Giáo án Ngữ văn khối 7 (trọn bộ)

Giáo án Ngữ văn khối 7 (trọn bộ)

A.Mục tiêu cần đạt:

- Hình dung cảnh tượng đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của

- Bước đầu hiểu về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

B.Chuẩn bị :

 Thầy : Tham khảo thêm một số bài văn mẫu .

 Trò : Soạn bài , thảo luận một số vấn đề.

C.Các hoạt động dạy và học:

1. ổn định:

2. Kiểm tra: Em đã được học về thể thơ Đường luật nào?

 Đọc một bài thơ tiêu biểu

 

doc 176 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1063Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 7 (trọn bộ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8: Bài 8
Văn Bản:	 QUA ĐÈO NGANG
 BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ 
Kết quả cần đạt:
- Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang và tâm trang cô đơn của bà Huyện Thanh Quan. Cảm nhận được tình bạn đậm đà, thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú 
- Nắm được các lỗi thường gặp về quan hệ từ.
- Viết tốt bài TLV số 2.
Tiết 29. Đọc hiều văn bản:
QUA ĐÈO NGANG
A.Mục tiêu cần đạt:
- Hình dung cảnh tượng đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của 
- Bước đầu hiểu về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật 
B.Chuẩn bị :
 Thầy : Tham khảo thêm một số bài văn mẫu .
 Trò : Soạn bài , thảo luận một số vấn đề.
C.Các hoạt động dạy và học: 
1. ổn định: 
2. Kiểm tra: Em đã được học về thể thơ Đường luật nào?
 Đọc một bài thơ tiêu biểu
3. Bài mới.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
I. Đọc, chú thích
- Gọi Hs đọc.
- tìm hiểu chú thích.
Giới thiệu về thể loại thất ngôn bát cú.
? Bài thơ cần đọc với giọng như thế nào?
? Chú thích từ khó
? Cảm nhận của em sau khi đọc xong bài thơ
H.S: - Đọc
H.S: Nhận dạng thể thơ của bài thơ.
- Buồn
1. Đọc:
2. Chú thích
- Tác giả
- Tác phẩm
- Giaỉ từ
Hoạt động
II.Tìm hiểu văn bản
? Tác giả giới thiệu cảnh ở đâu?
? Những từ nào gợi tả cảnh sắc đất trời Đèo Ngang?
? Từ "bóng xế tà" gợi cho em thấy điều gi?
? Em có nhận xét gì về cách tả cây, cỏ Đèo Ngang qua các từ lặp, vần, nhịp ngắt?
? Cảnh hoang vu lại đặt trong thời điểm chiều tà bóng xế gợi cho em cảm giác gì?
- Cảnh đèo Ngang
- Bóng xế tà, cỏ cây, đá, lá, hoa
- Thời điểm Bà đến Đèo Ngang: Mặt trời đã ngả về Tây, ngày sắp tàn, đêm xuống đ
- Điệp từ "chen" gợi hình ảnh rậm rịt, hoang vu của thiên nhiên
- Buồn đ cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ
1. Hai câu đề
Cảnh buổi chiều buồn với vẻ đẹp hoang sơ ở Đèo Ngang
* Giảng: Nếu ở 2 câu đầu chỉ là cảnh thiên nhiên, thì đến 2 câu thực con người xuất hiện
? Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh sống ở Đèo Ngang. Nhận xét về những từ ngữ đó? Cảm nhận về cuộc sống ở đây
? 2 câu thực tả vài nét về cuộc sống ở Đèo Ngang đã thể hiện cảm xúc sâu kín gì của nhà thơ?
* HS: - Đọc 2 câu thơ
- Từ láy tượng hình "Lom Khom", " Lác đác", gợi sự thưa thớt, ít ỏi
- "Tiều vài chú", "chợ máy nhà"
- Đảo ngữ cho thấy dạng vẻ nhỏ nhoi heo hút của sự sống...
- Thấp thoáng buồn tẻ chìm trong khung cảnh hoang sơ, tĩnh lặng.
- Tâm trạng buồn trước cảnh vật hoang vu, thiếu sức sống...
2. Hai câu thực:
