Giáo án Ngữ văn 8 tuần 8

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 8

Tuần 8 ; Tiết 29-30 Văn bản: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

 (Trích, - O. HEN-RI )

(Giáo dục kĩ năng sống)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :

- Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong truyện.

- Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn của tác giả.

- Trọng tâm:

 + Kiến thức: * Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.

 * Lòng cảm thông, sự chia sẻ giữa những nghệ sĩ nghèo.

 * Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.

 + Kĩ năng: * Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc - hiểu tác phẩm.

 * Phát hiện, phân tích đạc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.

 * Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.

 

doc 8 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/09/2011
Tuần 8 ; Tiết 29-30 Văn bản: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
 (Trích, - O. HEN-RI )
(Giáo dục kĩ năng sống)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
- Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong truyện.
- Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn của tác giả. 
- Trọng tâm:
 + Kiến thức: * Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.
 * Lòng cảm thông, sự chia sẻ giữa những nghệ sĩ nghèo.
 * Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
 + Kĩ năng: * Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc - hiểu tác phẩm.
 * Phát hiện, phân tích đạc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
 * Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
B. CHUẨN BỊ : 	
 .- GV: SGK, SGV, saùch Höôùng daãn thöïc hieän CKTKN moân Ngöõ Vaên; Giaùo aùn. 
 - HS: Hoïc baøi cuõ ; Chuaån bò baøi mới.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG 
1. Kiểm tra bài cũ :
G:? Đôn-ki-hô-tê là người như thế nào ? 
G:? Xan-chô Pan-xa có tính cách ra sao ?
G:? Tìm những chi tiết thể hiện sự tương phản của hai nhân vật trên ? 
2. GV giới thiệu bài mới :Mĩ là một đất nước có thành tựu lớn về tiểu thuyết và truyện ngắn, trong 11 giải Nobel có đến 8 giải về tiểu thuyết và truyện ngắn. O. Hen –ri dù không được giải Nobel nhưng lại nổi tiếng khắp thế giới với truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một phần trích của truyện này 
HOẠT ĐỘNG 2 :TÌM HIỂU CHUNG
G:? Nêu và nét về tác giả và tác phẩm ? 
Vài Hs nêu dựa vào phần chú thích
G:? Hãy nêu vị trí của phần trích trong tác phẩm ?
à Đoạn trích này là phần cuối của truyện ngắn cùng tên
GV giới thiệu giọng đọc văn bản: giọng nhẹ nhàng, tình cảm, cảm động,
- GV đọc một đoạn văn rồi gọi HS đọc văn bản. (đọc một lượt)
G:? Phần trích gồm những nhân vật nào ? 
à Cụ Bơ-men, Xiu, Giôn-xi và bác sĩ. 
HOẠT ĐỘNG 3: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
G:? Em biết gì về nhân vật Giôn-xi ? 
G:? Cô đang trong cảnh ngộ ra sao ? Tâm trạng cô như thế nào?
àH:trao đổi thảo luận nhanh trong bàn rồi vài em trình bày
G:? Giôn-xi có tâm trạng như thế nào khi cô nhìn những chiếc lá thường xuân cứ rụng dần cho đến lúc nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn tồn tại ?
àH: Chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi, bí ẩn ; Muốn chết là một tội; Hy vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ.
GV bổ sung thêm: Giôn-xi và Xiu là hai nữ họa sĩ nghèo ở trong một căn phòng gần công viên Oa-sinh-tơn. Xiu bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng, không muốn sống nữa. Cô im lặng nhìn và đếm những chiếc lá trên cây thường xuân leo bám vào tường gạch phía trước mặt rụng dần. Cô chờ khi chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi lìa đời
* Chuyển mục:
G:? Ngoài Giôn-xi, trong truyện còn có những nhân vật nào?
àH: Ngoài Giôn-xi còn có Xiu, Cụ Bơ-men, bác sĩ,
G:? Trong những nhân vật này, ai là nghệ sĩ?
àH: Giôn-xi , Xiu, cụ Bơ-men.
