Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Ý nghĩa văn chương

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Ý nghĩa văn chương

A-Mục tiêu :

1.Kiến thức:giúp học sinh hiểu:

-Sơ giản về tác giả Hoài Thanh.

-Hiểu được q.niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu của văn chương trong lịch sử loài người.

-Hiểu được phần nào trong cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận,phong cách nghị luận của nhà phê bình kiệt xuất Hoài Thanh.

2.Kỹ năng:

- Đọc ,cảm nhận,phân tích bố cục,dẫn chứng,lý lẽ,cách triển khai luận điểm;lời văn trình bày có cảm xúc,có hình ảnh trong văn bản nghị luận chứng minh.

- Vận dụng trình bày luận điểm cùng lời văn có cảm xúc,hình ảnh vào bài văn nghị luận.

3.Thái độ: say mê và yêu thích văn nghị luận nói riêng,môn văn học nói chung.

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Ý nghĩa văn chương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI DẠY BÁM SÁT CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG.
Môn Ngữ văn 7 - Tiết 98
Bài:Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG (Tiết 1)
	 -Hoài Thanh-
A-Mục tiêu : 
1.Kiến thức:giúp học sinh hiểu:
-Sơ giản về tác giả Hoài Thanh.
-Hiểu được q.niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu của văn chương trong lịch sử loài người.
-Hiểu được phần nào trong cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận,phong cách nghị luận của nhà phê bình kiệt xuất Hoài Thanh.
2.Kỹ năng:
- Đọc ,cảm nhận,phân tích bố cục,dẫn chứng,lý lẽ,cách triển khai luận điểm;lời văn trình bày có cảm xúc,có hình ảnh trong văn bản nghị luận chứng minh.
- Vận dụng trình bày luận điểm cùng lời văn có cảm xúc,hình ảnh vào bài văn nghị luận.
3.Thái độ: say mê và yêu thích văn nghị luận nói riêng,môn văn học nói chung.
B-Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Giáo án điện tử.
- Máy trình chiếu.
- Bảng nhóm.
2.Học sinh:
- Bài soạn.vở ghi,sách giáo khoa.
C-Tiến trình lên lớp: 
 1.Bài cũ:
?Sau khi học xong Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ,em hiểu thêm gì về Bác?
?Trong cuộc sống cũng như trong học tập em có được xem là người giản dị không?Cụ thể là những hành động việc làm nào?
-Học sinh trình bày.
- Lớp nhận xét.
-Giáo viên chốt.
 2.Bài mới: 
Hoạt động 1:Giới thiệu bài:Từ nhỏ chúng ta đã được nghe ông bà kể chuyện cổ tích,nghe mẹ hát những lời ca dao- dân ca ngọt ngào.lớn lên ta được đọc,được học những bài thơ,truyện ngắn.Những câu chuyện cổ tích,ca dao,những bài thơ,những tác phẩm truyện ấy chính là những áng văn chương.Văn chương nghệ thuật là một trong những hoạt động tinh thần lý thú,bổ ích đói với con người.Nhưng nguồn gốc,ý nghĩa và công dụngcủa văn chương là gì thì có rất nhiều quan niệm khác nhau.Nhà phê bình văn học xuất sắc có uy tín lớn – Hoài Thanh-sẽ cung cấp cho chúng ta một cách hiểu,một quan niêm đúng đắn,cơ bản về những điều đó trong tiết học hôm nay.
 Hoạt động của thầy-trò
 Nội dung kiến thức
Hoạt động 2:
?Dựa vào chú thích*, trình bày những hiểu biết về tác giả Hoài Thanh ?
-Trình chiếu:+ Hình ảnh tác giả.
 + Hình ảnh cuốn Thi nhân Việt Nam.(công trình nổi tiếng)
? Hãy nêu xuất xứ của văn bản này?
 - Trình chiếu:Cuốn sách Văn chương và hành động,Bình luận văn chương.
+Hd đọc: Giọng chậm rãi, sâu lắng, rành mạch, biểu lộ cảm xúc.
- Gv cùng 3 học sinh đọc.
- Nhận xét cách đọc.
?Em hiểu thế nào là văn chương?Hình dung nghĩa là thế nào?Vị tha là gì?
- Học sinh nhìn vào chú thích sách giáo khoa trình bày.
? Những từ chúng ta vừa tìm hiểu thuộc dòng từ mượn nào em đã học?(Từ Hán Việt)
?Văn bản được viết theo thể loại gì trong hai thể loại sau?Giải thích lý do?
- Trình chiếu hai thể loại.
+GV: Bài Tinh thần yêu nước của n.dân ta là văn chính luận bàn về vấn đề chính trị xã hội.Còn ý nghĩa văn chương bàn về vấn đề thuộc lĩnh vực văn chương.
?Ta có thể chia bài văn thành mấy phần, nội dung của từng phần là gì ?Vì sao chỉ có hai phần? (Vì là đoạn trích trong một bài nghị luận dài nên văn bản chúng ta học không đầy đủ 3 phần hoàn chỉnh.)