- Hình ảnh con người không khiến cho bức tranh tự nhiên sinh động thêm mà trái lại càng khiến cho cảnh thêm hoang vắng, tiêu điều.
? Ngoài cảnh vật tác giả còn nghe âm thanh gì?
* HS: - Đọc 2 cầu 5,6
- Tiếng chim cuốc, chim đa đa thường vang lên nơi hoang vắng, khắc khoải da diết, tiếp chim gọi buồn đ lấy động tả tĩnh, chơi chữ, điển tích. Tiếng chim cuốc đa đa nhớ nước thương nhà cũng chính là tiếng lòng của tác giả thiết tha, da diết nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước. 
- Câu thơ như 1 tiếng thở dài.
3. Hai câu luận
Tâm trạng nhớ quê, nhớ nhà, nhớ nước (tiền lệ) đ Tâm trạng hoài cổ của nữ sĩ.
? Nhận xét cách ngắt nhịp của câu thơ 7? Cách ngắt nhịp ấy khắc hoạ hình ảnh con người như thế nào?
? Em hiểu "Mảnh tình riêng" là gì?
"Ta với ta" là ai với ai? Cụm từ ấy gợi cho em cảm xúc gì của nhà thơ.
- Bài thơ đã nêu bật cảm xúc nhớ thương rất sâu lắng da diết với bút pháp riêng: Trang nhã, điêu luyện.
- Bài thơ là 1 văn bản biểu cảm. Tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào để bộc lộ cảm xúc?
* HS: - Đọc 2 câu kết.
- Con người nhỏ bé, lẻ loi đối diện với cả vũ trụ bao la, rộng lớn.
- Ẩn dụ từ vựng: Thế giới nội tâm, nỗi buồn và sự cô đơn thăm thẳm của con người.
- Ta với ta: 1 nỗi buồn, 1 nỗi cô đơn không có cai chia sẻ, 1 con người nhỏ bé đơn chiếc ôm 1 mảnh tình riêng trước cả trời mây non nước hoang vắng lạnh lẽo nơi đỉnh đèo xa lạ trong ánh hoàng hôn đang tắt dần đ Nữ sĩ cô đơn đ Lần đầu tiên trong thơ cổ trung đại Việt Nam cái "tôi" cá nhân được bộc lộ trực tiếp và chân thật như vậy.
- Gián tiếp + trực tiếp đ Tả cảnh ngụ tình. Tả cảnh để tả tình, tình lồng trong cảnh, cảnh đạm hồn người. Cảnh tình hoá quyện trong 1 bài thơ Đường mực thước cổ điển, lời chữ trang nhã, điêu luyện mang đậm phong cách đài các của nữ sĩ Thăng Long
* HS: Đọc ghi nhớ SGK 
4. Hai câu kết
- Tâm trạng cô đơn, trống vắng, lẻ loi 1 mình đối diện với chính mình.
Hoạt động 3
III. Luyện tập
? Nêu nét thành công về nghệ thuật của bài thơ?
D* Về nhà: - Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ
- Học thuộc lòng “Qua đèo Ngang”
- Soạn "Bạn đến nhà chơi"
- Tả cảnh ngụ tình, chơi chữ, dùng từ đặc sắc, chơi chữ.
--------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn :....................................
Ngày dạy :.........................................
Tiết 30: Đọc hiểu văn bản:
BẠN ĐẾN NHÀ CHƠI
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: 	- Hình dung tình bạn đậm đà, hồn nhiên của Nguyễn Khuyến
- Hiểu về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. 
B.Chuẩn bị :
 Thầy : Tham khảo thêm một số bài văn mẫu .
 Trò : Soạn bài , thảo luận một số vấn đề.
C.Các hoạt động dạy và học: 
1. ổn định: 
2. Kiểm tra: Em hiểu thế nào về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật?
 Đọc thuộc bài “Qua đèo Ngang”, cho biết ý nghĩa?
3. Bài mới.
Hoạt động 1
Hướng dẫn hs đọc và chú thích văn bản
Gọi HS đọc 
I. Đọc chú thích
1.Đọc:
2. Chú thích:
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khuyến?
- Bài thơ có lẽ được viết vào thời gian tác giả sống ở làng quê khi bạn đến thăm 
? Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Kết cấu? 