G:? Hãy nêu hiểu biết của em về nhân vật Xiu ?
HS nêu theo cảm nhận về nhân vật Xiu
G:? Xiu đã lo lắng cho Giôn-xi như thế nào ? 
àH: Sợ sệt nhìn cây thường xuân; Gương mặt hốc hác vì sợ Giôn-xi chết; Động viên, chăm sóc Giôn-xi, nấu cháo, mời bác sĩ .
G:? Em hãy tìm bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nếu Xiu được biết thì truyện có bớt sức hấp dẫn không ?
GV phân tích thêm: Khi Giôn-xi yêu cầu Xiu kéo tấm mành lên thì Xiu làm theo một cách chán nản nhưng “Ô kìa! Chiếc lá vẫn còn bám lên tường gạch.” Qua thán từ Ô kìa ta không chỉ thấy sự ngạc nhiên của Giôn-xi mà nó còn diễn tả nỗi ngạc nhiên của Xiu nữa. 
àH: Nếu Xiu biết trước ý định của cụ Bơ-men Xiu không bất ngờ, chúng ta không được thưởng thức cả đoạn văn thể hiện tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của Xiu 
G:? Em biết gì về cụ Bơ-men và ước mơ của cụ ?
GV giới thiệu: Cụ Bơ-men là một họa sĩ ngoài 60 tuổi, râu xồm, kiếm ăn bằng cách ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ. Cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng đã bốn chục năm nay vẫn chưa thực hiện được.
 G:? Khi ngìn thấy cây thường xuân cụ Bơ-men có thái độ như thế nào? Tại sao cụ lại có thái độ như vậy ? 
àH: Sợ sệt, im lặng; vì cụ thương yêu, lo lắng cho số mệnh của Giôn-xi.
G:? Cụ Bơ-men đã làm gì để cứu Giôn-xi ?
àH: Âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết. 
G:? Tại sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết ?
àH: Tạo sự bất ngờ cho Giôn-xi và gây hứng thú bất ngờ cho người đọc. 
GD KNS: G:? Vì sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác ? Ý nghĩa của hình ảnh chiếc lá cuối cùng là gì?
àH: Vì vẽ rất chiếc lá khiến Giôn-xi tưởng là chiếc lá thật. Chiếc lá là một kiệt tác vì nó đem lại sự sống cho Giôn-xi, nó đã được vẽ bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng
G:? Tại sao nhà văn lại kết thúc bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi nói hay phản kháng gì ? 
àH: Truyện sẽ có dư âm, để cho người đọc nhiều suy nghĩ, dự đoán.
HOẠT ĐỘNG 4 : TỔNG KÊT 
G:? Em hãy chứng minh truyện Chiếc lá cuối cùng của O- Hen-ri qua đoạn trích này được kết thúc trên hai cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho người đọc ?
àH: +Giôn-xi từ chỗ đi gần đến cái chết --> thoát cơn nguy hiểm. + Bơ-men khỏe mạnh --> chết bất ngờ. 
G:? Sự đảo ngược tình thế hai lần có những điểm gì chung ?
 àH: Cả hai đều liên quan đến bệnh viêm phổi và chiếc lá cuối cùng.
G:? Ngoài ra truyện còn có những đặc sắc nghệ thuật nào ? 
*G:? Truyện ca ngợi những ai ? Về điều gì? 
G:? Như vây theo em, truyện có ý nghĩa gì?
àHS trả lời.
GV nhận xét, phân tích thêm mục đích sáng tạo nghệ thuật của nhà văn O. Hen-ri: “nghệ thuật vị nhân sinh”
I.TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: O. Hen-ri (1862 – 1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Tinh thần nhân đạo cao cả được thể hiện một cách cảm động là điểm nổi bật trong các tác phẩm của ông.
2. Tác phẩm : Đoạn trích này là phần cuối của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.
II. ĐỌC – HIÊU VĂN BẢN :
1. Cảnh ngộ và tâm trạng của Giôn-xi :
- Cảnh ngộ: là nữ họa sĩ nghèo ở trong một căn phòng gần công viên Oa-sinh-tơn. Cô đang bị bệnh sưng phổi.
- Tâm trạng: tuyệt vọng, không muốn sống nữa.
- Từ tuyệt vọng, thản nhiên đón cái chết, Giôn-xi đã hồi sinh nhờ chiếc lá.
2. Hình tượng những người nghệ sĩ khác:
a. Xiu:
 Xiu thương yêu, chăm sóc chu đáo ân cần cho Giôn-xi, vì Giôn-xi hơn cả bản thân mình.
b. Cụ Bơ-men:
- Dù không nói ra lời nhưng tình yêu thương cụ dành cho Giôn-xi thật cảm động. 
- Trong đêm mưa tuyết cụ vẽ chiếc lá thường xuân trên tường, nhen lên niềm tin, niềm hi vọng và nguồn sống cho Giôn-xi.
2. Ý nghĩa của hình ảnh chiếc lá cuối cùng: 
 Hình ảnh chiếc lá cuối cùng là tác phẩm nghệ thuật chân chính: vì sự sống của con người.
III. TỔNG KẾT:
1. Nghệ thuật :
- Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần gây hứng thú, bất ngờ cho thiên truyện. 
- Dàn dựng cốt truyện chu đáo, các tình tiết được sắp xép tạo hứng thú đối với độc giả.
2. Ý nghĩa văn bản : Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó, tác giả thể hiện quan điểm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
HOẠT ĐỘNG 5 :HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Ngoài văn bản, chú thích và câu hỏi đoc – hiểu văn bản, chú ý đọc tóm tắt phần đầu của truyện để nắm được cốt truyện.
- Nhớ một số chi tiết hay trong tác phẩm.
- Soạn bài : Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt). 
*Rút kinh nghiệm:
....
Ngày soạn:30/9/2011
Tuần 8 ; Tiết 31
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 (PHẦN TIẾNG VIỆT)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hệ thống hóa từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng trong giao tiếp ở địa phương các em sinh sống.
- Trọng tâm:
 + Kiến thức: Các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
 + Kĩ năng: Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích, ruột thịt. 
- Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ nào trùng với từ ngữ toàn dân, những từ nào không trùng với từ ngữ toàn dân.
B. CHUẨN BỊ : 
 - GV: SGK, SGV, saùch Höôùng daãn thöïc hieän CKTKN moân Ngöõ Vaên; Giaùo aùn, bảng phụ
 - HS: Hoïc baøi cuõ ; Chuaån bò baøi mới.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG 
1. Kiểm tra bài cũ 
G:? Cho biết chức năng của tình thái từ? 
G:? Cho ví dụ vài câu về tình thái từ, phân tích sự khác nhau trong cách sử dụng chúng tùy đối tượng giao tiếp. 
G:? Giải thích ý nghĩa của tình thái từ trong những câu sau đây : 
a. Cái áo này đẹp nhỉ !
b. Thôi đành chờ thêm nửa tiếng vậy. 
Vài HS trình bày và bổ sung nhận xét.GV kết luận, ghi điểm.
2. GV giới thiệu bài mới 
 Trong lớp từ ngữ địa phương có nhiều từ trùng hoặc không trùng với từ ngữ toàn dân, nhất là những từ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích. Việc tìm các từ ngữ trong bảng thống kê mà em đã chuẩn bị đã cho thấy điều này. 
HOẠT ĐỘNG 2 : CỦNG CỐ KIẾN THỨC
G:? Hãy nhắc lại, thế nào là từ toàn dân ? 
HS nhớ lại kiến thức đã học ở tiết 17, tuần 5 rồi trình bày, và lấy ví dụ mimnh họa.
G:? Hãy nêu một số từ ngữ toàn dân chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích ?
àH:ông, bà ,bố, mẹ, anh, chị, em,
GV nhận xét, bổ sung rồi chốt ý,
G:? Vậy thế nào là từ ngữ địa phương? Hãy nêu ví dụ minh họa ?
G:? Hãy nêu một số từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích ? 
àH: o, mự, mệ, mạ, tía,
Vài HS trình bày và bổ sung nhận xét
GV nhận xét, bổ sung rồi chốt ý,
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Yêu cầu HS thảo luận nhóm ra bảng phụ, theo mẫu cột (dưới); Cac nhóm thi nhanh.
- Đại diện các trình bày kết quả điều tra.
- GV nhận xét và cho điểm.
I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC:
1. Từ toàn dân:
 Từ toàn dân là từ ngữ được sử dụng rộng rãi trong toàn quốc.
Ví dụ: cái bát ( từ địa phương: cái chén, cái đọi,)
2. Từ địa phương:
 Töø ngöõ ñòa phöông: töø ngöõ ñöôïc söû duïng ôû moät soá ñòa phöông nhaát ñònh. 
Ví duï: quyển tập (Nam bộ) quyển vở (Toàn dân)
II. LUYỆN TẬP:
STT
TỪ NGỮ TOÀN DÂN
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
Cha
Mẹ
Ông nội
Bà nội
Ông ngoại 
Bà ngoại 
Bác 	(anh trai của cha)
Bác 	(vợ anh trai của cha)
Chú 	(em trai của cha)
Thím 	(vợ em trai của cha)
Bác 	(chị gái của cha) 
Bác 	(chồng chị gái của cha) 
Cô 	(em gái của cha) 
Chú 	(chồng em gái của cha) 
Bác 	(vợ anh trai của mẹ) 
Bác 	(anh trai của mẹ)
Cậu 	(em trai của mẹ) 
Mợ 	(vợ em trai của mẹ) 
Bác 	(chị gái của mẹ) 
Bác 	(chồng chị gái của mẹ)
Dì 	(em gái của mẹ) 
Chú 	(chồng em gái của mẹ)
Anh trai
Chị dâu 	(vợ của anh trai)
Em trai 
Em dâu 	(vợ của em trai)
Chị gái 
Anh rể 	(chồng của chị gái) 
Em gái
Em rể	(Chồng của em gái) 
Con 
Con dâu 	(vợ của con trai)
Con rể 	(chồng của con gái)
