A. Mục tiêu cần đạt:
- HS nhận ra các lỗi hay mắc L/N, ch/tr, d/r/gi. thanh điệu.
- Biết viết đúng chính tả, dùng từ đặt câu.
- HS viết đúng chính tả, danh từ, đặt câu chính xác.
B.Chuẩn bị:
1.GV:
-Soạn giáo án. Những mẹo vặt để phân biết các âm hay nhầm lẫn, bảng phụ
2.HS:
-Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên
C.Các bước lên lớp
1.ổn định tổ chức.(1)
-Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra đầu giờ:(không)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ngày soạn:2/1/09 Ngày giảng: 5/1/09 Tiết 73: Chương trình địa phương Phần Tiếng Việt A. Mục tiêu cần đạt: - HS nhận ra các lỗi hay mắc L/N, ch/tr, d/r/gi... thanh điệu... - Biết viết đúng chính tả, dùng từ đặt câu. - HS viết đúng chính tả, danh từ, đặt câu chính xác. B.Chuẩn bị: 1.GV: -Soạn giáo án. Những mẹo vặt để phân biết các âm hay nhầm lẫn, bảng phụ 2.HS: -Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên C.Các bước lên lớp 1.ổn định tổ chức.(1) -Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra đầu giờ:(không) 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động dạy và học T Nội dung *HĐ1: Khởi động GV đưa ra một đoạn văn mắc những lỗi thường gặp ở HS Yêu cầu HS phát hiện và chữa lỗi GV nêu ý nghĩa của tiết học *HĐ2: HD HS cách tránh nhầm khi viết chính tả GV:Trong từ láy thì các tiếng đều cùng trầm hoặc là cùng bổng, không có một chữ thuộc hệ bổng lại láy âm với hệ trầm VD: Chặt chẽ, chắt chiu VD: loan, lan, liên, luân Non, niên khoá... VD: đấu trnh, truyện tranh Vũ trụ, gia truyền... VD: Súng, săn, soát... Sờ soạng, xoàn xoạt, loảng xoảng 1 17 I. Cách phân biệt 1. Cách phân biệt hỏi, ngã Qui luật trầm bổng. + Hệ bổng: sắc, hỏi, không + Hệ trầm: huyền, ngã, nặng 2. Cách phân biệt l/n - L đứng trước âm đệm, N không đứng trước âm đệm và N không đứng trước một vần bắt đầu ; oa, oe, uâ, uê - L láy âm rộng rãi - trong TV từ láy chỉ có N-N, L-L 3. Cách phân biệt tr/ch. - Tr không đứng trước các vần: oa, oà, oe, uê. - Những từ HV có dấu nặng, huyền đều đi với tr 4. Cách phân biệt s/x - S không đi với oa, oe, uê( có trường hợp ít) - S không láy với x. - S không láy với các chữ âm đầu khác. - trừ các tên cho thức an, đồ dùng vào việc ăn uống các ĐT đều viết là s VD: doạ nạt, doang trại Giảng giải, dã tràng, rõ ràng *HĐ3: luyện tập GV đọc- 1 hs lên bảng viết, HS khác viết vào vở- GV kiểm tra Hs viết trên bảng- Các Hs khác xem và chức vào vở mình HS: Đọc và nêu y/c bài tập 3 HS lên bảng HS khác nhận xét GV KL HS: nêu y/c bài tập Thảo luận nhóm thi xem nhóm nào tìm được nhiều từ HS: trình bày GVnhận xét 4 Hs lên bảng viết HS: nhận xét GV: nhận xét 25 5. Cách phân biệt d/r/gi. - gi không đứng trước các vần bắt đầu bằng oa, uô - d đứng trước các vần oa, uô - d không đi với dấu hỏi, sắc mà đi với dấu ngã ,nặng II. Luyện tập Bài 1: Viết đúng chính tả, phân biệt các cạp phụ âm dầu. a) s/x - Với khẩu súng trong tay, Sơn xông xáo, sục sạo suốt buổi chiều trong rừng sâu xào xác lá rơi. - Xúng xính trong bộ quần áo mới sắm hồi sáng sớm, bé Xoan sốt ruột cứ giục mẹ đi xem xiếc. b) ch/tr - Trầy trật mãi chú Trịnh mới tròng được cái chạc vào cổ con trâu xổng chuồng chạy rông từ chiều trên cánh đồng trống trải, trơ trụi. c. r/d/gi. - Rõ ràng có ai đó giấu con dấu khiến cô văn thư rầu rĩ, rên rỉ vì sự dở dang d. l/n - Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. - Bà nội láy nồi nấu cơm nếp Bài 2: Điền vào chỗ trống: - chân lí, chân trâu, trân trọng, chân thành - Dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập. - Liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, xỉ vả, bán sỉ, sỉ nhục, hàng xa xỉ. Bài 3: Tìm từ theo yêu cầu a) Từ chỉ hoạt động trạng thái bắt đầu bằng chữ “tr” hoặc “ch” - chạy nhảy, leo trèo, chông chênh, cheo leo, chạy trốn... b) Từ chỉ đặc điểm tính chất có thanh hỏi, ngã. - khoẻ mạnh, rõ ràng, ngả nghiêng, nghễnh ngãng, lỏng lẻo, trống trải... c)trái nghĩa với từ “chân thật”: giả dối đồng nghĩa với từ “ từ biệt”: giã biệt Bài 4: Đặt câu phân biệt các từ - lên/nên + Chính nơi đây đã giúp tôi nên người + Hôm nay tôi lên thăm ông bà - vội/ dội + Chị ấy đi vội vã + Cái tin đó như một gáo nước lạnh dội vào chị *HĐ3: Củng cố, HDHB(2) 4. Củng cố: các lỗi thường mắc khi nói ,viết, cách khắc phục? 5. HDHB: - Ôn lại kiến thức - Sưu tầm các đoạn thơ, văn, ca dao tục ngữ của địa phương ------------------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: 4/1/09 Ngày giảng: 6/1/09 Tiết 74 Chương trình địa phương Phần văn và tập làm văn A.Mục tiêu cần đạt - HS biết cách sưu tầm ca dao và tục ngữ theo chủ đề - Bước đầu biết chọn lọc sắp xếp và tìm hiểu ý nghĩa của chúng. - Có ý thức sưu tầm ghi vào sổ tay văn học B.Chuẩn bị: 1.GV: -Sưu tầm ngữ liệu, tài liệu địa phương 2.HS: -Sưu tầm ngữ liệu theo định hướng của sgk C.Các bước lên lớp 1.ổn định tổ chức.(1) -Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra đầu giờ:(5) Đọc thuộc lòng một vài câu tục ngữ hoặc ca dao mà em đã su tầm được ở địa phương em. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động của thầy và trò T Nội dung *HĐ 1: Khởi động (Giới thiệu về Văn Bàn , Lào Cai quê em....) Quê hương em ngày càng tươi đẹp là nhờ có những câu ca dao, tục ngữ, góp phần phong phú cho VHDG VN. Hôm nay chúng ta vào bài Chương trình địa phương. *HĐ 2: GV nói rõ yêu cầu để HS sưu tầm ca dao, tục ngữ dân ca lưu hành ở địa phương. H: Em hãy nhắc lại khái niệm ca dao, dân ca? GV: Nêu khái niệm tục ngữ HS phát biểu GV củng cố lại H: Em hiểu thế nào ca dao tục ngữ nói về địa phương mình , cho VD? HS: Đó là những câu ca dao, tục ngữ có nội dung phản ánh về thiên nhiên, con người ở 1 địa phương. VD: Sa Pa Thác Bạc Cầu Mây Tấm lòng hiếu khách ngất ngây bao người. -GV đọc minh hoạ cho các em một số VD tiêu biểu H: Em sẽ sưu tầm ở đâu theo nguồn nào? Tổ chức cho HS thảo luận đê rút ra cách sưu tầm. -GV nhận xét và cung cấp một số định hướng. 