- Cuối Thế kỷ XIX - Đầu XX, học giỏi, đỗ đầu 3 kỳ thi – “Tam nguyên Yên Đổ” 
- Trừ 12 năm làm quan, còn lại sống thanh bạch ở làng quê.
- Là nhà thơ nổi danh nhất với mảng đề tài nông thôn.
* HS: - Đọc bài thơ
- Nước cả, khôn, rốn
-. Tác giả 
“ Nhà thờ của lảng cảnh Việt Nam, nhà thơ của dân tình”
Hoạt động 2
II. Đọc hiểu văn bản
? Cách mở đầu bài thơ của Nguyễn Khuyến có gì thú vị qua giọng điệu và nhịp thơ? Qua đó,em hiểu được điều gì về tâm trạng nhà thơ. Khi có bạn tới thăm snhà?
* Giảng: - Câu thơ mở đầu 1 cách hết sức tự nhiên như 1 lời nói thường ngày.
* HS: Đọc 2 câu đề:
- Nhịp 4/3 đ Lời chào giản dị chân tình, tiếng reo vui hồ hởi phấn chấn khi bạn tới thăm
- Rất vui mừng, không lẽ nghi cách biệt.
1 Câu đầu
? Câu thơ thứ 2 nhà thơ nêu lên vấn đề gì? nhằm mục đích gì?
- Đùa vui bằng cách nêu lên 1 tình thế oái oăm, lời phân bua hữu tình khởi đầu cho nụ cười vui giữa đôi bạn tri kỷ.
? Nhiệm vụ của các câu thực và luạn trong thơ bát cú? Bài thơ có gì khác? 5 câu thơ nói lên ý gì?
? Cho biết tác giả đã dựng lên tình huống gì khi bạn đến chơi?
? Nhận xét cách dùng từ của tác giả?
* HS: - Đọc tiếp 5 câu
- Cả 5 câu đều chủ ý.
- Giải bày cái khó của chủ nhà
- Cây nhà lá vườn đều có nhưng tất cả đều ở dạng tiềm ẩn.
- Tất cả đều là từ thuần Việt đ sự phong phú giàu sức, biểu cảm của người Việt Nam. 
đ Tài năng bậc thầy của Nguyễn Khuyến về sử dụng ngôn ngữ dân tộc đ dân tộc hoá thể thơ Đường luật 
6 Câu sau
? Em cảm nhận được thái độ của tác giả như thế nào? Khi đưa ra tình huống? 
- Đùa vui, hóm hỉnh, thân mật 
* Giảng: Đưa ra 3 ý kiến
- Người bạn đến không đúng lúc nên mọi thứ chỉ ở dạng tiềm ẩn. 
- Đúng hoàn toàn là cách nói phóng đại cốt để đùa vui. ý kiến của em? 
? Câu thơ cuối biểu đạt ý gì?
? Em đã từng gặp cụm từ "ta với ta" trong bài thơ nào? So sánh?
* HS: Thảo luận
Tự do trình bày ý kiến của mình
- Cách nói cường điệu để biểu cảm 1 ẩn ý sâu xa
- Sự "bùng nổ về ý và tình". Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy mà chỉ có 1 tấm lòng chân thành, thiết tha đ cuộc sống tinh thần đáng quí hơn vật chất 
- đại từ "ta" nhưng được hiểu 2 cách khác nhau. Cả 2 đều trực tiếp thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình.
3. Câu thơ cuối.
* Giảng: Ta với ta tuy 2 mà 1. Đại từ "ta" vừa chỉ số ít vừa chỉ số nhiều. Ta là cả 2 người, ta với ta là 1 thể thống nhất. Cả 2 đều có tâm trạng vui mừng khi gặp nhau, chung tâm sự thời thế, chung tình bạn. Ta với ta , biểu lộ 1 niềm vui trọn vẹn, tràn đầy của tình bằng hữu thân thiết. Câu thơ ấm áp tình đời và sâu nặng tình bạn. Cái có >< không có để khẳng định cái có. Đó là tình bạn trong sáng, thuỷ chung.
? Bài thơ giúp em hiều gì về tâm hồn nhà thơ?
- Nhân hậu, thuỷ chng, thanh bạch đ Nguyễn Khuyến không những là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là nhà thơ của thiên nhiên trong sáng, thuỷ chung, cao đẹp.
Hoạt động 3
? Vì sao nói đây là 1 trong những bài thơ hay nhất về tình bạn?
- Ca ngợi tình bạn chân thành, mộc mạc, tràn ngập niềm vui dân dã.
- Tạo tình huống bất ngờ, thú vị
- Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắp lấp lánh nheo cười hồn hậu của nhà thơ.