+GV:Để biết cụ thể Hoài thanh đã chuyển tải tới người đọc điều gì về nguồn gốc,ý nghĩa và công dụng của văn chương cô trò chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết văn bản.
Hoạt động 3:
 +Hs đọc đoạn 1,2(Phần 1)
- Trình chiếu đoạn văn.
?Tác giả đi tìm ý nghĩa văn chương bắt đầu từ câu chuyện gì ? Đây có phải là dẫn chứng không?Nhận xét về cách nêu dẫn chứng,cách nêu vấn đề ?
+GV:Kể chuyện không phải để người đọc hiểu chuyện mà để khái quát vấn đề để bàn bạc,nghị luận.Cách vào đề này nói riêng,trong cả bài nói chung đã trở thành phong cách nghệ thuật khá độc đáo của nhà văn Hoài Thanh.
?Vậy đâu là câu văn nêu lí lẽ ? (Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca).
?Từ câu chuyện này tác giả muốn cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương như thế nào ? 
?Từ câu chuyện ấy tác giả đi đến kết luận gì ? 
?Cốt yếu có nghĩa là gì?
+GV:Hoài Thanh dùng từ cốt yếu sau từ nguồn gốc để chỉ rõ nguồn gốc chính,nguồn gốc quan trọng của văn chương là lòng thươngĐây là cách nói khéo léo,mềm dẻo,không áp đặt cũng không khẳng định quan niệm của mình là duy nhất hay bao quát những quan niệm khác.
?Đây có phải là luận điểm không ?
+GV: Câu chuyện có lẽ là một chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa. Đây chính là lí lẽ để chuyển tiếp đến luận điểm.
?Em có nhận xét gì về vị trí của luận điểm trong đoạn văn ? Vị trí ấy cho thấy luận điểm được trình bày theo cách nào?
?Hoài Thanh muốn nói nguồn gốc của văn chương là gì qua luận điểm trên?
?Ví dụ về những tác phẩm văn chương đã học để chứng minh cho luận điểm trên?
Học trình bày.
Giáo viên nhận xét,bổ sung.
 - Có ý kiến cho rằng:Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương như vậy là đúng nhưng chưa đủ.Em đồng ý không?Vì sao?
- Học sinh hoạt động nhóm.
- Trình bày.
- Trình chiếu:3 bộ tranh.Học sinh quan sát.
Tranh 1:Em có biết những câu tục ngữ này không?Nó ra đời từ đâu?Nguồn gốc của văn chương bắt nguồn từ đâu?(Từ lao động)
Tranh 2:Em biết những câu thơ ở những bức tranh trên không?Văn chương còn bắt nguồn từ đâu?(Từ cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc)
Tranh 3:Em còn nhớ những hình ảnh minh họa trên ở những câu chuyện cổ tích nào em đã học không?Văn chương bắt nguồn từ đâu?(Từ ước mơ,khát vọngcủa con người).
?Những quan niệm trên có loại trừ nhau không?(Không,ngược lại còn bổ sung cho nhau.)
Hoạt động 4:
- Trình chiếu:+Bài tập trắc nghiệm.
 +Sơ đồ tư duy bỏ trống(học sinh điền nội dung đã học)
+GV:Nội dung còn lại ta sẽ tìm hiểu ở tiết học sau.
? Theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
+GV:Cho đến nay nguồn gốc thực sự và đầy đủ của văn chương đang là một vấn đề chưa hoàn toàn thống nhất.Bởi vậy,ta chỉ nên xem xét ý kiến của Hoài Thanh là một trong những quan niệm về nguồn gốc của văn chương mà thôi.
Hoạt động 5: Dặn dò
- Xem sơ đồ tư duy và chuẩn bị cho tiết sau.
- Tìm hiểu 1 số từ Hán Việt ở phần 2.
-Học thuộc đoạn văn trong bài mà em yêu thích.
I-Tìm hiểu chung
1.Tác giả – Tác phẩm:
a-Tác giả: Hoài Thanh 
- Tên thật: Nguyễn Đức Nguyên. (1909-1982).
- Quê: xã Nghi Trung,huyện Nghi Lộc,tỉnh Nghệ An.
- Là nhà phê bình văn học xuất sắc TK XX.
- Nhà nước phong tặng giải thưởng HCM năm 2000.
- Là tác giả tập Thi nhân Việt Nam-Công trình nghiên cứu nổi tiếng về phong trào Thơ mới.
b-Tác phẩm: 
-Viết 1936.
- In trong sách "Văn chương và hành động". 
2.Đọc-Tìm hiểu kết cấu:
a.Đọc
b.Từ khó: 1 số từ Hán Việt.
c.Thể loại:Nghị luận văn chương
d.Bố cục: 2 phần.
-Đoạn 1,2,: Nguồn gốc của văn chương.
-Đoạn 3,4,5,6,7,8:Ý nghĩa và công dụng của văn chương.
II-Tìm hiểu chi tiết:
1-Nguồn gốc của văn chương:
-Chuyện con chimbịthươngtiếng khóc của thi sĩ .
=>Dẫn chứng thực tế,nêu vấn đề tự nhiên,hấp dẫn từ việc kể một câu chuyện đời xưa.
->Văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt.
-Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
->Luận điểm ở cuối đoạn- Trình bày đoạn văn theo lối qui nạp, từ cụ thể đến k.quát.
=>Nguốn gốc của văn chương là tình thương,lòng nhân ái.
III-Luyện tập,cũng cố.
 Nguyễn Thị Minh Lệ
 Giáo viên Trường trung học cơ sở Quảng Minh
 Quảng Trạch – Quảng Bình

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 98.doc