2 5 10 7 10 1/ Yêu cầu chung -Đối tượng sưu tầm : ca dao, dân ca, tục ngữ. -Phạm vi : thôn ,xã, huyện Văn Bàn , tỉnh LC. -Số lượng : Mỗi HS tìm khoảng 20 câu -Thời lượng : 10 tuần 2/ Xác định đối tượng sưu tầm a/ Ôn lại khái niệm ca dao, dân ca -Ca dao, dân ca : bài 3 -Tục ngữ ( GV giới thiệu theo bài 18) b/ Ca dao, tục ngữ được lưu hành ở địa phương VD: Lớn lên, em theo cha đi cày nương Theo anh đi vào rừng săn thú Lớn lên, em theo mẹ đi tập thêu Theo chị nhuộm chàm in hoa trên ví mới. (Dân ca Hmông) VD2: - Sa Pa thác Bạc cầu Mây Có Đào Bích Nhị ngất ngây lòng người - Suối Bến đền vừa trong vừa mát Đường Bến Đền lắm cát khó đi 3/ Tìm nguồn sưu tầm -Hỏi cha mẹ, người địa phương, nghệ nhân, nhà văn,... -Tìm trong sách báo địa phương. -Trong bộ sưu tập lớn về tục ngữ, ca dao. 4/ Cách sưu tầm -Mỗi HS có vở bài tập hoặc sổ tay. -Phân loại : Ca dao, dân ca chép riêng, tục ngữ chép riêng -Sắp xếp theo thứ tự A,B,C ... của chữ cái đầu câu.*HĐ3: Củng cố, HDHB 4. Củng cố: Giá trị của việc sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ địa phương? 5. HDHB Ghi và tích cực sưu tầm. Soạn bài Cảnh làm dâu ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Ngày soạn:6/1/09 Ngày giảng:. 8/1/09 Tiết 75 Chương trình địa phương Văn bản: Cảnh làm dâu ( Trích: Tiếng hát làm dâu- Dân ca Hmông) A.Mục tiêu cần đạt -HS hiểu được cuộc sống cực khổ của người phụ nữ Hmông trong XH cũ. Qua đó Hs có nhận thức về cuộc đời đổi thay của người phụ nữ Hmông nói riêng, người phụ nữ vùng cao nói chung từ ngày có Đảng và Bác Hồ Nắm được một số nét nghệ thuật tiêu biểu của bài ca: kết cấu đối ngẫu, kết cấu trùng điệp - Rèn kĩ năng phân tích tìm hiểu VHDG địa phương, đặc biệt tục ngữ, ca dao, dân ca. - GD HS cảm thông với số phận của người phụ nữ Hmông trong Xh xưa B/Chuẩn bị: 1.GV: Phô tô VB cho HS, tìm hiểu về dân ca Hmông, nghiên cứu soạn giảng 2.HS: -Soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu, sưu tầm ca dao dân ca địa phương C/Các bước lên lớp 1/ổn định tổ chức.(1’) -Kiểm tra sĩ số: 2/Kiểm tra đầu giờ:(5’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hS 3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động dạy và học *HĐ1: Khởi động Trên quê hương Lào Cai có bao nhiêu dân tộc anh em cùng sinh sống? Hã thử kể tên một vài dân tộc mà em biết? HS: trả lời GV: Lào Cai của chúng ta có 25 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân toọc có một phong tục tập quán riêng, có bản sắc văn hoá độc đáo riêng . C/s phong tỵc tập quán ấy được phản ánh rõ nét trong các tác phẩm VH. Hôm nay chúng ta tìm hiểu mtj tác phẩm VH DG của DT Hmông để hiểu rõ được đặc điểm... của họ. *HĐ2: HDHS đọc hiểu văn bản GV: HD đọc: 2 khổ đầu: giọng than vãn, xót xa 2 khổ tiếp: + Lời mẹ chồng đay nghiến, lên giọng + Lời nàng dâu: dứt khoát 2 câu cuối: hồ hởi sung sướng. GV: đọc- HS đọc-> uốn nắn HS đọc H: Nhắc lại khái niệm dân ca? Nêu hiểu biết của em về dân ca Hmông? HS: trả lời 2 10 I Đọc và thảo lậân chú thích 1. Đọc 2. Thảo luận chú thích a) Dân ca Hmông: có 5 tiểu loại lớn H: Hiểu biết gì về văn bản “Tiêng hát làm dâu”? HS: TL GV: HD tìm hiểu các chú thích từ 2-8 H: Theo em Vb có thể chia mấy phần? ND chính của từng phần? HS: thảo luận nhóm C1( 2’) HS: trả lời- nhẫn ét GV: Kết luận trên bảng phụ HS: Đọc lại 2 khổ thơ đầu H: Khổ thơ 1 cô gái ca thán