Cháu 	(con của con)
Chồng 
Vợ
Ba, bố ,thầy, tía
Má, u, bầm, mạ, đẻ 
Ông
Bà, mệ
Ông
Bà, mệ
Bác 
 Bác
Chú 
Thím, Mự
Bác , cô, o
Bác, dượng 
Cô, o
Dượng, chú
Mợ
Cậu
Cậu
Mợ, Mự
Bác , dì
Dượng
Dì 
Dượng 
Anh, bác
Chị
Chú, cậu
Thím, mợ 
Chị, bác
Anh
Em, dì, cô
Dượng, chú 
Con 
Con dâu
Con rể 
Con, cháu
Nhà, ông xã, mình
Nhà, bà xã, mình
 HOẠT ĐỘNG 4 : HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Lập bảng thống kê các từ ngữ địa phương tương đương với các từ ngữ toàn dân.
- Sưu tầm và chép lại những bài thơ, bài văn đoạn văn hay có sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích, ruột thịt; phân tích để thấy được tác dụng của những từ ngữ này trong tác phẩm.
- Chuẩn bị bài : Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm : Trả lời các câu hỏi trong bài ; Làm bài phần luyện tập : Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm; Viết một bài văn có độ dài khoảng 450 chữ.
*Rút kinh nghiệm:
...
-----------------------------------------------►▼◄ ----------------------------------------------
Ngày soạn:30/9/2011
Tuần 8 ; Tiết 32: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Biết lập bố vục và cách xây dựng dàn bài cho bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trong tâm:
 + Kiến thức:Cách lập dàn ý cho bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 + Kĩ năng: Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm; Viết một bài văn có độ dài khoảng 450 chữ.
- Nhận diện được bố cục các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 
- Biết cách tìm và, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn ấy. 
B. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, SGV, saùch Höôùng daãn thöïc hieän CKTKN moân Ngöõ Vaên; Giaùo aùn, bảng phụ. 
 - HS: Hoïc baøi cuõ ; Chuaån bò baøi mới.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
1. Kiểm tra bài cũ :
G:? Nêu quy trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ? 
- GVchấm bài tập 1, 2. 
2 Giới thiệu bài mới : 
 Thể loại tự sự và dàn ý tự sự rất quen thuộc đối với các em. Bố cục của một bài tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cũng có ba phần như các bài văn khác, Nhưng ở loại bài này, người viết không chỉ thuần túy kể lại sự việc mà mỗi sự việc lại được phát triển bởi các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
HOẠT ĐỘNG 2 : CỦNG CỐ KIẾN THỨC
G:? Bài văn Món quà sinh nhật có thể chia ra làm ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài, Em hãy chỉ ra ba phần đó và nêu nội dung khái quát của mỗi phần ? 
* Mở bài : “ Nhân kỉ niệm  trên bàn”
 Kể và tả quang cảnh chung của buổi sinh nhật. 
* Thân bài : “ Vui thì  không nói’
 Kể về món quà sinh nhật độc đáo của một người bạn. 
* Kết bài : “ Cảm ơn  mát này”
 Nêu cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật. 
G:?Truyện kể về việc gì ? Ai là người kể chuyện ? 
à Truyện kể về món quà sinh nhật. Người kể chuyện là Trang (ngôi thứ nhất) 
G:? Câu chuyện xảy ra ở đâu ? Vào lúc nào ? 
à Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang . vào ngày sinh nhật của Trang.
G:? Chuyện xảy ra với ai ? Có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao ?
à Trang, Trinh, Thanh, em gái Trang cùng các bạn của Trang . Trang , Trinh là hai nhân vật chính. Trang : mau giận, dễ xúc động. Trinh : Có tấm lòng thơm thảo với bạn bè. 
G:? Câu chuyện diễn ra như thế nào ? (Mở đầu nêu vấn đề gì ?. Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu ? Kết thúc ở chỗ nào? Điều gì đã tạo nên bất ngờ ?
à Mở đầu nêu tâm trạng bồn chồn của Trang khi người bạn thân chưa đến. Đỉnh điểm : Sự xuất hiện của Trinh với chùm ổi. Kết thúc ở sự xúc động của Trang. Tình huống truyện đã tạo nên tính bất ngờ : Trang có ý trách Trinh rồi sau đó vỡ lẽ về tấm lòng thơm thảo của bạn.
G:? Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện ? (à Miêu tả )
G:? Hành động tâm trạng của Trang ,cành ổi, dáng vẻ, hành động của Trinh. 
