Giáo án Ngữ văn 7 tuần 27 tiết 97–Văn bản Ý nghĩa văn chương ( Hoài Thanh )

Giáo án Ngữ văn 7 tuần 27 tiết 97–Văn bản Ý nghĩa văn chương ( Hoài Thanh )

TUẦN 27

TIẾT 97–VĂN BẢN

Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG

 ( Hoaì Thanh )

A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được quan niệm của nhà văn Hoài Thanh về nguồn gốc, công

dụng và ý nghĩa của văn chương trong lịch sử nhân loại.

- HS thấy được luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một bài

văn nghị luận của nhà văn Hoài Thanh từ đó rút ra nghệ thuật nghị luận đắc sắc, độc đáo của Hoài Thanh.

2. Kĩ năng: Giúp HS rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản nghị luận văn học;

- Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận;

- Vận dụng kiến thức để trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tuần 27 tiết 97–Văn bản Ý nghĩa văn chương ( Hoài Thanh )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:27/ 02/ 2012
TUẦN 27
TIẾT 97–VĂN BẢN
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
	 ( Hoaì Thanh )	
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Kiến thức: Giúp HS hiểu được quan niệm của nhà văn Hoài Thanh về nguồn gốc, công
dụng và ý nghĩa của văn chương trong lịch sử nhân loại.
HS thấy được luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một bài
văn nghị luận của nhà văn Hoài Thanh từ đó rút ra nghệ thuật nghị luận đắc sắc, độc đáo của Hoài Thanh.
Kĩ năng: Giúp HS rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản nghị luận văn học;
Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận;
Vận dụng kiến thức để trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.
CHUẨN BỊ
-GV nghiên cứu bài, soạn bài, chuẩn bị tranh ảnh minh họa về tác giả và bảng phụ.
- HS học bài cũ, đọc trước văn bản đã học.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
*Câu hỏi: 	Em hãy nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật nghị luận trong bài
“Đức tính giản dị của Bác Hồ”.
Bài mới:
*Vào bài:	Đến với văn chương, trong đó có việc học văn chương, có nhiều ddiefu cần hiểu biết, nhưng có ba điều cần hiểu biết nhất là: Văn chương có nguồn gốc từ đâu, văn chương là gì và văn chương có công dụng gì trong cuộc sống. Bài viết “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, một nhà phê bình văn học có uy tín lớn, sẽ cung cấp cho chúng ta một cách hiểu,một cách quan niệm đúng đắn và cơ bản về những điều cần biết đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
-GV hướng dẫn HS đọc với giọng rành mạch vừa xúc cảm, chậm và sâu lắng.
- Chú ý các chú thích (4),(5),(9),(11)
? Nêu tóm tắt những nét chính về tác giả và tác phẩm?
? có thể chí bố cục của bài văn như thế nào?
?Tương ứng với mỗi phần có nội dung như thế nào?
? Bài văn thuộc kiểu nghị luận nào trong hai loại sau? Giải thích vì sao?
Nghị luận chính trị – xã hội
Nghị luân văn chương.
Hoạt động 2:
Bước 1:
HS chú ý phần thứ nhất của văn bản.
? Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
-Cốt yếu là cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là nói tất cả.
? Vậy, quan niệm như thế đã đúng chưa?
? ngoài quan niệm của Hoài Thanh như trên, em hãy nêu một số quan niệm về văn chương mà em biết?
“Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao
động của con người.”
? Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống .sáng tạo ra sự sống”
Em hãy giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó?
Những câu hát về tình cảm gia đình;
Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước; Những câu hát than thân.