với ai? Ca thán về điều gì? HS: trả lời H: Em có nhận xét gì về những biện pháp NT được sd ở trong khổ thơ đầu? Tác dụng? ( Ngôn ngữ, cấu trúc câu, h/a) HS: TL H: Qua đó em hiểu gì về tâm trạng của cô gái khi bị ép duyên? HS: TL GV: Liên hệ với việc cưới hỏi lạc hậu của đồng bào Hmông xưa và số phận của người phụ nữ trong Xh cũ - Người phụ nữ bị gả bán- ép duyên- thách cưới, hôn nhân không có ty HS: Đọc thầm khổ thơ 2 H: ở khổ thơ thứ hai, cô gái ca thán với mẹ ntn? HS: phát hiện H: Nhận xét về lời thơ trong khổ thơ này? Cho biết đoạn thơ có sd BPNT nào? HS: TL H: Qua lời ca em hiểu gì về tấm lòng của cô gái đối với người mẹ? HS: Trả lời H: Từ đó em có suy nghĩ gì về cảnh ngộ của cô gái bị ép duyên? HS: đáng thương, chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh 4 19 - Tiếng hát làm dâu: Dạng bài ca tự thán để kể lể, than khóc cho thân phận hẩm hiu, cơ cực trong cảnh làm dâu ép duyên II. Bố cục - 2 khổ đầu: cảnh ngộ cô gái bị ép duyên - 2 khổ tiếp: Cảnh làm dâu - 2 câu cuối: Niềm vui của cô gái khi được giải thoát khỏi cảnh làm dâu. III. Tìm hiểu văn bản. 1. Cảnh ngộ của cô gái bị ép duyên. Trời ơi! ... Mẹ đã vội mang thân con gả bừa cho người ... Mẹ đã gấp mạng thân con gả phứa cho người - Khổ thơ sd kết cấu trùng điệp, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, câu cảm thán. - Nhằm diễn tả nỗi ấm ức xen lẫn nỗi lo lắng hoảng sợ của cô gái khi bị ép gă chồng Mẹ ơi! Mẹ bắt con đi con phải đi. ... Mẹ ép con đi, con đi sợ lòng mẹ buồn. - Câu thơ giống như một lời thủ thỉ tâm tình, biện pháp điệp ngữ, điệp cấu trúc câu - đã thể hiện tấm lòng yêu thương mẹ và sự chấp nhận hi sinh của cô gái *HĐ 3: Củng cố, HDHB:(3) 4. Củng cố - Đọc diễn cảm văn bản 5. HDHB: - Học thuộc lòng bài dân ca - Tiếp tục soạn tiếp phần còn lại. -------------------------------------------------------------------------------------- ... i làm thế nào để các dẫn chứng có sức thuyết phục? ( Phải lựa chọn thẩm tra) H. Qua việc phân tích bài tập trên em hiểu thế nào là phép lập luận CM? - (Làm cho người đọc tin luận điểm mà mình sẽ nêu ra). H. Thế nào là lý lẽ, lý lẽ trong văn những chứng minh bao gồm những gì? HSTL GV: Lý lẽ là những lời lẽ đưa ra để làm sáng tỏ điều mình muốn nói, trong văn CM lý lẽ có thể là ý kiến, những chân lý, đạo lý mà mọi ngời đều thừa nhận H. Dẫn chứng là gì? HS: DC trong văn CM là những bằng chứng cụ thể chân thực mà mọi người đã biết, đã công nhận DC có thể là số liệu, tài liệu là những câu chuyện, danh ngôn VD: Trong VB tinh thần yêu nước ..DC. - HS đọc ghi nhớ - GV khắc sâu 3 đoạn văn kiến thức *HĐ3: HDHS luyện tập HS đọc bài tập GVHDHS làm bài tập +Đọc kĩ bài + XĐ luận điểm, tìm câu văn mang luận điểm + XĐ luận cứ + So sánh cách lập luận của bài văn này có gì khác so với bài “Đừng sợ vấp ngã” HS: Thảo luận nhóm cách 1 – 3’ HSTL-> Nhóm khác nhận xét GV Kl bằng bảng phụ 15 * Phương pháp lập luận - OanĐi -xnây từng bị toà báo sa thải vì bị thiếu lý tưởng. - Lúc còn học phổ thông Lu – I Pa- xtơ chỉ là một học sinh trung bình. - Lep - tôn xTôi bị đình chỉ học tập vì không có năng lực, thiếu ý chí học tập. -Hen ri – Pho thất bại và 5 lần cháy túi trước khi thành công. - En - ri - cô ca – Ru Xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không hát được. -> Các dẫn chứng trên có độ tin cậy và sức thuyết phục cao. Văn nghị luận CM là một phép lập luận dùng lý lẽ DC chân thực đã được thừa nhận, làm sáng tỏ một nhận định, 1 luận điểm nào đó. 3. Ghi nhớ:(SGK) III. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Bài văn “ Không sợ sai lầm” Tìm luận điểm, chứng cứ, cách lập luận. a) Luận điểm: Không sợ sai lầm. - Câu văn mang luận điểm: + Nhan đề + Câu cuối của bài văn b) Luận cứ (1) Sống 1 đời mà sợ sai lầm là sống ảo tưởng (2) Người sợ sai lầm suốt đời ko tự lập được. Sai lầm sẽ đem cho ta bài học (3) Trên đường đi vào tương lai, tránh sao được sai lầm, nhưng thất bại là mẹ thành công. (4) Phạm sai lầm, hãy suy nghĩ, rút kinh nghiệm tìm con đường khác tiến lên. (5) Người ko sợ sai lầm là người làm chủ số phận của mình. -> Luận cứ viết ra rất hiển nhiên, có sức thuyết phục c) Cách lập luận CM của bài văn có điểm khác với bài “Đừng sợ vấp ngã” - Không đưa ra dẫn chứng cụ thể, những người nổi tiếng - các d/c là những con người đời thường, ko có tên gọi cụ thể gần gũi. - Bên cạnh những d/c mà bạn đọc nào nhìn vào cũng thấy mình thì người viết còn dùng lí lẽ phân tích, lật đi lật lại VĐ *HĐ4: Củng cố, HDHB(2) 4. Củng cố: - Thế nào là phép lập luận chứng minh. - GV củng cố toàn bài. 5. HDHB: - Học thuộc bài - Đọc bài đọc thêm: Có hiểu đời mới hiểu văn. - Tìm luận điểm, luận cứ. - Chuẩn bị bài sau: Thêm trạng ngữ cho câu: ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 20/2/09 Ngày giảng :2 /2/09 Bài 21- Tiết 94 Thêm trạng ngữ cho câu A.Mục tiêu cần đạt - Nắm được công dụng của trạng ngữ, bổ sung thêm thông tin, tình huống và liên kết các câu, các đoạn trong bài. Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc bộc lộ cảm xúc. - Rèn luyện kỹ năng xác định trạng ngữ và viết câu có TN, tách trạng ngữ ra thành câu. - GD HS ý thức vận dụng sd trạng ngữ khi nói, viết B. Chuẩn bị: 1.GV: Soạn giáo án, bảng phụ 2.HS: Đọc kỹ bài tập, dự kiến trả lời. C. Các bước lên lớp 1. ổn định tổ chức.(1) -Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra đầu giờ:(5) H: Thế nào là trạng ngữ? Đặc điểm của trạng ngữ? đặt câu có sd trạng ngữ HS: Trả lời theo ghi nhớ trong SGK 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy và trò T Nội dung *HĐ1: Khởi động GV đưa VD một câu có trạng ngữ, 1 câu không có trạng ngữ y/c HS so sánh nội dung diễn đạt trong 2 câu ( GV sd bảng phụ) Tôi đi Hà Nội Ngày mai , tôi đi Hà Nội HS: TL GV: TN là thành phần phụ của câu nhưng khi nó được thêm vào trong câu nó cũng có những vai trò nhất định... vào bài *HĐ2: Hình thành kiến thức mới GV: SD bảng phụ ghi nội dung bài tập SGK HS đọc bài tập H:Tìm TN và cho biết TN đó bổ sung cho thông tin gì? H: Chúng ta đã biết TN chỉ là thành phần phụ của câu. Nhưng trong các trừơng hợp trên ta có nên lược bỏ các TN không? Vì sao? H: Rút ra nhận xét khái quát về vai trò của TN trong