III. Luyện tập 
? Ngôn ngữ bài thơ và đoạn sau phút chia ly có gì khác?
- Ngôn ngữ đời thường
- Ngôn ngữ bác học
đ Đều đạt đến trình độ kết tinh hấp dẫn
D* Về nhà: 
 1. Có ý kiến cho rằng bài thơ không chỉ ca ngợi tình bạn mà còn gợi ra không khí làng quê, vườn xanh, cây trái làng quê Việt Nam thật tài tình. Cho biết ý kiến của em.
 2. Soạn bài : “Xa ngắm thác Núi Lư”.
---------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn :29/10/2007.
Ngày dạy :31/10/2007.
Tiết 31, 32: 	VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 2
A.MỤC TIÊU.
Qua hai tiết trên lớp,học sinh viết được một bài văn biểu cảm về loài cây đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.Học sinh không viết về loài cây đã có bài sẵn.
B. CHUẨN BỊ .
 GV: Bảng phụ ghi đề bài.
 HS: tìm hiểu kĩ về loài cây yêu thích.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1.Ổn định.
2.Treo đề bài: Cảm nghĩ về một loại cây mà em yêu thích.
Bài làm cần đảm bảo những yêu cầu sau:
*Nội dung:
 Bài viết thể hiện được cảm xúc thực về một loại cây cụ thể. Cảm xúc hướng về đặc điểm, ý nghĩa của loài cây đó với bản thân và đối xã hội. Khẳng định được giá trị ý nghĩa của loài cây được yêu thích đó.
 * Hình thức:
 Bài viết có bố cục rõ ba phần (Mở bài ,Thân bài , Kết bài).
+ Mở bài : 
 Nêu được cảm xúc khái quát về loài cây yêu thích (chú ý dẫn dắt vấn đề sao cho tự nhiên, hấp dẫn ). 
 + Thân bài : 
 Lần lượt lí giải vì sao lại yêu thích loài cây đó , kèm theo nội dung đó là nêu từng đặc điểm , tính năng và giá trị ý nghĩa của loài cây mà em yêu thích. Đánh giá nâng cao cây đó không chỉ có ý nghĩa với bản thân mà với cả xã hội.
+ Kết bài : cảm xúc cá nhân về loài cây đã yêu thích. Và có thể đưa ra mối quan hệ trong tương lai với bản thân , với xã hội.
*Chú ý bài viết phải diẽn đạt mạch lạc, không sai chính tả ,sử dụng từ và cảm xúc chân thành gần gũi.
3. Biểu điểm :
 Bài làm đảm bảo về nội dung và hình thức theo yêu cầu trên : Điểm  ... yện nhưng có thể có nhân vật 
c. Chỉ biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả. 
d. Có thể biểu hiện gián tiếp, tình cảm, chính xác qua hình ảnh thiên nhiên, con người, sự việc. 
2. Trong VB nghị luận 
a. Không có cốt truyện và nhân vật 
b. Không có yếu tố miêu tả, tự sự 
c. Có thể có biểu hiện tình cảm, cảm xúc 
d. Không sử dụng phương thức biểu cảm 
3. Tục ngữ có thể coi là: 
a. VB nghị luận 
b. Không phải là văn bản nghị luận 
c. 1 loại VB nghị luận đặc biệt ngắn gọn 
4. Yếu tố nào không có trong VB nghị luận 
a. Luận điểm 
b. Luận cứ 
c. Các kiểu lập luận 
d. Cốt truyện 
5. Dòng nào không phải là phép lập luận trong văn nghị luận 
a. Chứng minh 
b. Phân tích 
c. Kể chuyện 
d. Giải thích 
6. Yếu tố nào có ở cả ba thể loại: Truyện, ký, thơ kể chuyện 
a. Tứ thơ 
b. Vần, nhịp 
c. Nhân vật 
d. Luận điểm 
Bài tập 2: 
Viết đoạn văn nghị luận chứng minh về vấn đề: Bác Hồ là người có lòng yêu thiên nhiên sâu sắc. 
Hướng dẫn học tập: 
- Ôn lại các kiến thức về văn nghị luận 
- Chuẩn bị bài "Dùng cụm C - V để mở rộng câu.
TIẾT 102
DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
Ngày soạn :....................................