à Biểu cảm : Cảm xúc suy nghĩ của Trang về người bạn và món quà sinh nhật --> Cảm nhận về tình bạn đáng quý giữa hai nhân vật. 
G:? Những nội dung trên được tác giả kể theo thứ tự nào? 
à Kể theo thứ tự : thời gian, trong khi kể có xen hồi ức.
G:? Từ việc tìm hiểu văn bản Món quà sinh nhật GV giúp HS nhận ra dàn ý của một bài văn tự sự .
 GV nhận xét rồi chốt ý
HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP 
- Hướng dẫn HS trình bày bài tập 1, 2.
+ Bài 1: HS đã có sự chuẩn bị ở nhà, vài HS đọc bài làm, lớp nhận xét.GV chốt ý
+ Bài 2: HS thảo luận nhóm ra bảng phụ ( thi nhanh)
I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC:
1. Bố cục của bài văn tự sự: 
2. Sự việc trong bài văn tự sự
3.Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự:
a. Mở bài : Giới thiệu sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện. (Có thể nêu kết quả của sự việc, số phận nhân vật trước). 
b. Thân bài :
 - Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định. (Trả lời các câu hỏi: Câu chuyện diễn ra ở đâu ? Khi nào? Với ai ? Như thế nào?...)
 - Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả. 
c. Kết bài : Nêu kết cục và suy nghĩ của người trong cuộc.
II.LUYỆN TẬP
1.Dàn ý cơ bản từ văn bản Cô bé bán diêm. 
a. Mở bài : Quang cảnh đêm giao thừa và hoàn cảnh của cô bé bán diêm. 
b. Thân bài : Lúc đầu do không bán được diêm nên em bé không dám về nhà bị sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Kết quả em vẫn bị gió rét hành hạ “đôi tay đã cứng đờ ra”.
Sau đó, em bé đành liều đánh các que diêm để sưởi ấm. 
 Mỗi lần quẹt một que diêm, em lại thấy hiện lên một viễn cảnh ấm áp và đẹp đẽ. Ban đầu “em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi”, hơi ấm của que diêm khiến em thật là dễ chịu”. Thế rồi que diêm vụt tắt, em bé lại trở về với hiện tại của chính mình. Tiếp đến que diêm thứ hai, em lại mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn “có cả một con ngỗng quay”. Que diêm lụi tàn, em bé lại đối diện với cảnh nghèo khổ thực sự của bản thân. Em lại quẹt que diêm thứ ba. Một cây thông Nô-en được “trang trí lộng lẫy” hiện lên với “hàng ngàn ngọn nến sáng rực”. Nhưng rồi diêm tắt, những ngọn nến bay về trời. Que diêm thứ tư được đốt lên, em “nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”. Cuối cùng vì muốn níu bà ở lại em đã bật tất cả các que diêm còn lại.
 Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen trong quá trình kể chuyện về cô bé bán diêm, đặc biệt là cứ sau mỗi lần em bé quẹt diêm thì cảnh mộng tưởng cũng như cảnh thực được tác giả miêu tả rất sinh động. Kèm theo đó là những suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật.
c. Kết bài : Kết cục em bé bán diêm đã chết “vì giá rét trong đêm giao thừa”. Mọi người qua đường không ai biết được cái điều kì diệu mà em bé đã trông thấy, nhất là phút giây em gặp lại bà và cùng bà bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm. 
2. Lập dàn ý cho đề bài : “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”. 
 DÀN Ý 
a. Mở bài: Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? 
b. Thân bài : Tập trung kể về kỉ niệm xúc động đó.
- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào? (thời gian, hoán cảnh ) Với ai ? (nhân vật). 
- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào? (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).
c.Kết bài: Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó? 
HOẠT ĐỘNG 4 : HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Xác định thứ tự các sự việc được kể trong một văn bản tự sự đã học.
- Lập dàn ý cho một bài văn tự sự. Ơ mỗi phần của bài làm văn tự sự, tìm các yếu tố miêu tả và biểu cảm có thể kết hợp.
- Soạn bài : Hai cây phong. (học 2 tiết): Soạn trả lời các câu hỏi phần đọc-hiểu văn bản
*Rút kinh nghiệm:
......
......
......

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8-NV 8.doc