? Bên cạnh những bài xuất phát từ lòng thương người thì văn chương cũng có những bài nhằm mục đích châm biếm, đả kích. Vậy từ thực tế đó em co suy nghĩ như gì về quan điểm văn chương của Hoài Thanh?
Bước 2:
-HS đọc đoạn văn từ “ Vậy thì, hoặc hình dung sự sống” đến hết văn bản và trả lời câu hỏi.
? Để nêu lên tác dụng của văn chương, tác giả đã nhắc lại nguồn gốc của văn chương: “ Nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha”. Từ đó, tác giả chỉ ra công dụng lớn lao của văn chương là gì?
- “ giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”. 
? Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương đối với con người có biểu hiện cụ thể như thế nào? thể hiện trong những câu văn nào?
-Một người hằng ngày.hay sao?
- Văn chương gây cho tađến trăm nghìn lần.
? Tiếp theo, Hoài Thanh dành hai câu văn để nói về công dụng của văn chương đối với đời sống xã hội. Em hãy cho biết đó là hai câu văn nào?
? Khi nói: “Có kẻ nóitiếng suối nghe mới hay ”, tác giả muốn khẳng định sức mạnh nào của văn chương?
? Khi nói: “ Nếu pho lịch sửnghèo nàn đến bậc nào ”, tác giả muốn nói lên sức mạnh nào của văn chương? 
? Qua đây em thấy, văn chương có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống xã hội như thế nào?
? Như vậy, bằng 4 câu văn bàn về công dụng của văn chương, Hoài Thanh đã giúp ta hiểu thêm những ý nghĩa sâu sắc nào của văn chương?
Văn chương làm giàu tình cảm con người
Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc
sống.
Hoạt động 3:
? Tác phẩm nghị luận văn chương của Hoài Thanh mở ra cho em những hiểu biết mới mẻ, sâu sắc nào về ý nghĩa của văn chương?
? Bài văn nghị luận của Hoài Thanh có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong số các ý sau để trả lời:
Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;
L.L chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc;
Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
? Hãy tìm một đoạn trong văn bản để dẫn chứng và làm rõ ý đã chọn?
? Qua văn bản này, em hiểu thêm điều gì về tác giả Hoài Thanh?
Am hiểu văn chương.
Có quan điểm rõ ràng, xác đáng về văn
chương.
Trân trọng, đề cao văn chương.
TÌM HIỂU CHUNG
Đọc, tìm hiểu từ khó
*Từ khó: Theo 12 chú thích SGK.
Tác giả, tác phẩm
SGK, tr 61- 62
Bố cục: 2 phần
 Từ đầu đến “gợi lòng vịt tha”=> Nguồn
gốc cốt yếu của văn chương.
Phần còn lại => Công dụng của văn
chương.
Phương thức nghị luận:
Nghị luận văn chương => làm sáng tỏ một vấn đề của văn chương, đó là ý nghĩa văn chương.
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương
“Là lòng thương người, và rộng ra là
thương cả muôn vật, muôn loài. ”
+ “Văn chương sẽ là .vạn trạng” => V/c phản ánh cuộc sống.
+ “V/c còn sáng tạo ra sự sống” => V/c dựng ra những hình ảnh mới, đưa ra những ý tưởng hiện tại chưa có.
Là quan niệm đúng, rất có lí nhưng không
phải là duy nhất.
Công dụng của văn chương
Khơi dậy những trạng thái cảm xúc cao
thượng của con người.
=> Văn chương có sức cảm hóa lạ lùng.
Rèn luyện, mở rộng thế giới tình cảm của
con người.
Văn chương đã chăm lo, vun đắp, làm
giàu cho đời sống tâm hồn, tình cảm của con người ó Văn chương làm giàu tình cảm con người.
Văn chương làm đẹp và hay những thứ
bình thường trong cuộc sống.
Các thi nhân, văn nhân làm giàu thêm
cho lịch sử nhân loại.
Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc
sống.
TỔNG KẾT
Ghi nhớ ( sgk/tr.63 )
Nội dung:
Nghệ thuật:
.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Và văn chương có công dụng như thế nào?
HS học bài cũ, nắm nội dung và nghệ thuật của văn bản; chuẩn bị bài mới: Tiết 98.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 97 Y NGHIA VAN CHUONG.doc