Ngày dạy :.........................................
Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS: 
- Nắm được khái niệm cụm C - V với tư cách là 1 kết cấu ngôn ngữ. 
- Nắm được cách dùng cụm C - V làm thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ. 
Các bước lên lớp: 
1. Ổn định 
2. Kiểm tra 
Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? 
Cho VD 
3. Bài mới 
Hoạt động 1
Tìm hiểu thế nào là dùng cụm C - V để mở rộng câu. 
G. Viết VD lên bảng 
VD: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. 
I. Thế nào là dùng cụm C - V để mở rộng câu. 
? Tìm cụm D trong câu văn? 
? Phân tích cấu tạo của những cụm D và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cụm D? 
- 2 cụm D 
- Trung tâm: I/cảm 
- Phụ ngữ chỉ lg: những 
- Phụ ngữ đứng sau: cụm C - V. 
? Qua việc tìm hiểu VD, hãy rút ra kết luận về việc sử dụng cụm D. 
* Ghi nhớ 1: SKG/68 
Hoạt động 2:
G - Treo bảng phụ VD II/68
H. Quan sát, đọc 
II. Các trường hợp dùng cụm C - V để mở rộng câu. 
? Hãy tìm các cụm C - V và cho biết vai trò của chúng trong câu? 
- Cụm C - V "Chị Ba đến" đóng vai trò chủ ngữ. 
- Cụm "Tinh thần rất hăng hái" vị ngữ. 
Cụm "Trời sinh lá sen" đóng vai phụ ngữ trong cụm D. 
- Cụm CMT8 thành công là phụ ngữ trong cụm D. 
G: Như vậy, các C, V các phụ ngữ trong cụm D, cụm Đ, cụm T đều có thể được cấu tạo bằng cụm C - V. 
? Qua việc tìm hiểu VD hãy rút ra kết luận?
*Ghi nhớ 2: SGK 
Hoạt động 3:
Tìm cụm C - V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây. Cho biết trong mỗi câu cụm C - V làm thành gì? 
1. Cụm C - V làm định ngữ 
2. Cụm C - V làm V 
3. Cụm C - V làm định ngữ 
- Cụm C - V làm bổ ngữ (Đảo C - V) 
4. Cụm C - V làm CV
Cụm C - V làm BN 
III. Luyện tập
Bài tập 1: 
Theo em khái niệm cụm C - V có đồng nhất với C và V của câu hay không? 
Không 
Bài tập 3
Cụm C - V được in đậm trong câu văn: "Đất nước ta đang chuyển biến/nên còn nhiều khó khăn" làm thành phần gì trong câu" 
- Vị ngữ, bổ ngữ 
Chủ ngữ, định ngữ. 
Hãy viết một đoạn văn (5-7) tự chọn nội dung. Gạch chân cụm C - V dùng để mở rộng câu. 
Hướng dẫn học tập: - Nắm vững nội dung bài học 
- Tìm hiểu trước bài "TKC về phép lập luận giải thích. 
 TIẾT 103
TRẢ BÀI
Ngày soạn :....................................
Ngày dạy :.........................................
Tập làm văn số 5, bài kiểm tra tiếng Việt, bài kiểm tra văn. 
Mục đích yêu cầu. 
- Củng cố lại những kiến thức và kỹ năng đã học về văn bản lập luận chứng minh về công việc tạo lập VB nghị luận và cách sử dụng từ ngữ đặt câu. 
- Đánh giá chất lượng bài làm của mình, trình độ của mình qua 3 bài viết. 
Các bước lên lớp: 
1. Ổn định 
2. Trả bài 
G: I/Trả bài tập làm văn số 5 
G: Chép đề lên bảng 
H: Hãy chứng minh rằng đời sống của con người sẽ bị tổn hại rất nhiều nếu con người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. 
H: Nhắc lại vấn đề cần nghị luận trong đề bài. 
"Đời sống của con người sẽ bị tổn hại nếu con người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. 
? Em hãy xây dựng luận điểm phụ ? 
3 - Giải thích xây dựng luận điểm phụ? 
- Vai trò to lớn của môi trường trong cuộc sống 
 - Đời sống sẽ bị tổn hại lớn nếu con người không có ý thức bảo vệ môi trường. 