câu? GV: Đưa ra VD: Đoạn văn( Bảng phụ) Buổi chiều hôm ấy, không khí nặng nề như ngâm hơi nước. Trời tối sẫm. Những đám mây đen trông gần ta hơn. Gió trước còn hiu hiu mát mẻ, sau bỗng ồn ào kéo đền như tiếng thác chảy nghe tận đằng xa. Đến nửa đêm, bốn phương trời đều như có gió nổi lên họp thành một luồng mạnh ghê gớm. Thỉnh thoảng luồng gió đông nam gặp luồng tây bắc quay cuồng vật lộn như giận dữ, như hò reo, một lúc lại tan ra như mưa đang to bỗng tạnh. Gió lại im như trốn đâu mất. Rồi đột nhiên lại kéo đến rất mau, chốc chốc lại rít lên những tiếng ghê sợ trên các ngọn cây. Vạn vật đều như sụp đổ dưới cơn bão loạn cuồng. Mãi đến sáng hôm sau, bão mới ngớt {...} (Theo Hàn Thế Du) H: Hãy Xđ TN trong các văn bản trên? HS: buổi chiều hôm ấy, đến nửa đêm, mãi đến sáng hôm sau H:TN trong các đoạn văn trên có tác dụng gì? HS: chỉ thời gian-> LK các sự kiện với nhau. H: Nếu bỏ trạng ngữ “Thường thường, vào khoảng đó” em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa hai đoạn văn? HS: Hai đoạn văn không liên kết với nhau H: Nếu bỏ tiếp các TN còn lại em có nx gì về mối quan hệ giữa các câu? GV:Vậy trong một bài văn NL em phải sắp xếp luận cứ theo một trình tự nhất định: t, ko gian, nguyên nhân kết quả. H: Vậy TN còn có công dụng gì? H: Qua bài tập, em hãy cho biết TN có công dụng gì? HS:TL - HS đọc ghi nhớ ( SGK) - GV: chốt lại GV: SD bảng phụ HS đọc bài tập H. Hãy XĐ TN trong VD trên? HS: Câu 1: để tự hào với tiếng nói của mình Câu 2: Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó H: So sánh giữa hai trạng ngữ này có điểm gì giống và khác nhau HS: Giống: cả hai câu đều có qh như nhau với C-V Khác: TN 2 được tách ra thành một câu riêng biệt H. Nếu ghép 2 câu đã cho thành 1 câu có 2 TN được không ( được) Vậy việc tách TN thành câu riêng có tác dụng gì? Bài tập 2a Bố cháu đã hi sinh. Năm 72 H: Hãy chỉ rõ TN được tách thành câu riêng? và nêu t/d? HS: Năm 72-> Nhấn mạnh thời điểm hi sinh và bộc lộ cảm xúc H: Các TN được tách thành câu riêng thường nằm ở vị trí nào trong câu? H: Tóm lại việc tách Tn thành câu riêng có t/d gì? - HS đọc ghi nhớ -GV: chốt Bài tập nhanh: Thảo luận nhóm nhỏ ( 2 em) - Nhận xét việc tách TN thành câu riêng 2 trường hợp sau đây. 1a: Vì ốm mệt, Nam ko ăn gì cả đã 2 ngày rồi. 1b: Vì ốm mệt, Nam ko ăn gì cả. Đã hai ngày rồi 2a: Chị nói với tôi bằng giọng chân tình 2b. Chị nói với tôi. Bằng giọng chân tình HSTL GVKL:Câu 1b nên tách TN để nhấn mạnh ý về (t) , bộc lộ sự lo lắng của người nói. Câu 2b ko nên tách vì nó làm cho câu văn không rõ nghĩa. GV: Tách TN thành câu riêng là 1 trong những thao tác tách câu thường gặp, nhằm diễn đạt những mục đích tu từ nhất định ( nhấn mạnh ý, chuyển ý) Tuy nhiên không phải ở bất kỳ vị trí nào trong câu TN cũng có thể tách thành câu riêng, thường ở vị trí cuối câu TN mới có thể tách ra thành câu riêng, có trường hợp tách làm cho câu văn ko rõ nghĩa. *HĐ3: HDHS luyện tập Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 HS hoạt động độc lập - Gọi HS đứng tại chỗ trình bày. HS đọc bài tập 2 nêu yêu cầu HĐ nhóm nhỏ ( 