữ đúng trong khi nói, viết.

B.Chuẩn bị: GV: bài soạn, bảng phụ

 HS: bài soạn

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 14921Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 86: Thêm trạng ngữ cho câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
ND: Tiết 86: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
A. Mục tiêu: GiúpHS:
 KT: - Nắm được đặc điểm, công dụng của một số trạng ngữ (nội dung, ý nghĩa).
 - Một số trạng ngữ thường gặp.
 - Vị trí của trạng ngữ trong câu.
 KN: Nhận biết và phân biệt các loại trạng ngữ.
 TĐ(GD KNS)Có ý thức lựa chọn. sử dụng trạng ngữ đúng trong khi nói, viết.
B.Chuẩn bị: GV: bài soạn, bảng phụ
 HS: bài soạn
C.Kiểm tra bài cũ Thế nào là câu đặc biệt? Nêu tác dụng của câu đặc biệt
 Cho 1 ví dụ về câu đặc biệt, chỉ ra tác dụng hoặc trình bày bài tập 3
D.Tổ chức các hoạt động dạy học: Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, ...Trạng ngữ có những đặc điểm gì ?...
Nội dung chính:
I.Đặc điểm của trạng ngữ:
* Bài tập:Các trạng ngữ:
- Dưới bóng tre xanh (nơi chốn)
- đã từ lâu đời (thời gian)
- đời đời, kiếp kiếp (thời gian)
- từ đời nghìn nay (thời gian)
* Có thể chuyển các trạng ngữ trên sang vị trí đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.
* Bài học: (Ghi nhớ SGK/39)
II.Luyện tập:
Bài tập 1: Trong 4 câu đã cho, câu (b) là câu có cụm từ “mùa xuân” là trạng ngữ.
Câu a: Cụm từ mùa xuân làm CN
và VN.
Câu c: phụ ngữ trong cụm động từ (bổ ngữ).
Câu d: câu đặc biệt.
Bài tập 2: Tìm trạng ngữ và phân loại
Câu a: 
- như báo trước...tinh khiết. (cách thức)
- khi đi qua ...còn tươi. (thời gian)
- trong cái vỏ xanh kia (không gian)
- Dưới ánh nắng (không gian)
Câu b:
- với khả năng...trên đây. (cách thức)
Bài tập 3: Kể thêm những loại TN khác, cho vd
Hoạt động của GV:
 HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm của trạng ngữ.
? Ở tiểu học, em dã học trạng ngữ của câu. Hãy nhắc lại trạng ngữ là gì?
Yêu cầu HS đọc đoạn trích của Thép Mới
- Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên.
-Nhận xét.
? Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì?
-Nhận xét, giải thích.
? Vậy, về mặt ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định điều gì cho sự việc nêu trong câu?
- Kết luận.
- Trở lại BT, hỏi: Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên sang vị trí nào trong câu? Hãy thực hiện việc chuyển đổi đó.
* Giảng giải: Có thể chuyển trạng ngữ trong các câu trên sang những vị trí khác nhau:
(1)- Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân
- Người dân cày VN, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang.
- Người dân ...khai hoang, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời.
(2) -Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.
- Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người.
- Tre, đời đời, kiếp kiếp, ăn ở với người.
(3)- Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
- Từ nghìn đời nay, cối xay thóc
- Cối xay.nắm thóc, từ nghìn đời nay.
? Quan sát các VD trên, cho biết khi nói, viết giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có dấu hiệu gì?
- Nhận xét.
? Tóm lại, qua BT trên, em hiểu gì về đặc điểm của trạng ngữ (nội dung, hình thức)?
- Kết luận, hướng dẫn học ghi nhớ.
HĐ2: Luyện tập, củng cố.
(1) Đưa bảng phụ (ghi bài tập).
- Hướng dẫn HS thực hiện BT 1
- Nhận xét, khái quát, ghi kết quả đúng 
(2) Hướng dẫn HS thực hiện BT 2.
- Nêu yêu cầu 
- Gợi ý:
(3) Hướng dẫn HS thực hiện BT 3
- Nêu yêu cầu 
- Gợi ý
- Nhận xét, củng cố khắc sâu kiến thức.
Hoạt động của HS:
 - Nhắc lại TN:
TN của câu là từ, tổ hợp từ làm thành phần phụ của câu nêu lên hoàn cảnh, tình hình của sự việc nói trong nòng cốt câu.
- Đọc đoạn trích
Xác định trạng ngữ
 Nêu ý nghĩa của các TN
Nhận xét, bổ sung 
Thực hiện chuyển đổi vị trí của TN và nêu nhận xét
Nhận xét, bổ sung
- Nêu các dấu hiệu khi viết
Trình bày kiến thức như ghi nhớ.
- Đọc ghi nhớ
Đọc bài tập1, 
xác định yêu cầu
Thảo luận nhóm
Trình bày ý kiến
- Đọc bài tập 2
 Nêu yêu cầu.
XĐ trạng ngữ
Thực hiện Y/c BT3
Nhắc lại đặc điểm TN 
E. Hướng dẫn tự học:
1. Bài vừa học: 
 - Nắm được đặc điểm của trạng ngữ.
 - Viết một đoạn văn ngắn có câu chứa thành phần trạng ngữ . Chỉ ra các trạng ngữ và giải thích lí do trạng ngữ được sử dụng trong các câu văn đó.
2. Bài sắp học: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh.
- Đọc kĩ từng mục, thực hiện các yêu cầu tìm hiểu.
- Soạn bài theo yêu cầu SGK.
G. RKN, bổ sung: 
 * Kể thêm các loại TN:
1. TN chỉ nguyên nhân
2. TN chỉ mục đích: Biểu thị mục đích mà hành động thể hiện ở vị ngữ hướng tới hay trạng thái mà chủ thể của hành động mong muốn đạt đến.
3. TN chỉ phương tiện
4. TN cách thức thức: Biểu thị cách thức, cung cách diễn biến của sự tình hoặc phương tiện mà chủ thể dùng để thực hiện hành động. VD: Bất thình lình trời đổ mưa.
 5. TN chỉ điều kiện, giả thiết 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 86.doc