- Các biện pháp bảo vệ môi trường 
+ Nhận xét bài làm: 
a. Ưu điểm: 
- Nhìn chung HS hiểu đề, bước đầu đã biết cách dùng lỹ lẽ và dẫn chứng để nghị luận vấn đề. 
- 1 số bài trình bày rành mạch, lý lẽ khá sắc sảo, chắc chắn.
- Đại đa số biết cách trình bày bố cục 3 phần rõ ràng nắm được nhiệm vụ của từng phần. 
- Nhiều em chữ viết sạch đẹp rõ ràng, không sai lỗi: Hạnh Nguyên, Như Thuỷ, Hạnh, Ngọc bảo. 
b/ Nhược điểm: 
- 1 số bào hầu như không biết cách làm, không hiểu đề. 
- Nội dung sơ sài, dẫn chứng ít, thiếu thuyết phục, chưa biết cách làm bài nghị luận. 
- Diễn đạt không thoát ý, chữ viết cẩu thả, sai nhiều lỗi. 
* Chữa lỗi: 
a. Lỗi dùng từ 
- Tuyển chủng 	-> tuyệt chủng 
- âm mưu thu gom rác	 -> kế hoạch 
- Rừng bị tổn hại kinh khủng ->  bị tổn hại lớn. 
- Môi trường vô cùng khủng khiếp với con người ->  vô cùng quan trọng 
b/Lỗi diễn đạt 
Tại sao phá rừng đi những cánh rừng Việt Nam đang rên xiết dưới lưỡi rìu, hàng triệu cây chết, hang thú vật, tổ chim muông trống rỗng chẳng còn gì, loài vật đang bị tuyệt chủng hiện nay là voọc ngũ sắc, voọc mũi hếch. 
* Kết quả: 
Điểm 9 + 10: 3
Điểm 7 + 8: 11
Điểm 5 + 6: 13
Điểm 3 + 4: 11
Điểm 1 + 3: 2
Hoạt động 2. II/ Trả bài kiểm tra tiếng Việt 
1. Nhận xét chung 
a. Ưu điểm: 
- HS hiểu bài, có học bài đạt khá nhiều điểm tốt. 
- Những câu kiểm tra trắc nghiệm hầu hết làm đúng. 
- Phần viết đoạn có sử dụng câu đặc biệt và câu có trạng những nhiều em viết tốt. 
 b/ Nhược điểm 
- 1 số rất lười học, không nắm được bài, hoặc nắm bài lơ mơ. 
- Chữ viết xấu, cẩu thả, trình bày bẩn. 
2. Chữa bài 
Câu 1: Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt bằng cách nếu đặt trong câu văn cảnh ta có thể khôi phục được thành phần ngữ pháp thì đó là câu rút gọn. Nếu không xác định được thành phần của câu thì là câu đặc biệt.
Câu 2: Các TN: - Dưới ánh nắng từ hồi còn học mẫu giáo 
- Vì N nghe người mẹ 
Câu 3: TN ở câu A và C có thê tách riêng 
3. Kết quả: 
Điểm 9 + 10: 8 	 Điểm 5 + 6: 16
Điểm 7 + 8: 11 	Điểm 4 + 3: 6
 Hoạt động 3: III/ Trả bài kiểm tra văn 
1. Nhận xét chung 
- Nắm được bài có học bài, đạt khá nhiều điểm tốt. 
- Chữ viết và trình bày có sạch sẽ, cẩn thận hơn. 
- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có tình trạng nhiều em rất lười học, không hiểu bài. 
- Phần viết đoạn lơ mơ, không hiểu yêu cầu của đề. 
- Nhiều bạn câu 5 còn viết gạch đầu dòng theo kiểu liệt kê dẫn chứng. 
2. Trả bài: Yêu cầu HS chữa lỗi trong bài 
Kết quả: 
Điểm 9 + 10: 1 	Điểm 3 + 4: 4
Điểm 7 + 8: 13 	Điểm: 2 + 1: 1
Điểm 5 + 6: 21
* Hướng dẫn về nhà: Soạn bài lập luận giải thích 
TIẾT 104
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
Ngày soạn :....................................
Ngày dạy :.........................................
Mục tiêu cần đạt: 
Giúp HS: Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép luận giải thích. 
Các bước lên lớp: 
`
Hoạt động 1
? Trong đời sống, những khi nào người ta cần được giải thích? 
- Khi gặp 1 htg mới lạ, chưa hiểu thì nảy sinh nhu cầu giải thích. 
I/Mục đích và phương pháp giải thích. 
* Nhu cầu gt trong cuộc sống. 
? Em thử giải thích cho cô htg: Nước biển mặn