2 em) 2’ - Đại diện trình bày - Nhóm khác nhận xét - GV kết luận. HS đọc yêu cầu bài tập. - GV gợi ý - HS viết đoạn văn: VD: Về mặt ngữ âm, TV rất giàu về hình tượng, giai điệu như một bản nhạc. Về mặt ngữ pháp, TV có khả năng dồi dào về mặt hình thức, từ ngữ diễn đạt + đọc kĩ câu văn + Phân loại TN- giải thích lí do phân loại HĐ nhóm đại diện trả lời -> Nhận xét 2 10-15 7-10 15-17 I. Công dụng của trạng ngữ: 1. Bài tập : XĐ TN và lí do sd TN trong câu và trong việc thể hiện trình tựlập luận của bài văn a) Phân tích ngữ liệu + Thường thường, vào khoảng đó=> Trạng ngữ chỉ thời gian. + Sáng dậy => chỉ thời gian + Trên giàn hoa lý => chỉ địa điểm. + Chỉ độ 8, 9h sáng => thời gian + Trên nền trời trong xanh=> địa điểm + Về mùa đông => Thời gian b) Nhận xét - TN bổ sung những thông tin cần thiết làm cho câu miêu tả đầy đủ, thực tế khách quan hơn - Trong nhiều tình huống nếu không có phần thông tin của TN nội dung của câu sẽ thiếu chính xác ( VD b) - TN có vai trò LK làm cho VB rõ ràng, mạch lạc - XĐ rõ thứ tự (t),ko gian hoàn cảnh diễn ra sự việc 2. Ghi nhớ (SGK-46) I. Tách TN thành câu riêng. 1. Bài tập: XĐ vai trò của câu in đậm - TN: “Và để tin tưởng hơn nưa vào tương lai của nó” được tách thành một câu riêng để nhấn mạnh ý đồng thời thể hiện niềm tự hào về TV. - TN được tách thành câu riêng thường đứng cuối câu 2. Ghi nhớ 2:(SGK III. Luyện tập: Bài tập 1: Xác định và nêu công dụng của TN. a)- Kết hợp những bài này lại -> TN cách thức. - ở loại bài thứ nhất => Chỉ nơi chốn - ở loại bài thứ hai => chỉ nơi chốn. -> TN chỉ trình tự lập luận b. Đã bao lần. - Lần đầu tiên chập chững biết đi. - Lần đầu tiên tập bơi. - Lần đầu tiên chơi bóng bàn - Lúc còn học phổ thông. - Về môn hoá. -> TN chỉ trình tự lập luận Bài 2: Nêu công dụng của TN được tách ra thành câu riêng. a. Năm 72 . Nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật được nói đến trong câu đứng trước. b. Trong lúc.. bồn chồn. - Nhấn mạnh thông tin ở nòng cốt câu , cõ tác dụng nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin mà TN biểu thị so với thông tin ở nòng cốt câu . Bài tập 3: Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của TV có sử dụng các TN và cho biết vì sao các câu đó cần TN. Bai ftập thêm (bài 5- SGT-31) Phân loại TN và rút ra nhận xét. Vì chị mà tôi đến đây * Giải - Nghĩa của TN trong câu là mơ hồ, vì có thể hiểu theo 2 cách: + Có thể hiểu là TN chỉ nguyên nhân: Vì chị đã làm gì đấy nên tôi phải đến đây. + Có thể hiểu là TN chỉ mục đích: Tôi đến đây để giúp đỡ chị - Nhận xét: Cùng 1 qht có thể đứng trước nhiều loại TN khác nhau *HĐ 4: Củng cố, HDHB(2) 4. Củng cố: TN có tác dụng gì trong câu. - Việc tách trạng ngữ thành câu riêng có những tác dụng gì? 5. HDHB: - Học thuộc 2 ghi nhớ. - Làm tiếp bài tập 3. - Chuẩn bị bài sau: ôn tập TV, KT1 tiết, ôn tập theo câu hỏi hướng dẫn. - Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn lập luận chứng minh. Ngày soạn: 21/2/09 Ngày giảng : 24 /2/09 Tiết 95: Kiểm tra Tiếng Việt (Soạn ở sổ đề) ----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: