Giáo án Ngữ văn 7 tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh

NS: Tiết 91: CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH

A/ Mục tiêu: Giúp HS:

 KT: Các bước làm một bài văn chứng minh .

 KN: Rèn kĩ năng thực hành tìm hiểu, phân tích để chứng minh, tìm ý, lập dàn ý và viết các phần, các đoạn trong các bài nghị luận chứng minh.

TĐ: Thấy được vai trò quan trọng của việc tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý có ý thức thực hiện làm bài theo từng bước để đạt kết quả.

B/ Chuẩn bị: GV: Nghiên cứu soạn bài, ghi bảng phụ.

 HS: Nắm lại các bước tạo lập văn bản, đọc kĩ đề bài, tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý

C/ Kiểm tra bài cũ: Em hiểu thế nào là phép lập luận chứng minh?

 Để bài văn chứng minh có sức thuyết phục thì các lí lẽ và dẫn chứng phải đạt yêu cầu gì?

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 6502Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: Tiết 91: 	 CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
ND: 
A/ Mục tiêu: Giúp HS:
	KT: Các bước làm một bài văn chứng minh	.
 KN: Rèn kĩ năng thực hành tìm hiểu, phân tích để chứng minh, tìm ý, lập dàn ý và viết các phần, các đoạn trong các bài nghị luận chứng minh.
TĐ: Thấy được vai trò quan trọng của việc tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý có ý thức thực hiện làm bài theo từng bước để đạt kết quả.
B/ Chuẩn bị:	GV: Nghiên cứu soạn bài, ghi bảng phụ.
	HS: Nắm lại các bước tạo lập văn bản, đọc kĩ đề bài, tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý
C/ Kiểm tra bài cũ: Em hiểu thế nào là phép lập luận chứng minh?
 Để bài văn chứng minh có sức thuyết phục thì các lí lẽ và dẫn chứng phải đạt yêu cầu gì?
D/ Tổ chức các hoạt động dạy học: 
Ở tiết trước, các em đã nắm được phương pháp lập luận chứng minh, nhưng để làm tốt một bài văn nghị luận chứng minh cũng như các bài văn khác, ta cần phải tiến hành theo những bước nào? Tiết học hôm nay sẽ giúp
Nội dung
I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh:
Đề: Nhân dân ta thường nói: "Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
Đề yêu cầu chứng minh tư tưởng của câu tục ngữ "Có chí thì nên" là đúng đắn.
2. Lập dàn bài: 
 (SGK trang 49)
3. Viết bài:
a) Viết phần mở đầu
b) Viết phần thân bài
(Phải có liên kết: chuyển từ mở bài sang thân bài)
c) Viết phần kết bài
4. Đọc bài và sửa chữa:
II. Luyện tập: 
- Thực hiện theo 4 bước.
- So sánh: Cả 2 đề đều mang ý nghĩa khuyên nhủ con người phải bền lòng, không nản chí giống như đề bài trên "Có chí thì nên" tuy cách thức diễn đạt khác nhau.
Hoạt động của GV
HĐ1: Tìm hiểu các bước làm bài văn lập luận chứng minh
- Hãy nêu các bước của quá trình tạo lập VB. - Ghi đề bài, hướng dẫn HS thực hiện từng bước cho đề.
Bước1: Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Hãy xác định yêu cầu chung của đề.
- Theo em, câu tục ngữ khẳng định điều gì?
- Chí ở đây có nghĩa là gì?
Trong bài văn tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh em đã biết có 2 cách lập luận:
(1) là nêu dẫn chứng xác thực 
(2) là nêu lí lẽ
Với đề trên em sẽ nêu những luận cứ nào?
- Hãy kể những tấm gương bền bỉ vượt khó khăn, bệnh tật, không chịu lùi bước trước những khó khăn thất bại..
 (gương anh Nguyễn Ngọc Ký..; Với bài: Đôi chân đẩy lùi số phận viết về bạn Ngô Minh Phú ở xã Thọ Thành, Yên Thành, Nghệ An)
Bước 2: Tìm hiểu cách lập dàn ý:
? Bài văn nghị luận thường có mấy phần đó là những phần nào? Nhiệm vụ của mỗi phần là gì?
- Với đề này phần mở bài có nhiệm vụ gì?
- Phần thân bài sẽ giải quyết như thế nào?
- Phần kết bài ta sẽ làm gì?
? Qua việc tìm hiểu dàn bài của bài văn trên, em có kết luận gì về dàn bài chung của bài văn nghị luận chứng minh?
Bước 3: Viết bài
* Yêu cầu HS viết mở bài
- Khi viết mở bài có cần lập luận không?
- Ba cách mở bài ấy khác nhau về cách lập luận như thế nào? 
- Các cách mở bài ấy có phù hợp với yêu cầu của bài không?
* Hướng dẫn HS viết phần thân bài.
- Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết được với phần mở bài?
- Viết đoạn phân tích lí lẽ như thế nào?
- Viết đoạn nêu dẫn chứng như thế nào?
* Yêu cầu HS đọc (c) kết bài
- Theo em những kết bài đó đã hô ứng với mở bài chưa?
- Kết bài đó đã cho thấy luận điểm đã được chứng minh chưa?
Bước 4: Đọc bài và sửa chữa
* Nêu vấn đề: Viết bài xong có cần đọc lại bài không? Việc đọc lại nhằm mục đích gì?
? Qua việc tìm hiểu trên hãy cho biết, muốn làm bài văn lập luận chứng minh, ta phải tiến hánh các bước như thế nào?
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập:
- Ở lớp: Chỉ so sánh 2 đề g nét giống và khác nhau.
Hoạt động của HS
Trình bày các bước
- Nêu 4 bước
Đọc kĩ đề
- xác định yêu cầu chung của đề (chứng minh tư tưởng của câu tục ngữ là đúng đắn)
Trình bày các luận cứ
- Xác định các lí lẽ cần trình bày, tìm dẫn chứng để chứng minh.
Lắng nghe 
Tham khảo dàn ý SGK
Trả lời
Đọc các đoạn mở bài mục 3 SGK
Viết mở bài
Thực hiện
Dựa vào dàn ý (TB)
để trình bày cách viết phần thân bài.
Đọc (c) kết bài
Viết kết bài
Việc đọc kiểm tra bài là cần thiết 
Đọc ghi nhớ SGK trang 50
Xác định yêu cầu của đề
- So sánh rút ra nhận xét ..
E/ Hướng dẫn tự học:
	1. Bài vừa học: - Học thuộc ghi nhớ, nắm được 4 bước làm bài văn nghị luận chứng minh
	 - Hoàn chỉnh yêu cầu (1) của luyện tập
 - Sưu tầm một số văn bản chứng minh để làm tài liệu học tập.
 - Xác định luận điểm, luận cứ, trong một bài văn nghị luận chứng minh.
	2. Bài sắp học: Luyện tập lập luận chứng minh
	Đọc kĩ từng mục, thực hiện các yêu cầu theo mục (2) gợi ý cho đề bài đã cho
G. RKN, bổ sung:
 * Câu chuyện về câu bé Phú - Một tấm gương về nghị lực vượt khó - không có đôi tay
 Nhưng nhờ có chí đã giúp cậu bé vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 91.doc