(Nếu HS trả lời được thì hỏi: Vì sao bạn không thể gt được? 
- Bởi vì không có kiến thức khoa học) 
- Nước sống suối có hoà tan nhiều loại muối lấy từ các lớp đất đá trong lục địa. Khi ra đến biển, mặt biển có độ thoáng rộng nên nước thường bốc hơi, còn muối ở lại. Lâu ngày muối tích tụ làm nước biển mặn. 
G: Bạn đã nêu nguyên nhân và lý do quy luật làm nảy sinh hiện tượng. 
? Em thử gt: "con người là gì? 
- Là một loài động vật cao cấp biết nói, biết tư duy 
? Em đã làm cho các bạn hiểu bằng bằng cách nào? 
- Đưa rakhái niệm chỉ loài sự vật mà nó phụ thuộc. 
? Qua việc tìm hiểu VD, cho biết giải thích là gì? 
- Là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực. 
? Muốn gt được đòi hỏi chúng ta điều gì? 
? Giải thích nhằm mục đích gì? 
- Để nhận thức hiểu rõ SV, htg.
H Đọc VB "Lòng khiêm tốn" 
* Mục đích 
* Giải thích trong văn nghị luận 
?Bài văn giải thích vấn đề gì? Vấn đề này thuộc lĩnh vực nào? 
- Lòng khiêm tốn -> Phẩm chất con người. 
H - Theo dõi đoạn 1 - Thân bài. 
? Đoạn 1, t/g nói gì về lòng khiêm tốn? Đó có phải là gt lòng khiêm tốn, không? 
- T/g nêu bản chất của lòng khiêm tốn -> đã gt toàn bộ. 
H - Theo dõi đoạn 2
? T/g đã đặt câu hỏi và giải thích như thế nào? 
- Định nghĩa về lòng khiêm tốn bằng khái niệm. 
? Đoạn 3: T/g gt bằng cách nào? Đó là những dẫn chứng được rút ra từ đâu? - Từ thực tế. 
- Nêu biểu hiện của lòng khiêm tốn. 
? Đoạn 4: 
T/g gt bằng cách nào? gt khía cạnh nào của vấn đề? 
- Đưa ra câu hỏi tại sao? 
-> Đây cũng là 1 cách giải thích. 
G: Qua việc tìm hiểu VB gt này, ta hiểu gt trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lý, phẩm chất cần được gt và nâng cao nhận thức, trí tuệ con người. 
? Em hiểu thế nào là gt trong văn nghị luận. 
* Ghi nhớ 2: SGK 
? Qua bài "lòng khiêm tốn" em thấy người ta thường gt bằng những cách nào? 
- Nêu định nghĩa 
- Biểu hiện 
- Vì sao? ntn? 
- Chỉ ra nguyên nhân, hậu quả 
* Phương pháp giải thích.
* Ghi nhớ 3 
? Tìm hiểu cách lập luận của VB này? 
- Luận điểm chính: Lòng khiêm tốn 
- Luận điểm phụ: 
+ Bản chất của lòng khiêm tốn. 
+ Định nghĩa 
+ Biểu hiện 
+ Nguyên nhân 
?Nhận xét về ngôn từ của VB? 
? Đề bài giải thích đạt được kết quả tốt đòi hỏi yêu cầu gì? 
? Muốn làm bài gt tốt ta phải làm gì? 
- Trong sáng dễ hiểu. 
* Ghi nhớ 4: SGK 
* Ghi nhớ 5: 
Hoạt động 2
? Vấn đề được giải thích là vấn đề gì? 
? Tìm hiểu phương pháp giải thích trong bài? 
H - Đọc bài văn "Lòng nhân đạo" 
- Lòng nhân đạo 
II. Luyện tập 
BT trắc nghiệm 
1. Những lĩnh vực nào cần sử dụng thao tác gt? 
A - Chỉ trong văn nghị luận 
B - Trong tất cả các lĩnh vực 
C - Chỉ trong nghiên cứu KH 
D - Chỉ trong đời sống hàng ngày. 
2. Trong văn nghị luận, phép lập luận gt được hiểu là gì? 
A - Là việc kể tên các đặc điểm của 1 hiện tượng nào đó. 
B - Là việc nêu lên vai trò của 1 sự vật, hiện tượng nào đó dưới cuộc sống con người. 
C - Là việc chỉ ra cách thức, thực hiện 1 công việc . 
D - Làm cho người đọc hiểu rõ các t2, đạo lý. 
Hướng dẫn về nhà: 
- Tìm hiểu 2 bài đọc thêm 
- Soạn "Luyện tập lập luận giải thích. 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgữ văn 7 trọn bộ Time Ro man.doc